Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II - Chuyên đề 10
Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II - Chuyên đề 10 được hoatieu.vn sưu tầm và giới thiệu trong bài viết này nhằm giúp quý thầy cô có nhiều tài liệu tham khảo về chuẩn chức danh nghề nghiệp. Mời các bạn tham khảo.
Chuyên đề 10
XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ TRONG VÀ NGOÀI NHÀ TRƯỜNG ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS
I. Một số vấn đề về dân chủ hóa trong nhà trường và xã hội hóa giáo dục
1. Dân chủ hóa nhà trường trong bối cảnh hiện nay
1.1. Dân chủ hóa giáo dục
Dân chủ hoá giáo dục là thực hiện quyền được học của thế hệ trẻ và người lao động, đáp ứng nguyện vọng của người dân. Dân chủ hoá giáo dục là một loại quyền của dân, để người dân có quyền thực sự về giáo dục, không những họ được học mà còn được tạo điều kiện để có trình độ và năng lực tham gia giáo dục, làm chủ giáo dục.
Như vậy, dân chủ hóa trong nhà trường được hiểu là bộ phận hữu cơ của dân chủ hóa xã hội theo chủ trương đổi mới của Đảng nhằm xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội.giáo dục là quyền lợi của mọi người. Ở một khía cạnh khác, quá trình đào tạo và giáo dục phải là quá trình hợp tác tích cực còn quản lý nhà trường có tính tự quản sâu sắc luôn song hành giữa quyền lợi - nghĩa vụ; dân chủ - tập trung, kỷ cương - kỷ luật….
Trong bối cảnh hiện nay, trước những thách thức ngày càng lớn của xã hội cũng như trình độ phát triển khoa học công nghệ khiến cho giáo dục nói chung và giáo dục trong nhà trường nói riêng đứng trước nhiều thách thức. Vì thế các yếu tố được coi là then chốt, chi phối tới sự phát triển của mỗi nhà trường là: tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quản lý nhà trường; thu hút sự tham gia quản lý của tập thể sư phạm; huy động sự tham gia của các lực lượng xã hội trong việc xây dựng và quản lý nhà trường; xây dựng mối quan hệ quản lý giữa cấp trên và cấp dưới theo hướng kết hợp giữa tâp trung và phân quyền.
1.2 Những biểu hiện dân chủ hóa trong nhà trường
Dân chủ hóa nhà trường chính là vấn đề tạo môi trường để thu hút tập thể giáo viên, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường tham gia vào quá trình quản lý nhà trường, kết hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh có hiệu quả, phát huy sức mạnh tổng của Hội đồng giáo dục các cấp nhằm phát huy hết tiềm năng của từng người, từng lực lượng giáo dục góp phần mang lại hiệu quả cao cho hoạt động của nhà trường và cho sự phát triển của sự nghiệp giáo dục. Vì vậy khi xem xét vấn đề dân chủ hóa trong nhà trường cần đặt các mối quan hệ trong mối quan hệ biện chứng, tương trợ và tác động lẫn nhau.
- Dân chủ hóa trong quá trình giáo dục: trong bối cảnh nền giáo dục đang có những thay đổi quan trọng, chuyển từ nền giáo dục tiếp cận kiến thức sang nền giáo dục tiếp cận năng lực. Vì vậy quá trình giáo dục càng phải đề cao và quan tâm đến đối tượng giáo dục là học sinh, coi học sinh là đối tượng chính của hoạt động nhà trường. Tăng cường đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học, kĩ thuật kiểm tra đánh giá chú trọng tới người học, tổ chức các hoạt động học để học sinh tham gia hoặc tự kiến tạo quá trình hình thành kiến thức, kĩ năng.
Xây dựng mối quan hệ đúng mực giữa thầy và trò, xây dựng môi trường sư phạm của nhà trường. Công khai quá trình đánh giá. Tăng cường sự tham gia vai trò của các tổ chức quần chúng. Xác định rõ quyền và trách nhiệm của từng lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục như chính sách giáo dục chính quyền địa phương, nhà trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh…
- Dân chủ hóa quản lý nhà trường: quản lí nhà trường cần sử dung nhiều hình thức và thể chế dân chủ là phương tiện để phát triển. Muốn thực hiện chất lượng giáo dục biện pháp chiến lược là cải tiến quản lý giáo dục. Để nâng cao chất lượng quản lý giáo dục thì con đường tối ưu là dân chủ hóa quản lý nhà trường. Cốt lõi của dân chủ hóa quản lý nhà trường là thực hiện ngày càng đầy đủ sự tự quản tập thể sư phạm – cá nhân chịu trách nhiệm.
Trên cơ sở đó thu hút cán bộ, giáo viên tham gia tích cực và hiệu quả vào giải quyết mọi vấn đề của đời sống nhà trường, phát huy tính tích cực, tự giác và cống hiến. Trong đó, mỗi tổ chức, mỗi tập thể cần tham gia vào những lĩnh vực phù hợp với chức năng của họ.
Như vậy, thực hiện dân chủ hóa trong nhà trường bao gồm các thành tố: Đảng cộng sản Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo, các tổ chức xã hội và các tập thể của nhân dân lao động. Hệ thống đó vận hành theo cơ chế tập trung dân chủ trong xu hướng phát huy dân chủ và mở rộng quyền tự quản. Trong nhà trường, hiệu trưởng là đại diện pháp nhân của nhà trường thực hiện chế lãnh đạo, cá nhân chịu trách nhiệm. Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng là cơ quan quản lý nhà nước ở nhà trường có tư cách như là một cơ quan đại diện của nhà nước.
2. Xã hội hóa giáo dục
Giáo dục mang bản chất xã hội, là một trong các chất kết dính cộng đồng, là động lực phát triển kinh tế xã hội. Ngược lại, sự phát triển của giáo dục không thể tách rời sự phát triển của cộng đồng nói riêng và của kinh tế xã hội nói chung. Xã hội hóa giáo dục, theo nghĩa nguyên của từ, là làm cho giáo dục có đầy đủ tính xã hội, giáo dục liên hệ hữu cơ với xã hội. Trên bình diện này, xã hội hóa giáo dục là sự trả lại bản chất xã hội cho giáo dục.
Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục đã được đề cập cụ thể trong các văn bản của Đảng và Nhà nước như tại Nghị quyết TW4 khóa VII; Nghị quyết TW2 khóa VIII, Luật giáo dục và nhiều văn bản pháp luật khác. Theo các văn bản đó ý nghĩa quan trọng nhất của xã hội hóa giáo dục là tổ chức cho toàn xã hội làm giáo dục. Vì thế một trong nhiệm vụ của ngành giáo dục là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội và sự nghiệp giáo. Xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh. Đa dạng hóa các hình thức hoạt động giáo dục đào tạo, mở rộng các cơ hội cho các tầng lớp nhân dân tham gia chủ động và bình đẳng vào các hoạt động đó. Mở rộng các nguồn đầu tư,khai thác các tiềm năng về nguồn nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội. Phát huy có hiệu quả các nguồn lực tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục-đào tạo phát triển nhanh và có chất lượng cao hơn.
Thực hiện xã hội hóa giáo dục nhằm phát huy tiềm năng, trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, đồng thời tạo điều kiện để toàn xã hội được hưởng thụ thành quả giáo dục ở mức độ ngày càng cao. Tiến tới xây dựng một xã hội học tập, một cộng đồng học tập.
Như vậy, trên bình diện phương thức làm giáo dục, xã hội hóa giáo dục là huy động mọi lực lượng xã hội cùng tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, tham gia vào quá trình giáo dục dưới sự quản lý của nhà nước. Xã hội hóa giáo dục cũng chính là tạo tiền đề để mọi người dân được hưởng thụ các thành quả do hoạt động giáo dục đem lại; trong đó kết hợp tăng cường đầu tư cho giáo dục của nhà nước với đẩy mạnh đa dạng hoá các loại hình trường lớp, phát triển mạnh các trường ngoài công lập và tổ chức tốt sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội cùng chăm lo sự nghiệp giáo dục.
3. Mối quan hệ giữa dân chủ hóa giáo dục và xã hội hóa giáo dục
Trong thực tế thì, thực hiện dân chủ hóa giáo dục liên quan đến việc giải quyết các mối quan hệ: thầy - trò; lãnh đạo - giáo viên, nhân viên; nhà trường - xã hội. Các quan hệ này chi phối nhà trường, chi phối tác động giáo dục và có quan hệ khăng khít với xã hội hóa giáo dục. Vì vậy, dân chủ hóa giáo dục và xã hội hóa giáo dục là cặp phạm trù thống nhất biện chứng.
Mối quan hệ giữa dân chủ hóa giáo dục và xã hội hóa giáo dục có thể diễn đạt là xã hội hóa giáo dục là một con đường để thực hiện dân chủ hóa giáo dục và nội dung dân chủ hóa giáo dục chỉ ra con đường xã hội hóa giáo dục. Con đường này dẫn đến nội dung kia và ngược lại. Dân chủ hóa giáo dục là mục đích, xã hội hóa giáo dục là phương tiện đạt mục đích. xã hội hóa giáo dục chỉ trở thành thực sự khi nó được quần chúng chấp nhận với tư cách là chủ thể tự giác, tích cực. Dân chủ hóa giáo dục có thể coi là lợi ích, còn xã hội hóa giáo dục là phương tiện đạt lợi ích. dân chủ hóa giáo dục là một loại quyền trong giáo dục, là lợi ích giáo dục. Song, lợi ích giáo dục lại là kết quả của hoạt động thoả mãn lợi ích. Do đó, xã hội hóa giáo dục nên thực hiện với nguyên tắc:
- Nêu rõ lợi ích của từng thành viên và lợi ích của cộng đồng trong từng việc làm cụ thể. Ví dụ: việc ngăn ngừa hiện tượng lưu ban, bỏ học ở giáo dục phổ thông có các lợi ích là: bảo đảm phát triển quy mô giáo dục, bảo đảm trách nhiệm của xã hội đối với “nền giáo dục toàn dân”, bảo đảm uy tín của nhà trường, ngăn chặn tệ nạn xã hội và nguy cơ lệch lạc trong sự phát triển của học sinh, bảo đảm sự lành mạnh của môi trường xã hội.
- Quan hệ giữa các chủ thể có cùng chung đối tượng thoả mãn lợi ích, chính là quan hệ hợp tác giữa các lực lượng xã hội tham gia xây dựng giáo dục trong cộng đồng.
Như vậy, để xây dựng các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường hiệu quả nhằm mục tiêu phát triển của đơn vị giáo dục thì xác định mối quan hệ giữa dân chủ hóa giáo dục và xã hội hóa giáo dục là vô cùng quan trọng, từ đó đề ra được các biện pháp cụ thể để phát huy sức mạnh trong và ngoài nhà trường cùng hướng tới một mục tiêu phát triển giáo dục.
.............................
Trên đây, hoatieu.vn đã đăng tải một phần Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II - Chuyên đề 10, các bạn có thể tải file đầy đủ TẠI ĐÂY. Mời các bạn tham khảo thêm các chuyên đề bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trong mục Biểu mẫu Giáo dục - Đào tạo.
- Chia sẻ:Vũ Thị Thái Lan
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Mẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến