PowerPoint Ngữ Văn 12 Bài 6: Tự đánh giá: Cảnh rừng Việt Bắc

Tải về

Bài giảng PowerPoint Ngữ Văn 12 Bài 6: Tự đánh giá: Cảnh rừng Việt Bắc đầy đủ file WORD và PPTX, mời các thầy cô tham khảo.

Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 12 Cánh Diều Bài 6: Tự đánh giá: Cảnh rừng Việt Bắc

Văn 12 Cánh Diều Bài 6: Tự đánh giá: Cảnh rừng Việt Bắc

Giáo án Bài 6: Tự đánh giá: Cảnh rừng Việt Bắc

TỰ ĐÁNH GIÁ: CẢNH RỪNG VIỆT BẮC

I. Mục tiêu bài dạy

1. Về kiến thức:

Biết đánh giá được về một tác phẩm thơ với một số phương diện như: giá trị thẩm mĩ của các yếu tố cấu tứ, ngôn từ; vai trò của yếu tố tượng trưng; tình cảm, cảm xúc chủ đạo của người viết.

2. Về năng lực:

- Năng lực chung:

Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

- Năng lực riêng biệt:

+ Năng lực tự đánh giá tác phẩm thơ nói chung và các thông tin liên quan đến văn bản “Cảnh rừng Việt Bắc”

+ Năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân về văn bản “Cảnh rừng Việt Bắc”

+ Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu trên các phương diện: cấu tứ; yếu tố tượng trưng; tình cảm, cảm xúc chủ đạo của người viết (Hồ Chí Minh) trong “Cảnh rừng Việt Bắc”

+ Năng lực phân tích, so sánh các đặc điểm về cấu tứ, yếu tố tượng trưng, tình cảm, cảm xúc của người viết với các văn bản khác có cùng chủ đề.

3. Về phẩm chất:

Yêu quý, trân trọng và tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. Trân trọng, tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh; Nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc; Danh nhân văn hóa kiệt xuất; có ý thức học tập theo tư tưởng, cách nói, cách viết của Bác

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, , Phiếu học tập,...

2. Học liệu: SGK Ngữ văn 12, Cánh Diều, tập 2; sách bài tập Ngữ văn 12, tập 2; sách tham khảo “Văn bản Ngữ văn 12”…

III. Tiến trình dạy học

HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

- GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề hoặc cho các em xem những tranh ảnh, video có liên quan đến bài học.

b. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

c. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Nhìn những hình ảnh này gợi cho em đến những sự việc, thời kì nào trong lịch sử dân tộc của nước ta.

Em hãy nêu tên một số tác phẩm đã được học có viết về những sự kiện đó?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tự đánh giá văn bản liên quan “Cảnh rừng Việt Bắc”

*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

*Bước 3: Báo cáo, thảo luận

*Bước 4: Kết luận, nhận định

HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

a. Mục tiêu

- Nắm được những thông tin chung về văn bản.

- HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

b. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

c. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

GV yêu cầu HS đọc bài thơ trong SGK, có thể cho biết một số thông tin chung về bài thơ (Tác giả,hoàn cảnh ra đời )

Trình bày bằng trang PowerPoint

Video: Bác Hồ ở Việt Bắc

https://www.youtube.com/watch?v=l6xFLuY4Eh8

I. Giới thiệu

1. Tác giả Hồ Chí Minh

2. Hoàn cảnh ra đời, chủ đề bài thơ.

Cảnh rừng Việt Bắc được Bác Hồ viết vào mùa xuân năm 1947, sau một năm quân ta tạm rút khỏi thủ đô Hà Nội để lên núi rừng bạt ngàn Việt Bắc, lập căn cứ làm cuộc trường kỳ kháng chiến thần thánh chín năm chống thực dân Pháp.

1. Hoạt động chữa trắc nghiệm

*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Đọc bài thơ, vận dụng kĩ năng đọc hiểu

* Trả lời nhanh phần trắc nghiệm thông qua trò chơi

*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS tham gia trò chơi để trả lời câu hỏi.

*Bước 3: Kết luận, nhận định

*

2. Hoạt động gợi ý tự luận

*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Phân lớp thành 5 nhóm, lần lượt chuẩn bị trả lời câu hỏi trong 5 phút

*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

-Sau 5 phút, đại diện 6 nhóm lên trình bày sản phẩm

*Bước 3: Báo cáo, thảo luận

-GV: yêu cầu đại diện 6 nhóm lên trình bày sản phẩm

- GV: yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

*Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

II. Tự đánh giá

1. Phần trắc nghiệm (4 câu) : hình thức trò chơi

1-B ; 2-C; 3-A;

4-B; 5-A

2. Phần tự luận 5 câu (từ câu 6-câu 10)

Đại diện nhóm lên trình bày

Nhóm 1: Câu 6: Mở đầu bài thơ, Bác viết “Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay”. Em hiểu nghĩa của từ “hay” ở đây là thế nào?

Trả lời:

Trả lời câu 6, HS cần phân biệt được nghĩa của hai từ “đẹp” và “hay” đặt trong văn cảnh bài. “Đẹp” chỉ cảnh đẹp thuần túy của cảnh vật, thiên nhiên con người,.., còn "hay" vừa là đẹp, "hay" ở đây chủ yếu là sự thú vị, độc đáo của thiên nhiên sự thú vị, khác lạ, độc đáo của thiên nhiên, cảnh vật và con người

Nhóm 2:

Câu 7: Nhận xét âm hưởng và giọng điệu bao trùm bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc

Trả lời

Âm hưởng và giọng điệu bao trùm bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc là vui vẻ, hóm hỉnh, hồn nhiên, lạc quan

Nhóm 3:

Câu 8: Những từ ngữ nào trong bài thơ thể hiện sắc thái tình cảm của chủ thể trữ tình?

Trả lời:

Sắc thái vui đùa, dí dỏm, tinh nghịch của chủ thể trữ tình thể hiện qua những từ ngữ như: hay, suốt (cả ngày), chén, tha hồ, mặc say.

Nhóm 4: Câu 8: Trong sự so sánh với các khổ thơ khác, cách chấm câu ở khổ thơ thứ ba có gì đặc biệt? Phân tích ý nghĩa của cách chấm câu này.

Trả lời:

Sắc thái vui đùa, dí dỏm, tinh nghịch của chủ thể trữ tình thể hiện qua những từ ngữ như hay, suốt (cả ngày), chén, tha hồ, mặc sức

Nhóm 5:

Câu 9: Từ hiểu biết của em về nghĩa của từ “mời” và từ “chén”, chỉ ra sự phù hợp của hai từ này trong hai dòng thơ: “khách đến thì mời…Săn về thường chén…”

Trả lời:

Về nghĩa từ “mời” và từ “chén”:

- “mời” là động từ chỉ thái độ trang trọng, lịch sự với một ai đó (ở đây là mời ăn ngô nếp nướng); còn “chén” cũng là ăn nhưng dùng theo lối khẩu ngữ với màu sắc thân mật, vui nhộn. Vì thế, với khách thì phải dùng từ “mời” cho trân trọng; còn với mình (chủ nhà) thì không phải giữ lễ nghi nên dùng từ “chén” cho thân mật, vui vẻ….

Nhóm 6:

Câu 10: Qua bài thơ, em hiểu thêm được gì về tâm hồn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trả lời:

Đây là câu hỏi mở, học sinh tự nêu những suy nghĩ và cảm nhận của mình sau khi đọc bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc. Học sinh tự nêu ý kiến của mình

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.

Đánh giá bài viết
1
PowerPoint Ngữ Văn 12 Bài 6: Tự đánh giá: Cảnh rừng Việt Bắc
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm