Đáp án cuộc thi Tìm hiểu 1010 năm Thăng Long - Hà Nội

Tải về

Cuộc thi trực tuyến 'Tìm hiểu 1010 năm Thăng Long - Hà Nội' sẽ chính thức được triển khai từ ngày 01/9/2020. Sau đây là chi tiết thể lệ dự thi Tìm hiểu 1010 năm Thăng Long và đáp án Tìm hiểu 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, mời các bạn cùng theo dõi.

1. Thể lệ dự thi Tìm hiểu 1010 năm Thăng Long - Hà Nội

Đối tượng dự thi là các tầng lớp nhân dân đang sinh sống, làm việc, học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Về hình thức, người dự thi tham gia thi trực tuyến trên website cuộc thi từ ngày 25-8-2020. Mỗi người dự thi chỉ được đăng ký duy nhất 01 tài khoản dự thi bằng tiếng Việt có dấu đảm bảo các thông tin chính xác theo Giấy khai sinh hoặc Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu. Các thông tin đăng ký cụ thể như sau:

Họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, đơn vị công tác, nơi học tập hoặc địa chỉ lưu trú, số điện thoại. Phần mềm cuộc thi sẽ mở trước thời gian cuộc thi chính thức diễn ra 5 ngày để người dự thi đăng ký tài khoản và thi thử. Hết thời gian thi thử, các kết quả sẽ bị xóa bỏ để cuộc thi chính thức diễn ra.

Nội dung thi gồm 2 phần: trắc nghiệm và tự luận. Trong đó, phần thi trắc nghiệm gồm 18 câu hỏi thuộc lĩnh vực lịch sử, truyền thống văn hóa, di sản, di tích và con người Thăng Long - Hà Nội. Người dự thi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trên phần mềm trong thời gian tối đa là 20 phút.

Hết thời gian quy định phần mềm tự động nộp bài. Phần thi trắc nghiệm được phần mềm chấm điểm tự động, kết quả phần thi trắc nghiệm được hiển thị ngay sau khi người dự thi hoàn thành phần thi gồm: tổng điểm thi trắc nghiệm và thời gian hoàn thành phần thi.

Phần thi tự luận gồm 2 câu hỏi dưới hình thức tự luận. Nội dung tập trung đề xuất ý tưởng, các giải pháp trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh; tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các thành tựu văn hóa, nghệ thuật, sản phẩm du lịch của Thủ đô với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế.

Cơ cấu giải thưởng bao gồm: Giải tập thể: Trao cho các đơn vị có tỷ lệ người dự thi cao và chất lượng tốt. Cơ cấu gồm: 01 Giải Nhất; 02 Giải Nhì; 03 Giải Ba; 15 Giải Khuyến khích. Giải cá nhân: Là các bài thi có điểm số cao từ trên xuống.

Cơ cấu gồm: 01 Giải Nhất; 02 Giải Nhì; 03 Giải Ba; 10 Giải Khuyến khích. Trong trường hợp các bài thi có số điểm bằng nhau, Ban tổ chức sẽ tính điểm ưu tiên theo thứ tự: Thời gian thi trắc nghiệm, thời gian thi tự luận, điểm phần thi tự luận.

2. Đáp án Tìm hiểu 1010 năm Thăng Long

Chi tiết đáp án các câu hỏi dự thi 1010 năm Thăng Long đã được Hoatieu cập nhật khi cuộc thi chính thức được diễn ra, mời các bạn chú ý theo dõi dưới đây.

Lưu ý: Cuộc thi 1010 năm Thăng Long sẽ chính thức bắt đầu từ 1/9/2020.

Video Đáp án Tìm hiểu 1010 năm Thăng Long

Câu hỏi trắc nghiệm Tìm hiểu 1010 năm Thăng Long:

Câu hỏi 1 (3 điểm)

Sau khi lên ngôi mở đầu triều đại nhà Lý, vua Lý Thái Tổ đã quyết định dời kinh đô từ Hoa Lư ra thành Đại La và đổi tên là Thăng Long. Bạn cho biết, tên gọi Thăng Long xuất hiện vào năm nào?

  • Năm 1009
  • Năm 1010
  • Năm 1011

Câu hỏi 2 (3 điểm)

Vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long do những lợi thế nhiều mặt cho sự phát triển đất nước của vùng đất này. Trong “Chiếu dời đô”, vua Lý Thái Tổ đã xác định những lợi thế nào của đất Thăng Long?

  • Là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương
  • Được thế rồng cuộn hổ ngồi.
  • Muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh
  • Cả 3 đáp án trên.

Câu hỏi 3 (3 điểm)

Năm 2010, khu di tích Hoàng thành Thăng Long được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới với những giá trị nổi bật toàn cầu nào?

  • Có tầng văn hóa khảo cổ học dầy và rộng nhất.
  • Là trung tâm chính trị, văn hóa, trung tâm quyền lực quốc gia trong suốt thời kỳ dài.
  • Liên quan chặt chẽ với những sự kiện quan trọng và các giá trị biểu đạt văn hóa nghệ thuật của quá trình hình thành và phát triển quốc gia độc lập gần một thiên niên kỷ.
  • Cả 3 đáp án trên.

Câu hỏi 4 (3 điểm)

Bốn di tích của kinh thành Thăng Long là nơi thờ bốn vị thần trấn giữ 4 phương của kinh thành, còn được gọi là “Thăng Long tứ trấn” gồm những di tích nào?

  • Đền Đồng Cổ, Đền Đồng Nhân, Đền Kim Ngưu, Đền Vệ Quốc.
  • Đền Ngọc Sơn, Đền Ngọc Liên, Đền Phù Ủng, Đền Yên Thành.
  • Quán Trấn Vũ (nay là Đền Quán Thánh) , Đền-Đình Kim Liên, Đền Bạch Mã, Đền Voi Phục

Câu hỏi 5 (3 điểm)

Tháng 5-2011, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận bia Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) là Di sản Tư liệu thế giới trong danh mục Ký ức toàn cầu. Bạn hãy cho biết hiện nay ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) có bao nhiêu bia Tiến sĩ?

  • 81 bia
  • 82 bia.
  • 84 bia.

Câu hỏi 6 (3 điểm)

Hồ Tây là một danh thắng của Thủ đô, là dấu tích của đoạn sông Hồng chuyển dòng. Hồ Tây trước đây có nhiều tên gọi khác nhau, trong đó có những tên gọi nào?

  • Hồ Xác Cáo, Hồ Kim Ngưu, Hồ Dâm Đàm.
  • Tây Hồ, Hồ Lãng Bạc, Đoái Hồ (Đoài Hồ).
  • Cả 2 đáp án trên

Câu hỏi 7 (3 điểm)

Ông là người Thăng Long, anh hùng dân tộc kiệt xuất đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống ở thế kỷ XI. Bạn cho biết ông là ai?

  • Lý Đạo Thành.
  • Lý Thường Kiệt.
  • Tông Đản.

Câu hỏi 8 (3 điểm)

Tên gọi Hà Nội chính thức xuất hiện vào năm nào ?

  • Năm 1830
  • Năm 1831
  • Năm 1832.

Câu hỏi 9 (3 điểm)

Có hai vị Tổng đốc Hà Nội đã quên mình chiến đấu khi quân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ 1 (năm 1873) và lần thứ 2 (năm 1882). Sự hy sinh của hai ông tượng trưng cho tinh thần chống thực dân Pháp của người Hà Nội. Hai vị Tổng đốc đó là ai?

  • Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu
  • Đặng Văn Hòa và Nguyễn Đăng Giai.
  • Phan Đình Phùng và Phan Thanh Giản

Câu hỏi 10 (3 điểm)

Nhà hát lớn Hà Nội là một trong những công trình tiêu biểu cho kiến trúc Pháp thời thuộc địa. Nhà hát lớn Hà Nội được khánh thành vào năm nào?

  • Năm 1909.
  • Năm 1910
  • Năm 1911

Câu hỏi 11 (3 điểm)

Ngày 17-3-1930, tại số nhà 42, phố Hàng Thiếc, Hà Nội đã diễn ra một sự kiện quan trọng trong lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Nội, đó là sự kiện gì?

  • Thành lập Thành ủy lâm thời Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố
  • Thành lập Ban chấp hành chính thức của Đảng bộ Hà Nội.
  • Thành lập Thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hà Nội.

Câu hỏi 12 (3 điểm)

Có một địa chỉ ở Hà Nội sẽ mãi đi vào lịch sử dân tộc. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đó là địa chỉ nào?

  • 90 Thợ Nhuộm
  • 5D Hàm Long
  • 48 Hàng Ngang

Câu hỏi 13 (3 điểm)

Sau chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” tháng 12 năm 1972, Hà Nội được ngợi ca là “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”. Bạn hãy cho biết, trận “Điện Biên Phủ trên không” của quân dân Hà Nội diễn ra trong khoảng thời gian nào?

  • Từ đêm ngày 18-12 đến đêm 29 rạng sáng ngày 30-12-1972.
  • Từ chiều ngày 18-12 đến đêm 29 rạng sáng ngày 30-12-1972.
  • Từ sáng ngày 19-12 đến rạng sáng ngày 31-12-1972.

Câu hỏi 14 (3 điểm)

Thành phố Hà Nội trở thành thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào năm nào?

  • Năm 1975.
  • Năm 1976
  • Năm 1977.

Câu hỏi 15 (3 điểm)

Một làng cổ nằm ở phía Tây thủ đô Hà Nội, còn được gọi là “Làng hai Vua” - quê hương của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng và Ngô Vương Quyền, được nhà nước công nhận Di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 2006 có tên là gì?

  • Làng Nhị Khê
  • Làng Mai Động.
  • Làng Đường Lâm

Câu hỏi 16 (3 điểm)

Bạn cho biết Hà Nội vinh dự đón nhận danh hiệu “Thủ đô anh hùng” vào dịp nào?

  • Kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội.
  • Kỷ niệm 50 năm giải phóng Thủ đô.
  • Kỷ niệm 995 năm Thăng Long - Hà Nội.

Câu hỏi 17 (3 điểm)

Ngày 16-7-1999, Hà Nội được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh “Thành phố vì hòa bình” vì có nhiều dự án khả thi hướng tới các tiêu chí mà UNESCO đặt ra. Đó là tiêu chí về những lĩnh vực nào?

  • Bình đẳng trong cộng đồng
  • Xây dựng đô thị, giữ gìn môi trường sống.
  • Thúc đẩy phát triển văn hóa giáo dục, chăm lo giáo dục công dân và thế hệ trẻ.
  • Cả 3 đáp án trên.

Câu hỏi 18 (3 điểm)

Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO ra đời với mục tiêu lấy nguồn lực văn hóa và sáng tạo văn hóa làm nền tảng cho quá trình phát triển đô thị một cách bền vững. Hà Nội được công nhận là thành viên Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO trong lĩnh vực gì?

  • Lĩnh vực Thủ công và nghệ thuật dân gian.
  • Lĩnh vực Thiết kế
  • Lĩnh vực Ẩm thực.

3. Câu hỏi tự luận: Tìm hiểu 1010 Thăng Long 

Câu 1. Chương trình số 04-Ctr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2016 - 2020” đề ra nhiệm vụ “xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”. Là công dân Thủ đô, bạn cần phải làm gì?

Gợi ý:

Triển khai các giải pháp phát triển văn học, nghệ thuật trên nền tảng kế thừa, phát huy truyền thống văn hiến, anh hùng của Thủ đô. Tổ chức một số cuộc thi sáng tác văn học, nghệ thuật theo chủ đề truyền thống Thăng Long - Hà Nội văn hiến, đổi mới và hội nhập.

Quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu các thành tựu văn hóa, nghệ thuật, sản phẩm du lịch của Thủ đô với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế.

Tăng cường kêu gọi xã hội hóa các cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thể thao quần chúng; xã hội hóa lắp đặt các dụng cụ thể thao ngoài trời phục vụ miễn phí cho người dân luyện tập tại các điểm công cộng: vườn hoa, công viên, các điểm sinh hoạt cộng đồng dân cư.

Đề xuất các giải pháp: Khôi phục, kế thừa, phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa, nhân văn trong gia đình truyền thống của Thăng Long - Hà Nội phù hợp với những yêu cầu của nếp sống công nghiệp, đô thị hiện đại; phê phán, khắc phục những mặt còn hạn chế trong giao tiếp, ứng xử, thái độ vô trách nhiệm đối với cộng đồng của một bộ phận cư dân Hà Nội.

Thực hiện nghiêm túc bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng; xây dựng quy tắc ứng xử trong cơ quan, đơn vị hành chính thành phố Hà Nội; quy tắc ứng xử trong bệnh viện, trường học của Thành phố, tạo sự chuyển biến rõ nét trong nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.

Câu 2. Kế thừa, phát huy giá trị “Ngàn năm văn hiến, Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình”, mỗi cá nhân phải làm gì để góp phần tuyên truyền, giới thiệu các thành tựu văn hóa, nghệ thuật, sản phẩm du lịch của Thủ đô với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế?

Gợi ý:

Để kế thừa và phát huy giá trị “Ngàn năm văn hiến, Thủ đô anh hùng” các bạn có thể:

Tổ chức các buổi thảo luận về lịch sử của Thủ đô Hà Nội qua đó nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về lịch sử hào hùng của Thủ đô.

Đăng những tranh, ảnh đã sưu tầm được.

Tuyên truyền bằng những bài viết hay về những dị tích, lịch sử được lưu truyền từ đời này sang đời khác, cột mốc lịch sử về văn hiến.

Một buổi tuyên truyền về vấn đề đó và cột mốc của Văn Hiến Ngàn Năm.

Sưu tầm những câu cao dao, tục ngữ, hoặc bài viết có liên quan đến vấn đề cần tuyên truyền.

Có thể dịch các tài liệu về thủ đô Hà Nội sang tiếng Anh để văn hóa Thủ đô có thể tiếp cận với đông đảo bạn bè quốc tế.

Kế thừa, phát huy giá trị “Ngàn năm văn hiến, Thủ đô anh hùng” mỗi cá nhân cần làm gì? - Mẫu số 1

Trong dòng chảy ngàn năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, 1010 năm Thăng Long là mốc son chói lọi, đánh dấu bước ngoặt có ý nghĩa to lớn, mở ra thời kỳ phát triển mới cho Thủ đô và đất nước. Lịch sử vinh quang là hành trang để Hà Nội viết tiếp những trang sử mới.

Kể từ “Chiếu dời đô” của Vua Lý Thái Tổ năm 1010 đến nay, 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, quân và dân Thủ đô đã trải qua và chứng kiến biết bao thăng trầm lịch sử, nhưng Thăng Long - Hà Nội vẫn luôn là "chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước". Thế hệ sau tiếp bước thế hệ trước, Hà Nội vẫn luôn kiên cường tranh đấu, lập nên những chiến công hiển hách; bền bỉ lao động, sáng tạo, góp sức xây dựng nên vóc hình Thủ đô ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.

Kế thừa, phát huy giá trị “Ngàn năm văn hiến, Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình”, mỗi cá nhân cần phải làm những điều sau để góp phần tuyên truyền, giới thiệu các thành tựu văn hóa, nghệ thuật, sản phẩm du lịch của Thủ đô với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế. Cụ thể:

Nhân dân toàn thành phố tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào “Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” gắn với phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" . Bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của Thăng Long - Hà Nội, kết hợp với sáng tạo, xây dựng và hoàn thiện những giá trị văn hóa mới. Góp phần quảng bá du lịch cũng như ghi dấu ấn đẹp văn hóa trong mắt du khách quốc tế khi đến thăm Hà Nội.

Mỗi người dân luôn trau dồi lòng yêu nước, ghi nhớ và phát huy các truyền thống văn hiến và anh hùng của dân tộc; nêu cao lòng tự hào, tự tôn, yêu chuộng hòa bình của dân tộc; thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của các thế hệ đã hy sinh vì độc lập, tự do, thống nhất của Tổ quốc; thể hiện đúng tinh thần đạo lý "Uống nước nhớ nguồn"; "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

Người dân Hà Nội đều có ý thức giữ vệ sinh toàn thành phố, vì một thành phố xanh - sạch - đẹp, một môi trường đáng sống cho mọi người dân đến tham quan hay sinh sống làm việc tại đây. Tăng cường nếp sống văn hóa, ý thức chấp hành pháp luật, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự kỷ cương văn minh đô thị để cùng nhau xây dựng một Hà Nội Văn Minh đô thị.

Là học sinh, sinh viên thì tích cực học tập trau dồi tri thức, để sau này góp phần đóng góp công sức, phát triển kinh tế xã hội, giới thiệu với những người bạn nước ngoài về thành phố Hà Nội ngàn năm văn hiến, con người Hà Nội thân thiện, văn minh.

Mỗi Đảng viên, cán bộ công chức đều cần phải tự nâng cao, không ngừng trau dồi năng lực làm việc và lãnh đạo, từ đó đưa chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ đi lên; tiếp tục phát huy thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; xây dựng hệ thống chính quyền, MTTQ và tổ chức chính trị - xã hội các cấp thực sự trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ trong thời kỳ mới. Đây chính là cơ sở vun đắp niềm tin, củng cố mối quan hệ máu thịt giữa dân với Đảng, từ đó phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị. Truyền thống của Thủ đô cần được nhân rộng, thấm sâu hơn và hình thành nên tinh thần đồng thuận, đồng lòng của người Hà Nội vì mỗi bước đi lên của Thành phố.

Càng tự hào với truyền thống lịch sử, nhân dân Hà Nội càng quyết tâm đoàn kết, chung sức đồng lòng phát triển Thủ đô nhanh và bền vững, phát huy giá trị “Ngàn năm văn hiến, Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình" của đất nước anh hùng và trọn vẹn niềm tin yêu của cả nước.

Kế thừa, phát huy giá trị “Ngàn năm văn hiến, Thủ đô anh hùng” mỗi cá nhân cần làm gì? - Mẫu số 2

1010 năm qua là khoảng thời gian không dài so với hàng nghìn năm lịch sử dân tộc, nhưng chỉ với từng ấy thời gian, Hà Nội đã trải qua biết bao thăng trầm và đã có bước chuyển mình lớn lao chưa từng có.

Tính đến hiện nay, Thành phố Hà Nội đang đứng đầu cả nước về chỉ số phát triển con người với nhiều thành tích trong văn hoá, giáo dục, y tế, thể thao, nhất là chất lượng giáo dục đào tạo hệ phổ thông và bậc mầm non bảo đảm cho phát triển bền vững. Hà Nội cũng đi đầu trong sắp xếp, tổ chức bộ máy, giảm biên chế, giảm đầu mối nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Thành phố tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; giữ vững môi trường an toàn, xứng đáng với danh hiệu “Thành phố Vì hoà bình”.

Hà Nội hôm nay không chỉ đóng vai trò là Thủ đô của đất nước mà còn là cầu nối quan trọng để đất nước hội nhập với cộng đồng quốc tế. Hà Nội không chỉ là biểu tượng của nền văn hiến Việt Nam, là nơi hội tụ của văn minh Đại Việt mà còn là nơi kết tinh những giá trị cao đẹp của thời đại Hồ Chí Minh. Hà Nội không chỉ trở thành một trung tâm kinh tế trọng điểm, mà còn là nơi khởi nghiệp của nhiều giá trị tinh hoa trong nước và quốc tế, thu hút nhiều tập đoàn, nhà đầu tư danh tiếng hàng đầu thế giới và là động lực tăng trưởng quan trọng trong tiến trình hội nhập và toàn cầu hóa của cả nước. Năm 2016, Hà Nội được bạn bè quốc tế bình chọn đứng vị trí thứ 8 trong danh sách 25 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới. Lượng khách du lịch quốc tế cũng liên tục tăng cao trong hai năm qua. 3,54 triệu lượt khách quốc tế đã đến Hà Nội trong 9 tháng đầu năm (tăng 23,5%) càng minh chứng cho điều đó.

Với sự phát triển đáng kinh ngạc, lịch sử hào hùng và bi tráng, Hà Nội cũng gặp những thách thức đặt ra trên đường phát triển nhanh và bền vững của Thủ đô hôm nay là đa dạng và to lớn. Đó là thách thức giữ vững kỷ luật, kỷ cương, dân chủ; yêu cầu trong gìn giữ, phát huy những giá trị ngàn năm văn hiến Thăng Long - Hà Nội...

Do đó, để Kế thừa, phát huy giá trị “Ngàn năm văn hiến, Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình”, mỗi cá nhân cần phải làm những điều sau để góp phần tuyên truyền, giới thiệu các thành tựu văn hóa, nghệ thuật, sản phẩm du lịch của Thủ đô với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế:

Chú trọng phát triển văn hóa của bản thân, gia đình, người thân quen và nâng cao ý thức đến toàn thành phố. Điều này vừa là nền tảng tinh thần vừa là nguồn lực to lớn cho sự phát triển bền vững. Đích đến là xây dựng văn hóa Thủ đô tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, kế thừa, phát huy giá trị truyền thống Thăng Long - Hà Nội, xứng đáng với những tôn vinh của “mảnh đất ngàn năm văn hiến, Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình”. Mỗi người dân Hà Nội cùng chung sức, đồng lòng gìn giữ, vun đắp những giá trị văn hóa, để mỗi khi nhắc đến văn hóa Thăng Long - Hà Nội luôn tự hào về đỉnh cao của trí tuệ, chủ nghĩa nhân văn Việt Nam, nơi hội tụ, kết tinh và tỏa sáng tinh hoa văn hóa của đất nước.

Trau dồi kiến thức lịch sử, khơi dậy trong bên trong mỗi người dân Hà Nội về truyền thống, đạo lý “Uống nước, nhớ nguồn”, niềm tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của Thăng Long - Hà Nội anh hùng - ngàn năm văn hiến...

Mỗi người dân tích cực tham gia và đóng góp trong công tác tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh gắn với tuyên truyền "Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc TP Hà Nội" và "Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố"; góp phần nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền về văn hóa người Hà Nội...Mỗi người dân tự khắc phục được tình trạng đổ rác không đúng giờ, không đúng nơi quy định, ăn mặc phản cảm tại nơi thờ tự… xác định được đâu là những giá trị chung, phổ biến để tự điều chỉnh.

Mỗi cán bộ, công chức, viên chức bộ phận “một cửa” làm việc với tinh thần niềm nở, trách nhiệm với công dân. Cán bộ, công chức, viên chức không sử dụng tài sản, thiết bị, phương tiện công của cơ quan làm mục đích cá nhân. Nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng; tích cực tham gia xây dựng môi trường văn hóa thân thiện, văn minh nơi công sở… để tạo được sự đồng tình, ủng hộ của người dân.

Tải Đáp án câu hỏi tự luận 1010 năm Thăng Long file Tải về trong bài.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
126 99.493
1 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
  • Trần Nhật Minh
    Trần Nhật Minh Cảm ơn giáo sư :^
    Thích Phản hồi 25/10/20
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm