Mẫu biên bản mở thầu

Hoatieu.vn xin giới thiệu tới các bạn Mẫu biên bản mở thầu được ban hành kèm theo Thông tư 23/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết về lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu. Đây là mẫu sử dụng trong quá trình đầu thầu.

1. Biên bản mở thầu

Mẫu biên bản mở thầu

[TÊN CHỦ ĐẦU TƯ]

[TÊN BÊN MỜI THẦU]

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____, ngày ____ tháng ____ năm ____

BIÊN BẢN MỞ THẦU

(đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ)

Lễ mở thầu được bắt đầu vào lúc _____ [Ghi thời điểm mở thầu] tại ____ [Ghi địa điểm mở thầu].

I. CÁC THÔNG TIN CHUNG

1. Tên dự án: _____ [Ghi tên dự án theo quyết định đầu tư].

2. Tên gói thầu: _____[Ghi tên gói thầu theo KHLCNT].

III. Danh sách nhà thầu

1. Các nhà thầu mua hoặc nhận HSDT từ bên mời thầu: ____ [Ghi tên, địa chỉ các nhà thầu].

2. Các nhà thầu nộp HSDT theo đúng quy định: _____ [Ghi tên, địa chỉ các nhà thầu].

3. Các nhà thầu nộp HSDT sau thời điểm đóng thầu (nếu có):_____ [Ghi tên, địa chỉ các nhà thầu nộp HSDT sau thời điểm đóng thầu].

4. Các nhà thầu có văn bản đề nghị sửa đổi, thay thế HSDT (nếu có): _____ [Ghi tên, địa chỉ các nhà thầu có văn bản đề nghị sửa đổi, thay thế HSDT].

II. CÁC THÔNG TIN CHỦ YẾU TRONG LỄ MỞ THẦU

Stt

Các thông tin chủ yếu

Nhà thầu A

Nhà thầu B

...

1.

Văn bản đề nghị rút HSDT (nếu có)

2.

Tình trạng niêm phong của HSDT trước khi mở

3.

Bản gốc HSDT

4.

Số lượng bản chụp HSDT

5.

Thời gian có hiệu lực của HSDT (ghi rõ thời gian có hiệu lực của HSDT nêu trong đơn dự thầu)

6.

Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu (chưa trừ giá trị giảm giá, nếu có)

7.

Giảm giá (nếu có)

8.

Giá dự thầu sau giảm giá

9.

Giá dự thầu trong bảng tổng hợp giá dự thầu

10.

Hình thức, giá trị và thời hạn hiệu lực của bảo đảm dự thầu

11.

Thời gian thực hiện hợp đồng ghi trong đơn dự thầu

Ý kiến của đại diện các bên tham dự lễ mở thầu (nếu có).

III. CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN KHÁC (NẾU CÓ)

_________ [Bên mời thầu điền các thông tin liên quan khác (nếu có)].

Bản chụp biên bản mở thầu được gửi đến tất cả nhà thầu tham dự lễ mở thầu.

Lễ mở thầu kết thúc vào: _______ [Ghi thời điểm kết thúc lễ mở thầu]

Chữ ký của đại diện Bên mời thầu và các nhà thầu tham dự lễ mở thầu:

_______________

Ghi chú:

Đại diện của Bên mời thầu phải ký xác nhận vào bản gốc các tài liệu sau: đơn dự thầu, thư giảm giá (nếu có), giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu (nếu có); thỏa thuận liên danh (nếu có); bảo đảm dự thầu; các nội dung đề xuất về tài chính và các nội dung quan trọng khác của từng HSDT. Việc mở thầu tuân thủ theo quy định của Luật đấu thầu, Nghị định 63/CP và HSMT.

2. Trình tự, thứ tự mở thầu theo quy định

Về trình tự mở thầu theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về trình tự mở thầu như sau:

+ Việc mở thầu phải được tiến hành công khai và bắt đầu ngay trong vòng 01 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu. Chỉ tiến hành mở các hồ sơ dự thầu mà bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của đại diện các nhà thầu tham dự lễ mở thầu, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu;

+ Việc mở thầu được thực hiện đối với từng hồ sơ dự thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu và theo trình tự sau đây:

– Yêu cầu đại diện từng nhà thầu tham dự mở thầu xác nhận việc có hoặc không có thư giảm giá kèm theo hồ sơ dự thầu của mình;

– Kiểm tra niêm phong;

– Mở hồ sơ và đọc rõ các thông tin về: Tên nhà thầu; số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ; giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu; giá trị giảm giá (nếu có); thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu; thời gian thực hiện hợp đồng; giá trị, hiệu lực của bảo đảm dự thầu; các thông tin khác liên quan;

+ Biên bản mở thầu: Các thông tin nêu tại Điểm b Khoản này phải được ghi vào biên bản mở thầu. Biên bản mở thầu phải được ký xác nhận bởi đại diện của bên mời thầu và các nhà thầu tham dự lễ mở thầu. Biên bản này phải được gửi cho các nhà thầu tham dự thầu;

+ Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào bản gốc đơn dự thầu, thư giảm giá (nếu có), giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu (nếu có); thỏa thuận liên danh (nếu có); bảo đảm dự thầu; các nội dung đề xuất về tài chính và các nội dung quan trọng khác của từng hồ sơ dự thầu.

Về thứ tự mở thầu theo quy định của pháp luật:

Khoản 1, Điều 38 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 quy định, tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng.

Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bản chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Theo quy định của Điểm b, Khoản 4, Điều 14 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định, việc mở thầu được thực hiện đối với từng hồ sơ dự thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu. Nghĩa là theo thứ tự chữ cái đối với tên loại hình doanh nghiệp trước, sau đó đến tên riêng.

Để tham dự đấu thầu và hướng tới mục tiêu thắng thầu, các nhà thầu phải tự hoàn thiện mình trên tất cả phương diện, trong đó có việc tiếp cận và khai thác thông tin mời thầu. Để phát huy tối đa tính chủ động trong việc tìm kiếm các cơ hội tham dự đấu thầu các nhà thầu chủ động tìm hiểu pháp luật về đấu thầu.

Đánh giá bài viết
3 14.606
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo