Bộ câu hỏi Thi tìm hiểu thủ tục hành chính kiểm soát có đáp án

Hướng dẫn làm bài dự thi tìm hiểu hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính

Bộ đề tham khảo cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu hoạt động KSTTHC và cung cấp, sử dụng dịch vụ công" trên Cổng thông tin điện tử Nghệ An năm 2020. Đây là tổng hợp các câu hỏi trong cuộc thi tìm hiểu thủ tục hành chính kiểm soát có đáp án. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Câu hỏi và đáp án Thi trực tuyến tìm hiểu hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính

BỘ 1

TÌM HIỂU VỀ CÁC VĂN BẢN CHỈ ĐẠO VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ CÁC CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Câu 1. Cơ sở pháp lý chủ yếu để cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh Nghệ An thực hiện quyền phản ánh, kiến nghị đối với các quy định hành chính tới các cơ quan nhà nước?

  1. Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính.
  2. Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND ngày 22/6/2018 của UBND tỉnh ban hành Quy chế tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
  3. C.Cả 2 phương án trên.

Đáp án: C.

Câu 2. Quy chế tổ chức và hoạt động của cán bộ, công chức làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Nghệ An được ban hành kèm theo Quyết định nào sau đây của UBND tỉnh Nghệ An?

  1. Quyết định số 22/2018/QĐ-UBND ngày 27/4/2018.
  2. Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND ngày 22/6/2018.
  3. Quyết định số 32/2018/QĐ-UBND ngày 26/7/2018.

Đáp án: A. Quyết định số 22/2018/QĐ-UBND ngày 27/4/2018.

Câu 3. Chỉ thị nào sau đây của Thủ tướng Chính phủ nhằm tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính?

  1. Chỉ thị 26/CT-TTg ngày 05/9/2016.
  2. B.Chỉ thị 13/CT-TTg ngày 10/6/2015.
  3. Cả 2 phương án trên.

Đáp án: B. Chỉ thị 13/CT-TTg ngày 10/6/2015

Câu 4. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính thông qua Chỉ thị nào sau đây?

  1. Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 30/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
  2. Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
  3. Cả 2 phương án trên.

Đáp án: A. Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 30/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính của các bộ, ngành, địa phương.

Câu 5. Theo quy định hiện hành, cơ quan nào tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về công tác kiểm soát thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An?

  1. Sở Tư pháp.
  2. Văn phòng UBND tỉnh.
  3. Sở Nội vụ.

Đáp án: B. Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ và Quyết định số 28/2019/QĐ-UBND ngày 18/7/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An.

Câu 6. Để đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án nào sau đây?

  1. Đề án “Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”.
  2. Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020.
  3. Đề án “Đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2017 - 2020”.

Đáp án: B. Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Câu 7. Phạm vi đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư theo Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ được xác định như thế nào?

  1. Đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước.
  2. Đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư được thực hiện ở lĩnh vực tư pháp - hộ tịch và cư trú.
  3. Đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư được thực hiện ở lĩnh vực quản lý nhà nước liên quan đến quyền con người theo Hiến pháp năm 2013.

Đáp án: A. Theo khoản 3 mục I Điều 1 Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Câu 8. Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ quy định nội dung gì?

  1. Về xử lý vi phạm hành chính trong việc thực hiện quy định hành chính.
  2. Về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chínhliên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân..
  3. Về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Đáp án: B. Theo Điều 1 Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ

Câu 9. Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ không điều chỉnh đối với nội dung nào sau đây?

  1. Việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân về các quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân.
  2. Về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
  3. Việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức về các quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân.

Đáp án: B. Theo Điều 1 Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ.

Câu 10. Đối tượng nào sau đây không thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ?

  1. Cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính.
  2. Cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính.
  3. Cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật về hành chính.

Đáp án: C. Theo Điều 2 Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ.

Câu 11. Theo quy định tại Nghị định số 20/2008/NĐ-CP của Chính phủ thì phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính được thực hiện thông qua các hình thức nào?

  1. Văn bản; điện thoại.
  2. Phiếu ý kiến.
  3. Cả 2 hình thức trên.

Đáp án: C. Theo Điều 6 Nghị định số 20/2008/NĐ-CP của Chính phủ.

Câu 12. Quy định hành chính theo Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ được quy định như thế nào?

  1. Là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước.
  2. Là những quy định về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh và đời sống nhân dân, thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật.
  3. Là biện pháp xử lý hành chính.

Đáp án: B. Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính.

Câu 13. Theo Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ, việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính phải tuân theo bao nhiêu nguyên tắc?

  1. 4 nguyên tắc.
  2. 5 nguyên tắc.
  3. 6 nguyên tắc.

Đáp án: C. Theo Điều 4 Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính.

Câu 14. Theo Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ, các phương án nào sau đây quy định nội dung phản ánh, kiến nghị?

  1. Những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của cán bộ, công chức.
  2. Sự không phù hợp của quy định hành chính với thực tế.
  3. Cả 2 phương án trên.

Đáp án: C. Theo khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ.

Câu 15. Theo Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008, nội dung nào sau đây không thuộc phạm vi được phản ánh, kiến nghị?

  1. Sáng kiến ban hành mới quy địnhhành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân.
  2. Khiếu nại, tố cáo quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan, người có thẩm quyền.
  3. Quy định hành chính không hợp pháp.

Đáp án: B. Theo Điều 5 Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ.

Câu 16. Cơ quan nào có thẩm quyền làm đầu mối tiếp nhận toàn bộ các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trên địa bàn tỉnh Nghệ An thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh hiện nay?

  1. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
  2. Sở Tư pháp.
  3. Sở Nội vụ.

Đáp án: A. Theo khoản 1 Điều 5 Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND ngày 22/6/2018 của UBND tỉnh.

Câu 17. Trong các phương án sau, phương án nào quy định về yêu cầu đối với phản ánh, kiến nghị bằng văn bản theo Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ?

  1. Sử dụng ngôn ngữbằng Tiếng Việt, thể hiện rõ nội dung phản ánh, kiến nghị.
  2. B.Ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại (hoặc địa chỉ thư tín khi cần liên hệ) của cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị.
  3. Cả 2 phương án trên.

Đáp án: C. Theo điểm b, c, d khoản 1 Điều 7 Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ.

Câu 18. Theo Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ, phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức bằng Phiếu lấy ý kiến được áp dụng khi nào?

  1. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức muốn phản ánh, kiến nghị về việc thực hiện quy định hành chính.
  2. Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trên.
  3. Chỉ áp dụng khi các cơ quan hành chính nhà nước muốn lấy ý kiến của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính cụ thể.

Đáp án: C. Theo điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ.

Câu 19. Theo Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ, việc gửi Phiếu lấy ý kiến đến các cá nhân, tổ chức trong trường hợp cơ quan hành chính nhà nước muốn lấy ý kiến của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính cụ thể được thực hiện thông qua những cách thức nào sau đây?

  1. Gửi công văn lấy ý kiến; lấy ý kiến qua phương tiện thông tin đại chúng.
  2. Gửi thông điệp dữ liệu qua mạng máy tính điện tử (thư điện tử, lấy ý kiến công khai trên trang tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử).
  3. Cả 2 phương án trên.

Đáp án: C. Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 7 Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ.

Câu 20. Theo Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND ngày 22/6/2018 của UBND tỉnh, thời gian tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trên địa bàn tỉnh Nghệ An được quy định như thế nào?

  1. Theo giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ Bảy, Chủ nhật và ngày nghỉ lễ, tết). Trường hợp gửi qua Email hoặc Website điện tử thì thực hiện 24/24 giờ.
  2. Chỉ tiếp nhận vào các ngày thứ 2, 4, 6 trong tuần.
  3. Tiếp nhận vào giờ làm việc hành chính tất cả các ngày làm việc trong tuần.

Đáp án: A. Theo khoản 3 Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND ngày 22/6/2018 của UBND tỉnh.

Câu 21. Địa chỉ cơ quan đầu mối tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trên địa bàn tỉnh Nghệ An là địa chỉ nào sau đây?

  1. Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính - Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, số 3 đường Trường Thi, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
  2. Sở Tư pháp, số 56 đường Nguyễn Thị Minh Khai, Thành phố Vinh, Nghệ An.
  3. Phòng Cải cách hành chính - Sở Nội vụ, số 30 đường Phan Đăng Lưu, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Đáp án: A. Theo điểm a khoản 2 Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND ngày 22/6/2018 của UBND tỉnh.

Câu 22. Địa chỉ hộp thư điện tử của cơ quan đầu mối tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trên địa bàn tỉnh Nghệ An là địa chỉ nào sau đây?

  1. nghean.gov.vn.
  2. kstthc@ubnd.nghean.gov.vn.
  3. https://dichvucong.nghean.gov.vn.

Đáp án: B. Theo điểm c khoản 2 Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND ngày 22/6/2018 của UBND tỉnh.

Câu 23. Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND ngày 22/6/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An quy định việc công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính như thế nào?

  1. Toàn bộ kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức phải được đăng tải công khai thông qua một hoặc nhiều hình thức sau: Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh và Cổng thông tin điện tử (website) của cơ quan hành chính các cấp (nếu có); thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng;thông báo cho cá nhân, tổ chức và các cơ quan có liên quan biết;các hình thức khác.
  2. Chỉ cần thông báo cho cá nhân, tổ chức và các cơ quan có liên quan biết.
  3. Không được thông báo cho cá nhân, tổ chức và công khai rộng rãi.

Đáp án: A. Theo khoản 1 Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND ngày 22/6/2018 của UBND tỉnh.

Câu 24. Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ quy định cán bộ, công chức thực hiện việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức phải có những trách nhiệm nào sau đây?

  1. Hướng dẫn cá nhân, tổ chức thực hiện phản ánh, kiến nghị theo quy định.
  2. B. Không chậm trễ hoặc gây khó khăn, nhũng nhiễu khi tiếp nhận phản ánh, kiến nghị; tuân thủ đúng quy trình, thời hạn tiếp nhận.
  3. Cả 2 phương án trên.

Đáp án: C. Theo Điều 11 Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ.

Câu 25. Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức, cá nhân có phản ánh, kiến nghị có những quyền nào sau đây?

  1. Có quyền phản ánh, kiến nghị với các cơ quan hành chính nhà nước về quy định hành chính.
  2. Có quyền yêu cầu cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp nhận thông báo về tình hình xử lý phản ánh, kiến nghị.
  3. Cả 2 phương án trên.

Đáp án: C. Theo khoản 1, khoản 2 Điều 12 Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ.

Câu 26. Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức, cá nhân có phản ánh, kiến nghị có những trách nhiệm nào sau đây?

  1. Phản ánh, kiến nghị phải được trình bày với các cơ quan hành chính nhà nước một cách rõ ràng, trung thực, có căn cứ.
  2. Phản ánh, kiến nghị theo đúng hình thức, yêu cầu quy định tại Nghị địnhsố 20/2008/NĐ-CP.
  3. Cả 2 phương án trên.

Đáp án: C. Theo khoản 3, khoản 4 Điều 12 Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ.

Câu 27. Theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ, “thủ tục hành chính” được hiểu như thế nào?

  1. Là quy trình, các bước thực hiện, giải quyết một việc.
  2. Là các bước giải quyết công việc phục vụ công tác quản lý - điều hành của cơ quan nhà nước.
  3. Là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.

Đáp án: C. Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ.

Câu 28. Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính không điều chỉnh nội dung nào sau đây?

  1. Thủ tục hành chính trong nội bộ của từng cơ quan hành chính nhà nước, giữa cơ quan hành chính nhà nước với nhau không liên quan đến việc giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức.
  2. Thủ tục xử lý vi phạm hành chính; thủ tục thanh tra và thủ tục hành chính có nội dung bí mật nhà nước.
  3. Cả 2 phương án trên.

Đáp án: C. Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ.

Câu 29. Theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ, kiểm soát thủ tục hành chính” được hiểu như thế nào?

  1. Là việc xem xét, đánh giá, theo dõi nhằm bảo đảm tính khả thi của quy định về thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính.
  2. Là việc xem xét, đánh giá, theo dõi nhằm bảo đảm tính khả thi của quy định về thủ tục hành chính trong văn bản quy phạm pháp luật.
  3. Là việc theo dõi thi hành quy định về thủ tục hành chính được quy định văn bản quy phạm pháp luật trong thực tiễn.

Đáp án: A. Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính.

Câu 30. Theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ, hồ sơ được hiểu như thế nào?

  1. Là những loại giấy tờ mà đối tượng thực hiện thủ tục hành chính cần phải nộp cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính trước khi cơ quan thực hiện thủ tục hành chính giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức.
  2. Là những loại giấy tờ mà đối tượng thực hiện thủ tục hành chính cần phải xuất trình cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính trước khi cơ quan thực hiện thủ tục hành chính giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức.
  3. Là những loại giấy tờ mà đối tượng thực hiện thủ tục hành chính cần phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính trước khi cơ quan thực hiện thủ tục hành chính giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức.

Đáp án: C. Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính.

Câu 31. Cán bộ đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Nghệ An được thiết lập ở những cấp nào?

  1. Cấp tỉnh.
  2. Cấp huyện, cấp xã.
  3. Cả 2 phương án trên.

Đáp án: C. Theo Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 22/2018/QĐ-UBND ngày 27/4/2018 của UBND tỉnh.

..........................................................

Bộ câu hỏi cuộc thi tìm hiểu hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính bao gồm 401 câu hỏi có đáp án chi tiết. Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Giáo dục đào tạo của hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
4 5.111
0 Bình luận
Sắp xếp theo