Đáp án Cuộc thi tìm hiểu về Năm Chủ tịch ASEAN 2021 của Việt Nam

Cuộc thi tìm hiểu về Năm Chủ tịch ASEAN 2021 của Việt Nam là sân chơi kiến thức bổ ích, hấp dẫn về Năm Chủ tịch ASEAN 2021 của Việt Nam dành riêng cho tuổi trẻ Thủ đô. Sau đây là đáp án cuộc thi.

Asean là tên viết tắt của từ Association of Southeast Asian Nations hay còn gọi là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập vào tháng 8 năm 1967 tại Băng-cốc. Cộng đồng Asean là một nhóm các quốc gia Đông Nam Á gắn bó, hợp tác để giúp nhau phát triển kinh tế, văn hóa, xây dựng hòa bình và có tiếng nói chung trên các diễn đàn thế giới.

I. Một số câu hỏi tìm hiểu về Asean

1. Cộng đồng kinh tế Asean đi vào hoạt động chính thức vào ngày tháng năm nào?

Cộng đồng kinh tế ASEAN (tiếng Anh: ASEAN Economic Community, viết tắt: AEC) là một khối kinh tế khu vực của 10 quốc gia thành viên ASEAN chính thức được thành lập vào ngày 31 tháng 12 năm 2015.

2. Theo sự phân công của Asean, Việt Nam đã đảm nhận vai trò là nước điều phối viên trong quan hệ ngoại giao giữa Asean và các quốc gia nào trong thời gian qua?

Đáp án: Nhật Bản, Nga, Mỹ và Australia

3. Bạn cho biết hiến chương Asean chính thức có hiệu lực vào ngày tháng năm nào?

Hiến chương có hiệu lực tháng 12 năm 2008, ba mươi ngày sau khi Thái Lan cung cấp văn kiện cuối cùng về việc phê chuẩn.

4. Phương thức ra quyết định chính của Asean là gì?

Phương thức ra quyết định: tham vấn và đồng thuận.

5. Các quốc gia nào thuộc Asean tham gia TPP?

12 thành viên của TPP bao gồm: Úc, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, Vietnam, Mỹ và Nhật Bản.

6. Các màu chính hiển thị trong biểu tượng của Asean?

Màu xanh tượng trưng cho hòa bình và ổn định, màu đỏ thể hiện lòng can trường và tính năng động, màu trắng thể hiện sự thuần khiết, và màu vàng thể hiện sự phồn vinh.

II. Đáp án Cuộc thi tìm hiểu về Năm Chủ tịch ASEAN

1. Cuộc thi tìm hiểu về Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam - Tuần 7

Câu 1: Các quốc gia nào thuộc ASEAN tham gia TPP (Trans-Pacific Partnership)

A: Việt Nam, Singapore, Malaysia, Brunei
B: Thái Lan, Việt Nam, Philipines, Singapore
C: Singapore, Thái Lan, Indonexia, Brunei
D: Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Malaysia

Câu 2: Myanmar gia nhập ASEAN vào ngày tháng năm nào

A: 30/04/1999
B: 08/01/1984
C: 08/08/1967
D: 23/07/1997

Câu 3: Lào gia nhập ASEAN vào ngày tháng năm nào

A: 08/01/1984
B: 30/04/1999
C: 23/07/1997
D: 08/08/1967

Câu 4: Các quốc gia trong khu vực thuộc nhóm “Tiểu vùng sông Mekong”, bao gồm

A: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia
B: Lào, Campuchia, Việt Nam, Myanma
C: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma
D: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan

Câu 5: Indonexia gia nhập ASEAN vào ngày tháng năm nào

A: 23/07/1997
B: 08/08/1967
C: 30/04/1999
D: 07/01/1984

Câu 6: Cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ năm 1997-1998, được bắt đầu ở

A: Thái Lan
B: Maylaisia
C: Singapore
D: Việt Nam

Câu 7: Theo sự phân công của ASEAN, Việt Nam đã đảm nhận vai trò là nước điều phối viên trong quan hệ ngoại giao giữa ASEAN và các quốc gia nào trong thời gian qua?

A: Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ
B: Nhật Bản, Nga, Trung Quốc
C: Nhật Bản, Nga, Mỹ và Australia
D: Nhật Bản, Nga, Trung Quốc

Câu 8: Dự án kênh đào Kra (kênh đào Panama Châu Á), thực hiên qua quốc gia nào

A: Thái Lan
B: Indonexia
C: Malaysia
D: Singapore

Câu 9: Quốc gia nào trong ASEAN nhiều lần nhất được bầu làm Tổng thư ký, mấy lần?

A: Việt nam
B: Indonesia
C: Malaysia
D: Thái Lan

Câu 10: Tổng thư ký của ASEAN hiện nay là người thuộc quốc gia nào

A: Brunei
B: Singapore
C: Maylaysia
D: Việt Nam

Câu 11: Malaysia gia nhập ASEAN vào ngày tháng năm nào

A: 30/04/1999
B: 08/08/1967
C: 08/01/1984
D: 23/07/1997

Câu 12: Singapore gia nhập ASEAN vào ngày tháng năm nào

A: 23/07/1997
B: 07/01/1984
C: 30/01/1999
D: 08/08/1967

Câu 13: Campuchia gia nhập ASEAN vào ngày tháng năm nào

A: 08/01/1984
B: 23/07/1997
C: 30/04/1999
D: 08/08/1967

Câu 14: Thái Lan gia nhập ASEAN vào ngày tháng năm nào

A: 23/07/1997
B: 08/08/1967
C: 07/01/1984
D: 30/01/1999

Câu 15: Brunei gia nhập ASEAN vào ngày tháng năm nào

A: 08/01/1984
B: 23/07/1997
C: 30/04/1999
D: 08/08/1967

Câu 16: Mục tiêu hoạt động của ASEAN từ khi thành lập là gì?

A: Tất cả A,B,C đều đúng
B: Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc cam kết tôn trọng công lý và pháp quyền trong quan hệ giữa các nước trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc hiến chương LHQ
C: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường nền tảng cho một cộng đồng các nước Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng
D: Tuân thủ các nguyên tắc Hiến chương Liên hiệp quốc.

Câu 17: Hai quốc gia là quan sát viên, ứng cử viên gia nhập ASEAN là

A: Ấn Độ, Nhật Bản
B: New Zealand, Australia
C: Trung Quốc, Hàn Quốc
D: Papua New Guinea, Đông Timor

Câu 18: Việt Nam làm Chủ tịch luân phiên ASEAN vào năm nào

A: 1997
B: 2005
C: 2010
D: 1995

Câu 19: Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày tháng năm nào và là thành viên gia nhập thứ mấy trong các quốc gia ASEAN?

A: 28/8/1995, thành viên gia nhập thứ 10
B: 28/7/1995, thành viên gia nhập thứ 7
C: 27/8/1995, thành viên gia nhập thứ 8
D: 28/8/1995, thành viên gia nhập thứ 10

Câu 20: Hiện nay, trong khu vực Đông Nam Á có mấy quốc gia

A: 12
B: 10
C: 9
D: 11

2. Cuộc thi tìm hiểu về Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam - Tuần 6

Câu 1: Quan hệ ASEAN-Nga chính thức được thiết lập vào tháng năm nào?

A: tháng 4/1996
B: tháng 7/1996✅
C: tháng 5/1996
D: tháng 6/1996

Câu 2: Các nước và tổ chức bên ngoài tiếp tục quan tâm và mong muốn đặt quan hệ với ASEAN. Theo bạn có bao nhiêu quốc gia là ủy ban ASEAN tại nước thứ ba hoặc tổ chức quốc tế được thiết lập?

A: 35 Ủy ban ASEAN B
B: 34 Ủy ban ASEAN B
C: 36 Ủy ban ASEAN B
D: 37 Ủy ban ASEAN B

Câu 3: Theo bạn Quan hệ đối ngoại của ASEAN bao gồm?

A: Các khuôn khổ ASEAN+1, ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn Khu vực ASEAN.✅
B: Các khuôn khổ ASEAN+2 và 3, Cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn Khu vực ASEAN.
C: Các khuôn khổ ASEAN+2, Cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn Khu vực ASEAN.
D: Các khuôn khổ ASEAN+1 và 2, Cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn Khu vực ASEAN.

Câu 4: Tháng 12/1997, nhân kỷ niệm 30 năm ngày thành lập ASEAN lãnh đạo các nước ASEAN đã thông qua văn kiện quan trọng gì?

A: Chiến lược ASEAN 2020
B: Chiến lược ASEAN 2015
C: Tầm nhìn ASEAN 2020✅
D: Tầm nhìn ASEAN 2015

Câu 5: Kế hoạch hành động xây dựng Cộng đồng chính trị - an ninh (được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN-10, tháng 11/2004) đã khẳng định lại các mục tiêu và nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội và đề ra bao nhiêu lĩnh vực?

A: 4 lĩnh vực.✅
B: 2 lĩnh vực.
C: 6 lĩnh vực.
D: 8 lĩnh vực.

Câu 6: Các Nhà Lãnh đạo ASEAN và Mỹ đã họp Cấp cao đầu tiên vào ngày 15/11/2009 tại?

A: Anh
B: Không có đáp án đúng✅
C: Pháp
D: Singapore

Câu 7: Bạn cho biết Hiến chương ASEAN chính thức có hiệu lực vào ngày tháng năm nào?

A: Ngày 25/12/2008
B: Ngày 05/12/2008
C: Ngày 30/12/2008
D: Ngày 15/12/2008✅

Câu 8: Tại Cấp cao ASEAN-Ấn Độ (tháng 11/2004), hai bên đã ký?

A: Tuyên bố ASEAN-Ấn Độ về Đối tác vì Hoà bình, Phát triển và Thịnh vượng" và không thông qua Kế hoạch Hành động kèm theo.
B: “Tuyên bố ASEAN-Ấn Độ về Đối tác vì Hoà bình, Phát triển và Thịnh vượng" và thông qua Kế hoạch Hành động kèm theo.✅
C: “Tuyên bố ASEAN-Ấn Độ về Đối tác vì Hoà bình và Thịnh vượng" và thông qua Kế hoạch Hành động kèm theo.
D: Tuyên bố ASEAN-Ấn Độ về Đối tác vì Phát triển và Thịnh vượng" và thông qua Kế hoạch Hành động kèm theo

Câu 9: ASEAN với Nhật Bản, bên cạnh việc thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận, cam kết đã ký, trong năm 2013, Nhật Bản và ASEAN đã tăng cường hợp tác về những nội dung gì?

A: Ứng dụng công nghệ trong quản lý thiên tai, ngoại giao, y tế toàn cầu, tăng trưởng xanh chống biến đổi khí hậu và quản lý đô thị hóa.
B: Ứng dụng công nghệ vệ tinh trong quản lý thiên tai, ngoại giao, y tế toàn cầu, tăng trưởng xanh chống biến đổi khí hậu và quản lý đô thị hóa.
C: Ứng dụng công nghệ vệ tinh trong quản lý thiên tai, ngoại giao, y tế toàn cầu, tăng trưởng xanh chống biến đổi khí hậu và đô thị hóa✅
D: Ứng dụng công nghệ vệ tinh trong quản lý thiên tai, ngoại giao, y tế toàn cầu, tăng trưởng chống biến đổi khí hậu và quản lý đô thị hóa.

Câu 10: Theo bạn Chương trình hành động Viên chăn (VAP) và kế hoạch hành động về ASCC đã xác định các lĩnh vực hợp tác (thành tố) chính là?

A: Tạo dựng cộng đồng các xã hội đùm bọc; Giải quyết những tác động xã hội của hội nhập kinh tế;
B: Không có đáp án đúng
C: Phát triển môi trường bền vững;Nâng cao nhận thức và bản sắc ASEAN
D: Cả A và B đều đúng.✅

Câu 11: Giai đoạn 2011 – 2015 ASEAN và Trung Quốc nhấn mạnh cần tiếp tục thực hiện đầy đủ các cam kết nêu trong Tuyên bố nào?

A: Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Ðông✅
B: Tuyên bố an ninh ASEAN
C: Tuyên bố mậu dịch ASEAN
D: Tuyên bố của Hội nghị cấp cao ASEAN

Câu 12: Quan hệ đối thoại ASEAN-Trung Quốc được thiết lập năm nào?

A: Năm 1994
B: Năm 1991✅
C: Năm 1993
D: Năm 1992

Câu 13: Theo bạn hiện nay, ASEAN đang chuyển sang giai đoạn phát triển mới với mục tiêu bao trùm là hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Vậy hoạt động này dựa trên cơ sở pháp lý nào?

A: Qui ước ASEAN
B: Luật ASEAN
C: Thỏa thuận ASEAN
D: Hiến chương ASEAN✅

Câu 14: ASEAN và Liên hiệp quốc đã tổ chức Hội nghị Cấp cao lần đầu tiên vào ngày 12/02/2000 tại?

A: Hà Nội
B: Phnôm Pênh
C: Viên Chăn
D: Bangkok✅

Câu 15: Các nước và tổ chức bên ngoài tiếp tục quan tâm và mong muốn đặt quan hệ với ASEAN.Theo bạn đến nay đã có bao nhiêu nước cử Ðại sứ tại ASEAN?

A: 72 nước cử Ðại sứ tại ASEAN
B: 73 nước cử Ðại sứ tại ASEAN
C: 75 nước cử Ðại sứ tại ASEAN✅
D: 74 nước cử Ðại sứ tại ASEAN

Câu 16: Theo bạn Úc và Niu Dilân đã tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) vào năm nào?

A: 2005
B: 2003
C: 2006
D: 2004

Câu 17: Quan hệ đối thoại ASEAN - Canada được lập vào năm nào?

A: Năm 1978
B: Năm 1976
C: Năm 1979
D: Năm 1977✅

Câu 18: Quan hệ ASEAN-EU được chính thức hóa vào năm 1977; đến nay đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các mặt nào sau đây:

A: Kinh tế.
B: Chính trị.
C: Tất cả A,B,C đều đúng.✅
D: Hợp tác phát triển

Câu 19: EU cam kết tiếp tục ủng hộ ASEAN xây dựng Cộng đồng và phát huy vai trò trung tâm ở khu vực, coi việc nâng cao quan hệ với ASEAN là?

A: Ưu tiên của khối, mong muốn hướng tới xây dựng khu vực mậu dịch tự do (FTA) ASEAN - EU
B: Nguy cơ của khối, mong muốn hướng tới xây dựng khu vực mậu dịch tự do (FTA) ASEAN - EU✅
C: Ưu tiên của khối, không mong muốn hướng tới xây dựng khu vực mậu dịch tự do (FTA) ASEAN - EU
D: Đe dọa của khối, mong muốn hướng tới xây dựng khu vực mậu dịch tự do (FTA) ASEAN - EU

Câu 20: Mỹ coi ASEAN là?

A: Trung tâm của cấu trúc khu vực châu Á - Ấn Đô Dương và là trung tâm của chiến mà Mỹ đang hướng tới.
B: Trung tâm của cấu trúc khu vực châu Á - Ấn Đô Dương và là trung tâm của chiến lược không cân bằng mà Mỹ đang hướng tới.
C: Trung tâm của cấu trúc khu vực châu Á - Thái Bình Dương và là trung tâm của chiến lược tái cân bằng mà Mỹ đang hướng tới.
D: Trung tâm của cấu trúc khu vực châu Á - Ấn Đô Dương và là trung tâm của chiến lược tái cân bằng mà Mỹ đang hướng tới.✅

3. Cuộc thi tìm hiểu về Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam - Tuần 5

Câu 1: Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN khi hoàn thành gồm mấy đặc điểm chính:

A: 5
B: 4
C: 3
D: 2

Câu 2: Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông viết tắt:

A: COC
B: COE
C: COB
D: COD

Câu 3: Các biện pháp để thực hiện hợp tác chính trị của cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN là:

A: Cung cấp học bổng nghiên cứu về các nước ASEAN, xây dựng giáo trình giảng dạy tại các trường Đại học liên kết giữa các cơ quan nghiên cứu và các trường Đại học
B: Xuất bản ấn phẩm, đẩy mạnh các chương trình giao lưu báo chí
C: Tổ chức hội thảo và các khóa đào tạo, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm
D: Cả A, B, C đều đúng

Câu 4: Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN (ADMM) họp lần đầu tiên năm 2006 tại:

A: Malaysia
B: Indonesia
C: Singapore
D: Việt Nam

Câu 5: Hội nghị bộ trưởng ASEAN về tội phạm xuyên quốc gia (AMMTC) họp:

A: 1 năm một lần
B: 4 năm một lần
C: 2 năm một lần
D: 3 năm một lần

Câu 6: Hội nghị quốc phòng ASEAN mở rộng viết tắt là ADMM +. Các đối tác tham gia ADMM + phải đạt tiêu chí cơ bản là:

A: Là đối tác đối thoại đầy đủ của ASEAN
B: Cả A, B, C đều đúng
C: Có quan hệ quốc phòng thực chất với các nước ASEAN
D: Có khả năng hợp tác với ADMM để tăng cường an ninh khu vực

Câu 7: Mục tiêu của cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN là:

A: Cả A, B, C đều đúng.
B: Nhằm đảm bảo cho các nước ASEAN chung sống hòa bình với nhau
C: Nhằm đảm bảo cho các nước ASEAN chung sống hòa bình với nhau và với thế giới bên ngoài trong một môi trường công bằng, dân chủ và hòa hợp.
D: Nhằm nâng cao hợp tác chính trị, an ninh lên một tầm cao mới với sự tham gia và đóng góp của các đối tác bên ngoài

Câu 8: Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN tổ chức lần thứ tư tại Hà Nội năm:

A: 2009
B: 2010
C: 2011
D: 2012

Câu 9: Sáng kiến thành lập cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN được nước nào đưa ra đầu tiên:

A: Philippine
B: Malaysia
C: Việt Nam
D: Indonesia

Câu 10: Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR) sẽ gồm đại diện chính phủ các nước ASEAN (không phải cá nhân) được bổ nhiệm với thời hạn 3 năm (vẫn ở tại nước mình) chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN và họp định kỳ:

A: 2 lần/năm, mỗi lần không quá 4 ngày và có thể họp thêm khi cần theo chỉ thị hoặc khi có sự đồng thuận của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN.
B: 2 lần/năm, mỗi lần không quá 6 ngày và có thể họp thêm khi cần theo chỉ thị hoặc khi có sự đồng thuận của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN.
C: 2 lần/năm, mỗi lần không quá 3 ngày và có thể họp thêm khi cần theo chỉ thị hoặc khi có sự đồng thuận của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN.
D: 2 lần/năm, mỗi lần không quá 5 ngày và có thể họp thêm khi cần theo chỉ thị hoặc khi có sự đồng thuận của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN.

Câu 11: Diễn đàn khu vực ASEAN ra đời tháng 7/1994 và đến nay có 27 nước tham gia. Việt Nam đã tham gia diễn đàn này từ năm:

A: 1997
B: 1994
C: 1996
D: 1995

Câu 12: Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR) chính thức thành lập và đi vào hoạt động từ:

A: 01/2010
B: 11/2009
C: 7/2009
D: 10/2009

Câu 13: Diễn đàn khu vực ASEAN là diễn đàn đối thoại và hợp tác giữa các nước tham gia về các vấn đề chính trị - an ninh khu vực nhằm mục tiêu:

A: Xây dựng lòng tin (CBM)
B: Cả A, B, C đều đúng
C: Ngoại giao phòng ngừa (PD)
D: Xem xét phức cách giải quyết xung đột, tiếp cận các vấn đề theo quan điểm an ninh toàn diện, kể cả chính trị

Câu 14: Tổ chức cảnh sát các nước ASEAN viết tắt là:

A: ASEANPOL
B: Iutapol
C: ASOD
D: SOMTC

Câu 15: Các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua tuyên bố ASEAN về nhân quyền do AICHR soạn thảo tại:

A: Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 19 (Bali Indonesia 11/2011)
B: Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 21 (Phnom Penh Campuchia 11/2012)
C: Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 20 (Phnom Penh Campuchia 4/2012)
D: Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 18 (Jakarta Indonesia 5/2011)

Câu 16: ASEAN đã xác định các lĩnh vực ưu tiên trong đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia là

A: Khủng bố; buôn bán ma túy; rửa tiền; cướp biển
B: Buôn bán ma túy; rửa tiền; cướp biển; buôn bán người; tội phạm mạng.
C: Khủng bố; buôn bán ma túy; buôn bán vũ khí
D: Khủng bố; buôn bán ma túy; buôn bán người; rửa tiền; buôn bán vũ khí; cướp biển; tội phạm kinh tế; tội phạm mạng

Câu 17: Kế hoạch tổng thể về trụ cột chính trị-an ninh ASEAN được các lãnh đạo ASEAN ký tại

A: Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 13
B: Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 12
C: Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 11
D: Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 14

Câu 18: Hội nghị Bộ trưởng tư pháp ASEAN (ALAWMM) được thành lập vào năm:

A: 1987
B: 1988
C: 1986
D: 1985

Câu 19: Diễn đàn khu vực ASEAN viết tắt là:

A: CRF
B: BRF
C: DRF
D: ARE

Câu 20: Cộng đồng chính trị-an ninh ASEAN viết tắt là:

A: AEC
B: ASCC
C: APSC
D: ASEAN

4. Đáp án Cuộc thi tìm hiểu về Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam - Tuần 4

Câu 1: Trọng tâm của Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN đến năm 2025 là gì:

A: Thúc đẩy sự phát triển bền vững
B: Cả ba đáp án trên đều đúng
C: Thân thiện với môi trường
D: Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thông qua hợp tác hướng vào người dân

Câu 2: Kết quả cần đạt được trong việc xây dựng và phát triển tính năng động trong Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến 2025 là:

A: Hướng tới một ASEAN cởi mở và thích ứng
B: Cả ba đáp án trên đều đúng
C: Hướng tới một ASEAN sáng tạo, đổi mới và đáp ứng
D: Xây dựng một văn hóa kỹ năng kinh doanh trong ASEAN

Câu 3: Điểm khác biệt cơ bản giữa Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN trong giai đoạn 2009-2015 so với giai đoạn 2016-2025 là:

A: Đề cao tính tự cường của cộng đồng ASEAN hơn là trách nhiệm chia sẻ và đùm bọc.
B: Đề cao tính tự cường và năng động của Cộng đồng ASEAN hơn là trách nhiệm chia sẻ và đùm bọc.
C: Cả 3 đáp án trên đều đúng
D: Con người không còn là trung tâm của sự phát triển, mà thay vào đó là vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu.

Câu 4: Mối quan hệ giữa trụ cột Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN với hai trụ cột còn lại của Cộng đồng ASEAN (là Cộng đồng Kinh tế ASEAN và Cộng đồng An ninh Chính trị ASEAN)

A: Phụ thuộc
B: Cả ba đáp án trên đều sai
C: Độc lập
D: Chân kiềng quan trọng, gắn kết và bổ trợ cho 2 trụ cột còn lại

Câu 5: Trong năm Chủ tịch ASEAN 2010, Việt Nam đã đưa ra sáng kiến, chủ trì xây dựng và trình các nhà Lãnh đạo Cấp cao ASEAN thông qua hai văn kiện quan trọng của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN là:

A: Tuyên bố của Lãnh đạo cấp cao ASEAN về Phát triển nguồn nhân lực và kỹ năng nghề cho phục hồi kinh tế và phát triển bền vững
C: Tuyên bố Hà Nội về Phúc lợi và Phát triển cho phụ nữ và trẻ em ASEAN
D: Đáp án a và c đúng

Câu 6: Kết quả cần đạt được trong việc xây dựng và phát triển tính tự cường trong Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến 2025 là:

A: Cả ba đáp án trên đều đúng
B: Nỗ lực đạt tới một ASEAN “không ma túy”
C: Tăng cường và tối ưu hóa các hệ thống tài chính, chuẩn bị sẵn thức ăn, nước, năng lượng và các lưới an sinh xã hội trong thời kỳ khủng hoảng thông qua việc tạo thêm nguồn tài nguyên có sẵn, dễ tiếp cận, giá cả phải chăng, và bền vững hơn.
D: ASEAN có thể ứng phó với tất cả các mối nguy cơ có hại đến sức khỏe bao gồm những đe doạ về mặt sinh học, hóa học, phóng xạ và hạt nhân, và các mối đe dọa mới nổi.

Câu 7: Những thách thức đặt ra trong Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN đến năm 2025 là:

A: Cả ba đáp án trên đều đúng
B: Thảm họa thiên tại, ô nhiễm môi trường
C: Vấn đề nghèo đói
D: Vấn đề nghèo đói

Câu 8: Tính tự cường và năng động trong mục tiêu của Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN giai đoạn 2016 - 2025 được hiểu là:

A: Cả 3 đáp án trên đều đúng
B: Một cộng đồng tự cường được nâng cao về năng lực và khả năng nhằm thích nghi và ứng phó với những tổn thương kinh tế và xã hội, thiên tai, biến đổi khí hậu cũng như các mối đe dọa C: Một cộng đồng năng động và hài hòa với nhận thức và niềm tự hào về bản sắc, văn hóa, và di sản, được tăng cường năng lực nhằm đổi mới và chủ động đóng góp cho cộng đồng toàn cầu
D: Nỗ lực đạt tới một ASEAN “không ma túy”

Câu 9: Thành quả mà Việt Nam đã đạt được thông qua quá trình tham gia thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN giai đoạn 2009-2015 là:

A: Hoàn thành tất cả các nội dung hành động của Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN giai đoạn 2009-2015
B: Đáp án c sai
C: Được cộng đồng đánh giá là một thành viên có nhiều cố gắng trong việc lồng ghép thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN giai đoạn 2009-2015 vào các chương trình, dự án quốc gia

Câu 10: Văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020 hình dung thế nào về Cộng đồng Văn hóa Xã hội ASEAN:

A: Người già phải được quan tâm đặc biệt hơn các đối tượng khác
B: Nghèo đói, suy dinh dưỡng là vấn đề lớn cần ưu tiên giải quyết
C: Xây dựng một nền văn hóa chung thống nhất cho các nước thành viên ASEAN
D: Xây dựng một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau

Câu 11: Nội dung nào thuộc nhóm giải pháp mà Chính phủ Việt Nam đặt ra nhằm thực hiện Đề án về xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025 là:

A: Cả ba đáp án trên đều đúng.
B: Tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN và Đề án
C: Hoàn thiện hệ thống tổ chức và nâng cao năng lực cán bộ phù hợp với chức năng nhiệm vụ.
D: Tăng cường hệ thống thông tin, báo cáo, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện các mục tiêu

Câu 12: Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa Xã hội ASEAN được xây dựng trên cơ sở nào:

A: Kế hoạch hành động xây dựng Cộng đồng VHXH ASEAN (ASCC POA).
B: Cả ba đáp án trên đều đúng
C: Chương trình Hành động Viên-chăn (VAP)
D: Tầm nhìn ASEAN 2020

Câu 13: Trong khuôn khổ hợp tác về lao động, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực, hiệu quả nào cho Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN

A: Tổ chức thành công Hội thi tay nghề ASEAN lần thứ 5 năm 2004 và lần thứ 10 năm 2014
B: Tổ chức thành công Hội nghị phát triển nguồn nhân lực lần thứ 2 vào tháng 5 năm 2010
C: Cả ba đáp án trên đều đúng
D: Tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN (ALMM) lần thứ 12 năm 1998 và lần thứ 21 năm 2010

Câu 14: Hoạt động nào của Chính phủ Việt Nam nhằm mục tiêu “xây dựng Cộng đồng ASEAN hòa nhập, bền vững, tự lực tự cường và năng động”

A: Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ bền vững với việc áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường, quản lý rác thải và sử dụng nhiên liệu hiệu quả.
B: Từng bước xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh trong ASEAN.
C: Cả ba đáp án trên đều đúng
D: Thúc đẩy, bảo vệ quyền của các nhóm yếu thế và những đối tượng đặc thù.

Câu 15: Ý tưởng về Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN nói riêng trong tổng thể Cộng đồng ASEAN nói chung được khởi nguồn từ văn kiện nào sau đây:

A: Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN giai đoạn 2009-2015 tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 13, tháng 11/2007.
B: Tầm nhìn ASEAN 2020 thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN không chính thức lần thứ 2, tháng 12/2007.
C: Kế hoạch hành động Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 10, tháng 11/2004.
D: Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II (hay còn gọi là Tuyên bố Ba-li II) tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 9, tháng 10/2003.

Câu 16: Kết quả triển khai chương trình hành động thực hiện Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN giai đoạn 2009-2015 là:

A: Đã đạt được hơn 89% các nội dung chương trình hành động
B: Đã đạt được hơn 90% các nội dung chương trình hành động
C: Đã đạt được hơn 99% các nội dung chương trình hành động
D: Cả ba đáp án trên đều sai

Câu 17: Mục tiêu nào không thuộc nội dung chính của Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN giai đoạn 2016-2025

A: Phát triển con người
B: Xây dựng bản sắc ASEAN
C: Thu hẹp khoảng cách phát triển
D: Đảm bảo môi trường bền vững

Câu 18: Nội dung Đề án của Chính phủ Việt Nam về xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025 là:

A: Nâng cao nhận thức và năng lực cho các cơ quan, tổ chức và người dân về Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN
B: Đến cuối năm 2016, các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương ban hành kế hoạch hành động triển khai đề án này.
C: Huy động nguồn lực để đảm bảo thực hiện một cách hiệu quả các mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN gắn kết và mang lại lợi ích, hòa nhập, bền vững, tự lực tự cường và năng động.
D: Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 19: Những kết quả quan trọng đã đạt được qua Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN giai đoạn 2009-2015 là:

A: Vấn đề môi trường được cải thiện
B: Giảm đáng kể số người nghiện ma túy ở các quốc gia ASEAN
C: Giảm đáng kể tình trạng nghèo cùng cực
D: Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 20: Quyết định chính thức của ASEAN về việc xây dựng Cộng đồng hợp tác văn hóa xã hội (Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN – ASCC) được đưa ra tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ mấy:

A: 9
B: 10
C: 11
D: 12

5. Đáp án Cuộc thi tìm hiểu về Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam - Tuần 3

Câu 1: Hài hòa hóa các tiêu chuẩn sản phẩm và quy chế, giải quyết nhanh hơn các thủ tục hải quan và thương mại và hoàn chỉnh các quy tắc về xuất xứ chính là các biện pháp mà ASEAN cần thực hiện để xây dựng vấn đề gì?

A: Thị trường ASEAN thống nhất
B: Ổn định an ninh khu vực
C: Hợp tác khu vực bền vững
D: Phát triển kinh tế khu vực

Câu 2: Theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ASEAN Trade in Goods Agreement) quy định Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế quan trong mấy giai đoạn và vào những thời điểm nào?

A: Trong 3 giai đoạn vào ngày 1/1/2013, 2014 và 2015.
B: Trong 3 giai đoạn vào ngày 1/1/2008, 2009 và 2010.
C: Trong ba giai đoạn vào ngày 1/1/2016, 2017, 2018.
D: Trong ba giai đoạn vào ngày 1/1/2009, 2010, 2011.

Câu 3: Mục tiêu tổng thể của AEC là:

A: Tạo ra” một khu vực kinh tế Asean phát triển đồng đều”
B: Tạo ra “một khu vực kinh tế Asean phát triển ổn định, thịnh vượng, đồng đều, có tính cạnh tranh cao và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu”
C: Tạo ra” một khu vực kinh tế Asean phát triển toàn diện”
D: Tạo ra” một khu vực kinh tế Asean phát triển ổn định, thịnh vượng”

Câu 4: Tên viết tắt của Cộng đồng kinh tế ASEAN là:

A: APEC
B: AEC
C: ACE
D: APTA

Câu 5: Khu vực thương mại tự do ASEAN được viết tắt là:

A: AEC
B: AFTA
C: APEC
D: ATFA

Câu 6: AEC là mô hình liên kết kinh tế khu vực dựa trên và nâng cao những liên kết hiện có của ASEAN và theo đó bổ sung những nội dung mới nào sau đây?

A: Di chuyển vốn và dầu tư tự do.
B: Tự do di chuyển ngoại tệ và lao động
C: Tự do di chuyển con người và tiền tệ
D: Tự do di chuyển lao động và di chuyển vốn tự do hơn

Câu 7: Giải thưởng khách sạn xanh của ASEAN là giải thưởng chứng nhận khách sạn trong khu vực đủ tiêu chuẩn gì?

A: Tiêu chuẩn môi trường
B: Tiêu chuẩn chất lượng
C: Tiêu chuẩn du lịch
D: Cả tiêu chuẩn môi trường và chất lượng

Câu 8: Để bước đầu hiện thực hóa AEC, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 9 (2003) đồng ý: ASEAN sẽthực hiện các khuyến nghị về liên kết kinh tế của Nhóm Đặc Trách Cao cấp (HLTF) về Liên kết Kinh tế của Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM). Cụ thể là:

A: Tất cả các nội dung A, B, C
B: Tạo thuận lợi cho việc đi lại của doanh nhân, lao động lành nghề và nhân tài, và tăng cường các thể chế của ASEAN và thu hẹp khoảng cách phát triển.
C: Thúc đẩy hội nhậpkhu vực trong các ngành ưu tiên
D: Đẩy mạnh việc thực hiện những sáng kiến kinh tế hiện có, bao gồm Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN, Hiệp định Khung ASEAN về Dịch vụ, và Khu vực Đầu tư ASEAN;

Câu 9: Ba trụ cột quan trọng của Cộng đồng Asean nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra trong Tầm nhìn ASEAN 2020 là:

A: Cộng đồng kinh tế ASEAN, Cộng đồng Chính trị ASEAN, Cộng đồng Văn hóa- Xã hội ASEAN.
B: Cộng đồng Chính trị ASEAN, Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN và Cộng đồng kinh tế ASEAN
C: Cộng đồng Xã hội ASEAN, Cộng đồng Chính trị ASEAN và Cộng đồng kinh tế ASEAN
D: Cộng đồng An ninh ASEAN, Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN và Cộng đồng kinh tế ASEAN

Câu 10: Cộng đồng kinh tế ASEAN đi vào hoạt động chính thức vào ngày tháng năm nào?

A: 31/12/2016
B: 30/12/2015
C: 31/12/2015
D: 01/01/2016

Câu 11: AFTA là

A: Hiệp định Khu vực Mậu dịch Tự do
B: Khu vực đầu tư ASEAN
C: Hiệp định Khung về Hợp tác Công nghiệp ASEAN
D: Hiệp định Khung ASEAN về Dịch vụ

Câu 12: Để tạo thành khu vực kinh tế cạnh tranh cao thì về chính sách cạnh tranh các nền kinh tế cần:

A: Cam kết cạnh tranh lành mạnh
B: Cam kết hoàn thiện pháp luật muộn nhất vào năm 2015
C: Cam kết ban hành chính sách và luật cạnh tranh quốc gia (CPL) muộn nhất vào năm 2015
D: Cam kết ban hành luật cạnh tranh vào năm 2015

Câu 13: AEC là sự hội nhập của các quốc gia thành viên ASEAN thành một khối sản xuất, thương mại và đầu tư, tạo ra thị trường chung của khu vực có GDP đạt khoảng 2.000 tỷ USD và trở thành nền kinh tế đứng thứ mấy trên thế giới?

A: Số 7 thế giới.
B: Số 2 thế giới.
C: Số 5 thế giới.
D: Số 1 thế giới.

Câu 14: Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) đã và đang được thực thi với cam kết mở cửa hoàn toàn đối với bao nhiêu phân ngành?

A: Tất cả các phân ngành
B: 128
C: 48
D: 138

Câu 15: Yếu tố nào sau đây cấu thành Cộng đồng kinh tế ASEAN:

A: Một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung, một khu vực kinh tế cạnh tranh, phát triển kinh tế cân bằng, hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
B: Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu
C: Một khu vực kinh tế cạnh tranh
D: Phát triển kinh tế cân bằng

Câu 16: Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN- Nhật Bản được ký kết vào tháng 04 năm 2008 là hiệp định gì?

A: Là Hiệp định toàn diện mọi mặt của thương mại hàng hóa, du lịch.
B: Là Hiệp định toàn diện trên mọi mặt của thương mại hàng hóa , dịch vụ, đầu tư và hợp tác kinh tế và sở hữu trí tuệ.
C: Là Hiệp định toàn diện trên mọi mặt của thương mại hàng hóa , dịch vụ, đầu tư và hợp tác D: Là Hiệp định toàn diện mọi mặt của thương mại hàng hóa và sở hữu trí tuệ.

Câu 17: Nhằm đáp ứng chính sách về cạnh tranh của Cộng đồng kinh tế ASEAN thì các quốc gia thành viên phải có luật gì?

A: Luật Cạnh tranh
B: Luật Kinh tế
C: Luật Doanh nghiệp
D: Luật Thương mại

Câu 18: Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA) gồm những nội dung chính nào sau đây?

A: Tự do hóa đầu tư, Bảo hộ đầu tư, Xúc tiến đầu tư.
B: Tự do hóa đầu tư, Tự do hóa lao động, Thuận lợi hóa đầu tư.
C: Tự do hóa thương mại, Bảo hộ đầu tư, Xúc tiến thương mại, Tự do hóa lao động.
D: Tự do hóa đầu tư, Bảo hộ đầu tư, Thuận lợi hóa đầu tư, và xúc tiến đầu tư.

Câu 19: Hiệp định đầu tư toàn diện Asean đã ra đời năm nào?

A: 2009
B: 2004
C: 2015
D: 1992

Câu 20: Cộng đồng kinh tế ASEAN(AEC) thực chất chưa thể được coi là một cộng đồng kinh tế gắn kết như Cộng đồng Kinh tế châu Âu vì sao?

A: Vì được hình thành bởi các quốc gia Đông Nam Á
B: AEC không có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và những cam kết ràng buộc với lộ trình thực hiện cụ thể
C: ACE là một tiến trình hội nhập kinh tế khu vực chứ không phải là một Thỏa thuận hay Hiệp định với các cam kết ràng buộc thực chất
D: AEC được hình thành bởi một số ít nền kinh tế

6. Đáp án Cuộc thi tìm hiểu về Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam - Tuần 2

Câu 1: Mục tiêu của Hiến chương ASEAN về việc “Xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất với sự ổn định, thịnh vượng, khả năng cạnh tranh và liên kết kinh tế cao, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư” bao gồm:

A: Di chuyển thuận lợi của các doanh nhân, những người có chuyên môn cao, những người có tài năng và lực lượng lao động
B: Sự chu chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ và dòng đầu tư.
C: Sự chu chuyển tự do hơn các dòng vốn.
D: Cả A,B,C đều đúng.

Câu 2: Quỹ ASEAN được thành lập nhằm:

A: Giúp các quốc gia thành viên ASEAN vượt qua khủng hoảng kinh tế
B: Giúp các quốc gia thành viên ASEAN xóa đói, giảm nghèo
C: Hỗ trợ Tổng thư ký ASEAN và hợp tác với các cơ quan liên quan của ASEAN để phục vụ xây dựng cộng đồng ASEAN.
D: Cho các quốc gia thành viên ASEAN vay tiền khi gặp khó khăn

Câu 3: Hiến chương ASEAN có bao nhiêu chương?

A: 55
B: 25
C: 33
D: 13

Câu 4: Trong quan hệ với các đối tác bên ngoài, Nước Điều phối sẽ tiến hành các hoạt động, trong đó có:

A: Đồng chủ trì các cuộc họp liên quan giữa ASEAN và các đối tác bên ngoài; và
B: Cả 3 đáp án trên đều đúng.
C: Được các Ủy ban của ASEAN tại các Nước thứ ba và bên cạnh các Tổ chức quốc tế có liên quan hỗ trợ
D: Đại diện cho ASEAN và thúc đẩy quan hệ trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và bình đẳng, phù hợp với các nguyên tắc của ASEAN;

Câu 5: Ngân sách hoạt động của Ban thư ký ASEAN lấy từ nguồn nào?

A: Từ đóng góp của các nước ASEAN và các bên Đối tác
B: Từ Quỹ hội nhập ASEAN
C: Từ đóng góp của các nước thành viên ASEAN
D: Từ Quỹ phát triển ASEAN

Câu 6: Cơ quan hoạch định chính sách tối cao của ASEAN là:

A: Tổng Thư ký ban thư ký ASEAN
B: Hội đồng Cộng đồng ASEAN
C: Cấp cao ASEAN.
D: Hội đồng Điều phối ASEAN

Câu 7: Tổ chức nào sẽ quyết định về việc bổ nhiệm đại diện của các quốc gia ngoài ASEAN và bên cạnh ASEAN

A: Các Quốc gia là thành viên ASEAN.
B: Các tổ chức liên chính phủ liên quan.
C: Các Quốc gia ngoài ASEAN.
D: Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN.

Câu 8: Màu xanh da trời trong lá cờ của ASEAN thể hiện:

A: Hòa bình và thịnh vượng
B: Thịnh vượng và năng động
C: Hòa bình và ổn định
D: Ổn định và thịnh vượng

Câu 9: Theo Hiến chương ASEAN quy định, ASEAN là một dạng tổ chức:

A: Phi chính phủ, có tư cách pháp nhân
B: Chính trị xã hội, không có tư cách pháp nhân
C: Tự quản, không có tư cách pháp nhân
D: Liên chính phủ, có tư cách pháp nhân

Câu 10: Theo Hiến chương ASEAN, Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN không bao gồm hội đồng sau:

A: Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN
B: Hội đồng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN
C: Hội đồng Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN
D: Hội đồng Cộng đồng chung ASEAN.

Câu 11: Hiến chương ASEAN có thể được sửa đổi khi

A: Chủ tịch ASEAN quyết định thay đổi.
B: Đa số các thành viên ASEAN đồng ý thanh đổi.
C: Hội đồng điều phối ASEAN đồng thuận trình lên cấp cao ASEAN quyết định.
D: Tổng thư ký ASEAN quyết định thay đổi.

Câu 12: Hiến chương ASEAN được ký kết chính thức tại

A: Hội nghị Cấp cao ASEAN thứ 14 (tháng 2/2009)
B: Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 (tháng 12/1998)
C: Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ nhất (tháng 2/1976)
D: Hội nghị Cấp cao ASEAN thứ 13 (tháng 11/2007)

Câu 13: Khái niệm nào mô tả tính chất của ASEAN như một tổ chức gắn kết hài hòa các quốc gia có đặc điểm đa dạng khác nhau?

A: Thống nhất trong đa dạng
B: Thống nhất trong khác biệt
C: Đa dạng nhưng thống nhất
D: Hài hòa nhưng đa dạng.

Câu 14: Ngôn ngữ làm việc của ASEAN là tiếng gì?

A: Tiếng Anh, Tây Ban Nha, Pháp và Trung Quốc.
B: Tiếng Anh và Tây Ban Nha
C: Tiếng Anh, Tây Ban Nha và Pháp
D: Tiếng Anh

Câu 15: Theo các tiêu chí kết nạp thành viên ASEAN được quy định trong Hiến chương ASEAN thì tiêu chí sau đây là KHÔNG chính xác

A: Chấp nhận sự ràng buộc và tuân thủ Hiến chương.
B: Được Quốc gia giữ chức chủ tịch ASEAN công nhận.
C: Có vị trí nằm trong khu vực địa lý Đông Nam Á.
D: Có khả năng và sẵn sàng thực hiện các nghĩa vụ Thành viên.

Câu 16: Nguyên tắc đầu tiên được Hiến chương ASEAN và các Quốc gia thành viên tái khẳng định và tuân thủ là:

A: Tuân thủ pháp quyền, quản trị tốt, các nguyên tắc của nền dân chủ và chính phủ hợp hiến;
B: Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các Quốc gia thành viên;
C: Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của người dân ASEAN, đồng thời nhấn mạnh những giá trị chung trên tinh thần thống nhất trong đa dạng;

Câu 17: Quốc ca ASEAN nhằm thể hiện thông điệp gì của ASEAN?

A: Sự đoàn kết
B: Sự thịnh vượng
C: Vai trò trung tâm
D: Sự hài hoà

Câu 18: Lá cờ ASEAN có kích cỡ bao nhiêu?

A: 250 cm x 300 cm
B: 200 cm x 250 cm
C: 200 cm x 300 cm
D: 100 cm x 150 cm

Câu 19: Màu đỏ trong lá cờ của ASEAN thể hiện:

A: Niềm tự hào và sức mạnh
B: Sự thông minh và sáng tạo
C: Dũng khí và sự hi sinh
D: Dũng khí và sự năng động

Câu 20: Những nội dung nào cần quan tâm khi triển khai quan hệ đối ngoại ASEAN

A: Cả 3 đáp án trên đều đúng.
B: ASEAN sẽ phát triển quan hệ hữu nghị và đối thoại, hợp tác và đối tác cùng có lợi với các quốc gia trên tuân thủ các mục tiêu, nguyên tắc đề ra trong Hiến chương.

Bài thi tự luận:

Đề bài: Tuổi trẻ Thủ đô có thể làm gì để góp phần giúp Việt Nam đảm nhận thành công vai trò Chủ tịch ASEAN 2020?

Trọng trách kép Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực HĐBA/LHQ nhiệm kỳ 2020 - 2021 là những hoạt động ngoại giao quan trọng để Việt Nam thể hiện và nâng cao vị thế, uy tín, cũng như năng lực trên trường quốc tế. Việt Nam sẽ đóng góp không chỉ tiếng nói của mình, mà còn đại diện cho cả Cộng đồng ASEAN ở một diễn đàn quan trọng và tầm cỡ toàn cầu như Liên hợp quốc. Với vai trò Chủ tịch luân phiên, Việt Nam cần thể hiện rõ vai trò ngoại giao tích cực để nâng cao vị thế của ASEAN. Việt Nam cũng sẽ nỗ lực vận động tất cả các quốc gia thành viên cùng tham gia bảo vệ và duy trì lợi ích tại khu vực; đưa ra các ý tưởng, xây dựng kế hoạch và mang lại động lực cho các nước ASEAN trong việc đối phó với những thách thức và tình huống khó khăn mà họ gặp phải. Đồng thời, Việt Nam sẽ có cơ hội thuận lợi để thể hiện vai trò lãnh đạo của mình trên phạm vi toàn cầu, giúp mở rộng và khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trên trường quốc tế.

Tuổi trẻ Thủ đô cần tích cực học tập, rèn luyện, tham gia vào các phong trào xây dựng quê, hương đất nước để óp phần giúp Việt Nam đảm nhận thành công vai trò Chủ tịch ASEAN 2020.

Trên đây là Đáp án Cuộc thi tìm hiểu về Năm Chủ tịch ASEAN 2021 của Việt Nam mới nhất cùng các câu hỏi để các bạn tìm hiểu thêm về ASEAN.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
19 30.616
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm