Kế thừa, phát huy giá trị “Ngàn năm văn hiến, Thủ đô anh hùng” mỗi cá nhân cần làm gì?

Kế thừa, phát huy giá trị “Ngàn năm văn hiến, Thủ đô anh hùng” mỗi cá nhân cần làm gì? Đây là một trong hai câu hỏi tự luận của cuộc thi Tìm hiểu 1010 Thăng Long. Sau đây Hoatieu xin chia sẻ một số gợi ý để các bạn tham khảo trả lời phần thi tự luận của cuộc thi 1010 năm Thăng Long.

Kế thừa, phát huy giá trị “Ngàn năm văn hiến, Thủ đô anh hùng” mỗi cá nhân cần làm gì? - Mẫu số 1

Trong dòng chảy ngàn năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, 1010 năm Thăng Long là mốc son chói lọi, đánh dấu bước ngoặt có ý nghĩa to lớn, mở ra thời kỳ phát triển mới cho Thủ đô và đất nước. Lịch sử vinh quang là hành trang để Hà Nội viết tiếp những trang sử mới.

Kể từ “Chiếu dời đô” của Vua Lý Thái Tổ năm 1010 đến nay, 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, quân và dân Thủ đô đã trải qua và chứng kiến biết bao thăng trầm lịch sử, nhưng Thăng Long - Hà Nội vẫn luôn là "chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước". Thế hệ sau tiếp bước thế hệ trước, Hà Nội vẫn luôn kiên cường tranh đấu, lập nên những chiến công hiển hách; bền bỉ lao động, sáng tạo, góp sức xây dựng nên vóc hình Thủ đô ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.

Kế thừa, phát huy giá trị “Ngàn năm văn hiến, Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình”, mỗi cá nhân cần phải làm những điều sau để góp phần tuyên truyền, giới thiệu các thành tựu văn hóa, nghệ thuật, sản phẩm du lịch của Thủ đô với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế. Cụ thể:

Nhân dân toàn thành phố tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào “Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” gắn với phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" . Bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của Thăng Long - Hà Nội, kết hợp với sáng tạo, xây dựng và hoàn thiện những giá trị văn hóa mới. Góp phần quảng bá du lịch cũng như ghi dấu ấn đẹp văn hóa trong mắt du khách quốc tế khi đến thăm Hà Nội.

Mỗi người dân luôn trau dồi lòng yêu nước, ghi nhớ và phát huy các truyền thống văn hiến và anh hùng của dân tộc; nêu cao lòng tự hào, tự tôn, yêu chuộng hòa bình của dân tộc; thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của các thế hệ đã hy sinh vì độc lập, tự do, thống nhất của Tổ quốc; thể hiện đúng tinh thần đạo lý "Uống nước nhớ nguồn"; "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

Người dân Hà Nội đều có ý thức giữ vệ sinh toàn thành phố, vì một thành phố xanh - sạch - đẹp, một môi trường đáng sống cho mọi người dân đến tham quan hay sinh sống làm việc tại đây. Tăng cường nếp sống văn hóa, ý thức chấp hành pháp luật, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự kỷ cương văn minh đô thị để cùng nhau xây dựng một Hà Nội Văn Minh đô thị.

Là học sinh, sinh viên thì tích cực học tập trau dồi tri thức, để sau này góp phần đóng góp công sức, phát triển kinh tế xã hội, giới thiệu với những người bạn nước ngoài về thành phố Hà Nội ngàn năm văn hiến, con người Hà Nội thân thiện, văn minh.

Mỗi Đảng viên, cán bộ công chức đều cần phải tự nâng cao, không ngừng trau dồi năng lực  làm việc và lãnh đạo, từ đó đưa chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ đi lên; tiếp tục phát huy thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; xây dựng hệ thống chính quyền, MTTQ và tổ chức chính trị - xã hội các cấp thực sự trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ trong thời kỳ mới. Đây chính là cơ sở vun đắp niềm tin, củng cố mối quan hệ máu thịt giữa dân với Đảng, từ đó phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị. Truyền thống của Thủ đô cần được nhân rộng, thấm sâu hơn và hình thành nên tinh thần đồng thuận, đồng lòng của người Hà Nội vì mỗi bước đi lên của Thành phố.

Càng tự hào với truyền thống lịch sử, nhân dân Hà Nội càng quyết tâm đoàn kết, chung sức đồng lòng phát triển Thủ đô nhanh và bền vững, phát huy giá trị “Ngàn năm văn hiến, Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình" của đất nước anh hùng và trọn vẹn niềm tin yêu của cả nước.

Kế thừa, phát huy giá trị “Ngàn năm văn hiến, Thủ đô anh hùng” mỗi cá nhân cần làm gì? - Mẫu số 2

Với mỗi người dân Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng, nhắc đến Thăng Long - Hà Nội không ai không nhớ dấu mốc lịch sử cực kỳ quan trọng trong tiến trình hình thành và phát triển của Thủ đô. Đó là: Quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long của Thái Tổ Lý Công Uẩn, năm 1010.

Năm nay, người dân Hà Nội lại tự hào kỷ niệm 1010 năm Thăng Long, chúng ta càng thêm tự hào và xúc động ôn lại những chặng đường vẻ vang, rất đỗi hào hùng của Thủ đô nghìn năm văn hiến, để càng thêm tin tưởng vào sức vươn lên mạnh mẽ trong tương lai của Thủ đô.

Để Kế thừa, phát huy giá trị “Ngàn năm văn hiến, Thủ đô anh hùng”, mỗi cá nhân cần:

Mỗi cá nhân phải làm gì để góp phần tuyên truyền, giới thiệu các thành tựu văn hóa, nghệ thuật, sản phẩm du lịch của Thủ đô với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế?

Mỗi cá nhân chúng ta cần phải làm gì để góp phần tuyên truyền, giới thiệu các thành tựu văn hóa, nghệ thuật, sản phẩm du lịch của Thủ đô với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế:

- Chuẩn bị, sưu tầm tranh, ảnh về Nghìn năm văn hiến.

- Chuẩn bị bài thuyết trình rõ ràng.

- Sưu tầm lịch sử Việt Nam để hiểu rõ về Nghìn năm văn hiến ,....

Người xưa có: "Câu uống nước nhớ nguồn". Em thấy đúng là phải uống nước nhớ nguồn phải biết ơn những người đã có công với nước có công với mình. Vì điều đó nhà nước đã đặc biệt xây dựng những đền thờ, miếu. Những hiện nay vẫn có quá ít người tới đó thăm và thắp hương tưởng nhớ công ơn của những vị anh hùng đã có công với nước. Vì thế em muốn mọi người đến đó đông hơn nữa để tỏ lòng biết ơn với các vị anh hùng. Người đến thăm có thể tuyên truyền cho những người chưa đến thăm và những người chưa biết. Việc đó cũng có thể tuyên truyền cho bạn bè quốc tế đến thăm và tưởng nhớ.

Kế thừa, phát huy giá trị “Ngàn năm văn hiến, Thủ đô anh hùng” mỗi cá nhân cần làm gì? - Mẫu số 3

1010 năm qua là khoảng thời gian không dài so với hàng nghìn năm lịch sử dân tộc, nhưng chỉ với từng ấy thời gian, Hà Nội đã trải qua biết bao thăng trầm và đã có bước chuyển mình lớn lao chưa từng có.

Tính đến hiện nay, Thành phố Hà Nội đang đứng đầu cả nước về chỉ số phát triển con người với nhiều thành tích trong văn hoá, giáo dục, y tế, thể thao, nhất là chất lượng giáo dục đào tạo hệ phổ thông và bậc mầm non bảo đảm cho phát triển bền vững. Hà Nội cũng đi đầu trong sắp xếp, tổ chức bộ máy, giảm biên chế, giảm đầu mối nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Thành phố tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; giữ vững môi trường an toàn, xứng đáng với danh hiệu “Thành phố Vì hoà bình”.

Hà Nội hôm nay không chỉ đóng vai trò là Thủ đô của đất nước mà còn là cầu nối quan trọng để đất nước hội nhập với cộng đồng quốc tế. Hà Nội không chỉ là biểu tượng của nền văn hiến Việt Nam, là nơi hội tụ của văn minh Đại Việt mà còn là nơi kết tinh những giá trị cao đẹp của thời đại Hồ Chí Minh. Hà Nội không chỉ trở thành một trung tâm kinh tế trọng điểm, mà còn là nơi khởi nghiệp của nhiều giá trị tinh hoa trong nước và quốc tế, thu hút nhiều tập đoàn, nhà đầu tư danh tiếng hàng đầu thế giới và là động lực tăng trưởng quan trọng trong tiến trình hội nhập và toàn cầu hóa của cả nước. Năm 2016, Hà Nội được bạn bè quốc tế bình chọn đứng vị trí thứ 8 trong danh sách 25 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới. Lượng khách du lịch quốc tế cũng liên tục tăng cao trong hai năm qua. 3,54 triệu lượt khách quốc tế đã đến Hà Nội trong 9 tháng đầu năm (tăng 23,5%) càng minh chứng cho điều đó.

Với sự phát triển đáng kinh ngạc, lịch sử hào hùng và bi tráng, Hà Nội cũng gặp những thách thức đặt ra trên đường phát triển nhanh và bền vững của Thủ đô hôm nay là đa dạng và to lớn. Đó là thách thức giữ vững kỷ luật, kỷ cương, dân chủ; yêu cầu trong gìn giữ, phát huy những giá trị ngàn năm văn hiến Thăng Long - Hà Nội...

Do đó, để Kế thừa, phát huy giá trị “Ngàn năm văn hiến, Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình”, mỗi cá nhân cần phải làm những điều sau để góp phần tuyên truyền, giới thiệu các thành tựu văn hóa, nghệ thuật, sản phẩm du lịch của Thủ đô với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế:

Chú trọng phát triển văn hóa của bản thân, gia đình, người thân quen và nâng cao ý thức đến toàn thành phố. Điều này vừa là nền tảng tinh thần vừa là nguồn lực to lớn cho sự phát triển bền vững. Đích đến là xây dựng văn hóa Thủ đô tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, kế thừa, phát huy giá trị truyền thống Thăng Long - Hà Nội, xứng đáng với những tôn vinh của “mảnh đất ngàn năm văn hiến, Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình”. Mỗi người dân Hà Nội cùng chung sức, đồng lòng gìn giữ, vun đắp những giá trị văn hóa, để mỗi khi nhắc đến văn hóa Thăng Long - Hà Nội luôn tự hào về đỉnh cao của trí tuệ, chủ nghĩa nhân văn Việt Nam, nơi hội tụ, kết tinh và tỏa sáng tinh hoa văn hóa của đất nước.

Trau dồi kiến thức lịch sử, khơi dậy trong bên trong mỗi người dân Hà Nội về truyền thống, đạo lý “Uống nước, nhớ nguồn”, niềm tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của Thăng Long - Hà Nội anh hùng - ngàn năm văn hiến...

Mỗi người dân tích cực tham gia và đóng góp trong công tác tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh gắn với tuyên truyền "Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc TP Hà Nội" và "Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố"; góp phần nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền về văn hóa người Hà Nội...Mỗi người dân tự khắc phục được tình trạng đổ rác không đúng giờ, không đúng nơi quy định, ăn mặc phản cảm tại nơi thờ tự… xác định được đâu là những giá trị chung, phổ biến để tự điều chỉnh.

Mỗi cán bộ, công chức, viên chức bộ phận “một cửa” làm việc với tinh thần niềm nở, trách nhiệm với công dân. Cán bộ, công chức, viên chức không sử dụng tài sản, thiết bị, phương tiện công của cơ quan làm mục đích cá nhân. Nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng; tích cực tham gia xây dựng môi trường văn hóa thân thiện, văn minh nơi công sở… để tạo được sự đồng tình, ủng hộ của người dân.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
12 19.912
0 Bình luận
Sắp xếp theo