Mẫu biên bản làm việc thông dụng mới nhất năm 2024 và cách viết

Tải về

Biên bản làm việc là văn bản không thể thiếu được trong mỗi buổi họp, buổi meeting hay gặp gỡ giữa các đối tác công việc với nhau. Biên bản làm việc tóm tắt lại buổi họp, cũng như quá trình làm việc giữa 2 bên, có thể coi là một phần nhật ký của cuộc họp. Sau này, khi cần đối soát lại điều gì, ta chỉ cần xem lại mẫu biên bản làm việc để nắm bắt được tình hình. Chúng tôi xin gửi đến các bạn mẫu biên bản làm việc chuẩn nhất hiện nay, được lưu hành rộng rãi.

Mẫu biên bản làm việc mới nhất 2024 được ban hành theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính. Biên bản làm việc ghi chép lại những sự việc đã hoặc đang xảy ra trong quá trình trao đổi, họp bàn giữa hai hay nhiều người với nhau. Biên bản làm việc được sử dụng trong các trường hợp sau: Buổi làm việc giữa đại diện cơ quan nhà nước và người dân, buổi làm việc giữa các đối tác với nhau, buổi làm việc giữa đại diện doanh nghiệp và đại diện người lao động, buổi làm việc trong nội bộ cơ quan nhà nước....

Hiện nay, có đa dạng các loại biên bản làm việc, HoaTieu.vn xin cung cấp mẫu chuẩn nhất cho bạn đọc tham khảo và có thể TẢI VỀ dùng được ngay trong bài viết dưới đây.

1. Biên bản làm việc là gì?

Biên bản làm việc ghi chép lại những sự việc đã hoặc đang xảy ra trong quá trình trao đổi, họp bàn giữa hai hay nhiều người với nhau. Biên bản này không có hiệu lực pháp lý mà chủ yếu được dùng để làm căn cứ chứng minh các sự việc đã diễn ra. Khi xem lại biên bản, người đọc có thể nắm bắt được toàn bộ tình hình của buổi làm việc đã diễn ra.

Tham khảo thêm:

2. Mục đích của biên bản làm việc là gì?

Biên bản làm việc được lập ra nhằm mục đích ghi chép lại diễn biến của buổi làm việc với đầy đủ những diễn biến, ý kiến nêu ra, thỏa thuận và kết quả của buổi làm việc để phục vụ cho một số thủ tục như: ban hành quy chế mới trong tổ chức, doanh nghiệp; thay đổi một số nội dung đang thực hiện… và còn là căn cứ trách nhiệm của các bên sau này khi hiện thực hóa thỏa thuận đã đạt được trong buổi làm việc đó.

3. Yêu cầu của biên bản làm việc

Biên bản làm việc được sử dụng khi một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần trình bày lại nội dung làm việc hay thỏa thuận giải quyết một vấn đề đã được thông qua cần có sự ký nhận của những người tham gia.

Chính vì vậy, một biên bản làm việc phải đáp ứng được một số yêu cầu dưới đây:

  • Sự việc, sự kiện, các số liệu phải chính xác, cụ thể, chi tiết;
  • Người lập biên bản phải ghi chép đầy đủ, trung thực, khách quan, không đưa cảm xúc cá nhân và đánh giá chủ quan vào biên bản;
  • Nội dung rõ ràng, mạch lạc, có trọng điểm;
  • Thông tin chặt chẽ, logic, theo trình tự diễn biến của buổi làm việc;
  • Ngôn từ súc tích, ngắn gọn, dễ hiểu, không dùng từ nhiều nghĩa gây hiểu lầm cho người đọc;
  • Tuân thủ về nội dung và hình thức.

4. Mẫu biên bản làm việc mới nhất theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP

4.1. Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118

Mẫu biên bản làm việc chuẩn mới nhất hiện nay là Mẫu số MBB02 được đính kèm theo Phụ lục Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, mẫu sẽ gồm các thông tin cơ bản của 2 bên tham gia làm việc, nội dung làm việc và xác nhận của tất cả các bên có liên quan. Mời các bạn cùng tham khảo và tải về miễn phí mẫu chuẩn file Doc, Pdf tại đây:

Mẫu Biên bản làm việc được ban hành theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP
Mẫu Biên bản làm việc được ban hành theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP

4.2. Nội dung mẫu Biên bản làm việc được ban hành theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính.

CƠ QUAN (1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: .../BB-LV

BIÊN BẢN LÀM VIỆC*

Hôm nay, hồi .... giờ .... phút, ngày …./…./….., tại (2) ……….…………………………………

………………………………………………………………………………………………………..

Chúng tôi gồm:

1. Người có thẩm quyền lập biên bản:

Họ và tên: ……………………………………………………………… Chức vụ: ……………….

Cơ quan: …………………………………………………………………………………………….

2. Người chứng kiến (nếu có):

Họ và tên: ……………………………………………………………… Nghề nghiệp: ………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………

3. <Cá nhân/Tổ chức>(*)bị thiệt hại (nếu có): (3)………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

4. <Cá nhân/Tổ chức>(*)có liên quan trực tiếp đến vụ việc:

<Họ và tên>(*) …………………………………………………………. Giới tính: ……………….

Ngày, tháng, năm sinh: ..../.../.………………………………………. Quốc tịch: ………………

Nghề nghiệp: ……………………………………………………………………………………….

Nơi ở hiện tại: ………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………..

Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: ………………………………………………………..;

ngày cấp: …./…./…..; nơi cấp: …………………………………………………………………...

<Tên của tổ chức>(*): ………………………………………………………………………………

Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………..

Mã số doanh nghiệp: ……………………………………………………………………………….

Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động: …………………………; ngày cấp: …./…./….. nơi cấp: …………………………………………

Người đại diện theo pháp luật: (4) …………………………………… Giới tính: ………………..

Chức danh:(5) ………………………………………………………………………………………...

Tiến hành lập biên bản làm việc đối với <ông (bà)/tổ chức>(*) có liên quan trực tiếp đến vụ việc:

1. Thời gian xảy ra vụ việc: ……………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………..

2. Địa điểm xảy ra vụ việc: ………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

3. Diễn biến của vụ việc:

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

4. Hiện trường:

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

5. Thiệt hại (nếu có):

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

6. Ý kiến trình bày của <cánhân/tổ chức>(*)bị thiệt hại (nếu có):

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

7. Lời khai của <cá nhân/tchức>(*)có liên quan trực tiếp đến vụ việc:

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

8. Ý kiến trình bày của người chứng kiến (nếu có):

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

9. Các biện pháp xử lý và ngăn chặn hậu quả do sự việc gây ra (nếu có):

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

10. <Tang vật/phương tiện>(*)có liên quan đến vụ việc (nếu có):

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

Biên bản lập xong hồi .... giờ .... phút, ngày …./…./….., gồm .... tờ, được lập thành.... bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà) (6) …………………………………… là <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(*) có liên quan trực tiếp đến vụ việc 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.

<Trường hợp cá nhân/người đại diện của tổ chức có liên quan trực tiếp đến vụ việc không ký biên bản làm việc>

Lý do ông (bà) (6) …………………… là <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(*) có liên quan trực tiếp đến vụ việc không ký biên bản: …………………………………………………………

CÁ NHÂN/NGƯỜI ĐẠI DIỆN
CỦA TỔ CHỨC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VỤ VIỆC
(Ký, ghi rõ họ và tên)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ chức vụ, họ và tên)

CÁ NHÂN/NGƯỜI ĐẠI DIỆN
TỔ CHỨC BỊ THIỆT HẠI
(Ký, ghi rõ họ và tên)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ và tên)

<In ở mặt sau>(**) Biên bản đã giao trực tiếp cho <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(*) có liên quan trực tiếp đến vụ việc vào hồi.... giờ .... phút, ngày …./…./………

NGƯỜI NHẬN BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ và tên)

____________________

* Mẫu này được sử dụng để lập biên bản ghi nhận sự việc và ghi lời khai của những cá nhân/tổ chức có liên quan đến vụ việc quy định tại điểm d khoản 3 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020).

(*) Lưu ý lựa chọn và ghi thông tin cho phù hợp với thực tế của vụ việc.

(**) Áp dụng đối với trường hợp biên bản được giao trực tiếp cho cá nhân/người đại diện của tổ chức có liên quan trực tiếp đến vụ việc.

(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.

(2) Ghi địa chỉ nơi lập biên bản.

(3) Ghi họ và tên của người bị thiệt hại/họ và tên, chức vụ của người đại diện và tên của tổ chức bị thiệt hại.

(4) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.

(5) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.

(6) Ghi họ và tên của cá nhân/người đại diện của tổ chức có liên quan trực tiếp đến vụ việc.

5. Mẫu biên bản làm việc giữa 2 bên

Mẫu biên bản làm việc giữa hai bên được Hoatieu tổng hợp với nội dung mẫu đơn giản. Mẫu yêu cầu thông tin đầy đủ giữa 2 bên tiến hành làm làm việc cũng như các nội dung đã thỏa thuận trong quá trình làm việc. Các bạn có thể chỉnh sửa mẫu trực tiếp trên trang hoặc dễ dàng tải về miễn phí tại đây:

Biên bản làm việc mới nhất

Nội dung Mẫu Biên bản làm việc giữa hai bên:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------------

BIÊN BẢN LÀM VIỆC

(v/v Thỏa thuận…………………..)

Hôm nay, ngày …. tháng ….. năm 20…., tại trụ sở Công ty ......................... Chúng tôi gồm có:

BÊN A: CÔNG TY……………

Đại diện bởi: Ông ………………………………. Chức vụ: Giám đốc

Địa chỉ: Số ……., phường……….….., quận…….……, thành phố ……………….

Mã số thuế: …………………...

BÊN B:

1. Ông: ……………………………..

CCCD/CMND số: …………………………….. Cấp ngày: …../…......./20…..

Địa chỉ TT: ……….....…………………………………………………………..

Chỗ ở hiện tại: ............………………………………………………………………

2. Ông: ……………………………..

CCCD/CMND số: …………………………….. Cấp ngày: …../…../20............

Địa chỉ TT: ……………………………………………………………......……..

Chỗ ở hiện tại: ……………………………………………………….………

Nội dung làm việc hai bên thống nhất cụ thể như sau:

Hai bên thống nhất các nội dung sau:

1………………………………………………………………………….……………………

…………………………………………………………………………………..……….……

………………………………………………………………………………….…..…………

2………………………………………………………………………………….……………

……………………………………………………………………………….……….….……

…………………………………………………………………………………….……..……

3…………………………………………………………………………………….…………

………………………………………………………………………………….…….….……

………………………………………………………………………………….………..……

Hai Bên cùng thống nhất phương thức thanh toán kể trên và cam kết không khiếu nại, khiếu kiện.

Biên bản làm việc thanh lý này có hiệu lực kể từ ngày ký, bao gồm 02 trang và được lập thành 04 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 02 bản làm căn cứ thực hiện.

ĐẠI DIỆN BÊN A

………………………

ĐẠI DIỆN BÊN B

……………………..

6. Biên bản làm việc số 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

***********

BIÊN BẢN LÀM VIỆC

(Số: …….............)

Hôm nay, vào lúc ….. giờ …… phút, ngày …… tháng …… năm ……. , tại văn phòng Công ty ……..

Địa chỉ: ….……..……..

Chúng tôi gồm:

BÊN A:…………….Địa chỉ: …………

Điện thoại:………….Fax: ……

Đại diện: ………..……..

Mã số thuế: ………..……..

Số tài khoản: ………..……..

Hoặc:: ………..……..

BÊN B: ………..……..

Địa chỉ: ………..……..

Điện thoại:………..… Fax: …………..……..

Đại diện: …………..……..……..

NỘI DUNG LÀM VIỆC

Nội dung làm việc cụ thể

............................................

Kết Luận:

............................................

Buổi làm việc kết thúc vào lúc ……….. giờ …….. phút cùng ngày.

Biên bản này gồm 02 (hai) trang, được lập thành 02 bản có giá trị như nhau.

Biên bản này đã được đọc lại cho mọi người tham gia họp làm việc cùng nghe và đồng ý ký xác nhận.

(Đại điện các bên ký, ghi rõ họ tên)

BÊN A BÊN B

7. Biên bản làm việc thống nhất công việc

Biên bản thống nhất công việc là một tài liệu được tạo ra sau khi các bên liên quan hoàn thành công việc, dự án hoặc cuộc họp. Nó chứa các thông tin quan trọng về các quyết định, kết quả và cam kết đã được thống nhất giữa các bên.

Biên bản thống nhất công việc thường bao gồm các yếu tố sau:

- Tiêu đề và thông tin cơ bản: Biên bản thống nhất công việc bắt đầu bằng việc liệt kê tiêu đề của công việc, dự án hoặc cuộc họp. Nó cũng nêu rõ ngày, thời gian và địa điểm diễn ra công việc.

- Các bên tham gia: Biên bản thống nhất công việc xác định các bên tham gia và vai trò của họ trong công việc. Điều này bao gồm thông tin về người chủ trì cuộc họp, người tham dự và các bên liên quan khác.

- Nội dung thảo luận: Biên bản thống nhất công việc ghi lại các điểm được thảo luận trong cuộc họp hoặc công việc. Điều này bao gồm các vấn đề được đề cập, các quyết định đã được đưa ra và các ý kiến được trao đổi.

- Các cam kết và nhiệm vụ: Biên bản thống nhất công việc ghi lại các cam kết và nhiệm vụ được thống nhất trong quá trình công việc. Điều này đảm bảo rằng mọi bên đều hiểu rõ nhiệm vụ của họ và cam kết thực hiện công việc cụ thể.

- Thời gian và kế hoạch: Biên bản thống nhất công việc có thể bao gồm các thông tin về lịch trình và kế hoạch thực hiện công việc. Nó có thể đề cập đến các mốc thời gian quan trọng, thời gian hoàn thành và các bước tiếp theo.

- Các yêu cầu và yêu cầu bổ sung: Biên bản thống nhất công việc cũng có thể ghi lại các yêu cầu bổ sung, tài liệu liên quan và các yêu cầu khác mà các bên phải tuân thủ trong quá trình thực hiện công việc.

Biên bản thống nhất công việc giúp các bên có được một bản ghi chính xác và rõ ràng về các quyết định và cam kết đã được thống nhất. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự hiểu rõ và thực hiện đúng ý đồ ban đầu của công việc.

Tham khảo mẫu biên bản thống nhất công việc dưới đây cùng HoaTieu.vn nhé!

CƠ QUAN/ĐƠN VỊ
-------------

Số: ...../BB- LAMVIEC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------

BIÊN BẢN THỐNG NHẤT CÔNG VIỆC

Hôm nay, hồi ....... giờ ......... ngày ......... tháng .......... năm ..........

Tại ....................................................................................................

Chúng tôi gồm:

1/ ............................................ Chứcvụ: ............................ Đơn vị ...........................

2/ ....................................... Chức vụ: ........................... Đơn vị ................................

Đã làm việc với:

1/ Ông (bà): ............................. Năm sinh ................. Quốc tịch ................

Nghề nghiệp:.....................................................................................

..........................................................................................................

Địa chỉ:..............................................................................................

...........................................................................................................

Giấy CCCD/CMND/Hộ chiếu số:................. Ngày cấp: .................. Nơi cấp: ......................

2/ Ông (bà): .................................... Năm sinh: .......................... Quốc tịch: ........................

Nghề nghiệp ....................................................................................

..........................................................................................................

Giấy CCCD/CMND/Hộ chiếu số: ................. Ngày cấp .................... Nơi cấp .....................

Nội dung làm việc:

...............................................................................................................

...............................................................................................................

...............................................................................................................

Những cam kết và nhiệm vụ:

...............................................................................................................

...............................................................................................................

Thời gian bắt đầu kế hoạch:..................................................................

Biên bản kết thúc vào hồi ......... giờ ......... ngày ......... tháng ......... năm .........

Biên bản được lập thành.........bản; mỗi bản gồm ................................................... tờ; có nội dung và giá trị như nhau. Đã giao cho ..........................................................................01 bản.

Sau khi đọc biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản và cùng ký vào biên bản.

Ý kiến bổ sung khác (nếu có):

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

NGƯỜI THAM GIA LÀM VIỆC
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)

8. Mẫu biên bản làm việc xác minh

Mẫu biên bản làm việc xác minh chung được dùng trong nhiều trường hợp, kể cả xác minh công việc giữa hai bên đã thỏa thuận trước đó. Trong đó, xác minh liệu những gì mà hai bên làm việc có đúng hay không với nội dung được ghi trong biên bản làm việc đã có sự xác nhận. Mời bạn tham khảo và tải về mẫu:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

BIÊN BẢN XÁC MINH

Hồi .......... giờ ........... ngày......... tháng ........ năm ............ tại ......................

Chúng tôi gồm:

Ông/bà: ........................................................................... Chức vụ:...........

thuộc Cơ quan ...........................................................................................

Ông/bà:.......................................................................................................

Ông/bà: ......................................................................................................

Ông/bà: ......................................................................................................

Tiến hành xác minh về việc(1):...................................................................

....................................................................................................................

KẾT QUẢ XÁC MINH

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

Biên bản kết thúc hồi ............ giờ ............. ngày.......... tháng .......... năm ................

Biên bản này đã đọc cho những người có tên trên nghe, công nhận đúng và ký tên xác nhận dưới đây.

.........................................................(2)ĐIỀU TRA VIÊN/CÁN BỘ ĐIỀU TRA

-------------

Ghi chú:

(1) Ghi rõ nội dung cần xác minh.

(2) Người, cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin hoặc người tham gia tố tụng.

9. Mẫu biên bản làm việc xử lý vi phạm

Mẫu biên bản làm việc xử lý vi phạm 2024 (Mẫu số MBB01 - được đính kèm theo Phụ lục Nghị định 118/2021/NĐ-CP) có thể được sử dụng để xử lý các trường hợp vi phạm hành chính, ví dụ như trong thỏa thuận trước đó mà hai bên đàm phán có sai phạm. Hoatieu.vn mời các bạn cùng tham khảo, chỉnh sửa trực tiếp cũng như tải về miễn phí mẫu chuẩn tại đây:

 Mẫu biên bản số 01

CƠ QUAN(1)
-------------

Số: ..../BB-VPHC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------

BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH*

Về.............................(2)

Hôm nay, hồi.... giờ.... phút, ngày …./…./….., tại (3) ……………………………..…………….

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..
Lý do lập biên bản tại <trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản/địa điểm khác:>(*) ………………………………………………………………………………………………………..

Căn cứ: (4) ………………….………………………………………………………………………..

Chúng tôi gồm:

1. Người có thẩm quyền lập biên bản:

Họ và tên: ……………………………………………………………… Chức vụ: ………………

Cơ quan: ……………………………………………………………………………………………

2. Với sự chứng kiến của: (5)

<Họ và tên>(*):……………………………………………………. Nghề nghiệp: ……………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………

Hoặc <Họ và tên>(*): ……………………………………………. Chức vụ: …………………….

Cơ quan: ……………………………………………………………………………………………

3. Người phiên dịch:

<Họ và tên>(*):……………………………………………………. Nghề nghiệp: ……………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………

Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với <ông (bà)/tổ chức>(*) có tên sau đây:

<1. Họ và tên>(*): ……………………………………………………… Giới tính: ……………….

Ngày, tháng, năm sinh:…./…./………………………………………. Quốc tịch: ………………

Nghề nghiệp: ……………………………………………………………………………………….

Nơi ở hiện tại: ………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………..

Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:………………………………………………………….

ngày cấp: …./…./…..; nơi cấp: ……………………………………………………………………

<1. Tên của tổ chức>(*): ……………………………………………………………………………

Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

Mã số doanh nghiệp: ………………………………………………………………………………

Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động: ……………

………………………………………; ngày cấp: …./…./…..; nơi cấp: ………………………….

Người đại diện theo pháp luật:(6)……………………………………… Giới tính: ………………

Chức danh: (7) ……………………………………………………………………………………….

2. Đã có các hành vi vi phạm hành chính: (8)

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

3. Quy định tại:(9)

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

4. <Cá nhân/tổ chức>(*)bị thiệt hại (nếu có):(10)

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

5. Ý kiến trình bày của <cá nhân/người đi diện của tổ chức>(*) vi phạm:

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

6. Ý kiến trình bày của đại diện chính quyền, người chứng kiến (nếu có):

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

7. Ý kiến trình bày của <cá nhân/tổ chức>(*)bị thiệt hại (nếu có):

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

8. Chúng tôi đã yêu cầu <cá nhân/tổ chức>(*)vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm.

9. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được áp dụng, gồm: (11)

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

10. <Quyền và thời hạn giải trình>(*)(12): Trong thời hạn <02 ngày làm việc/05 ngày làm việc>(*) kể từ ngày lập biên bản này, ông (bà)(13) ……………………là <cá nhân /người đại diện của t chức>(*) vi phạm có quyền gửi <văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp/văn bản giải trình>(*)(14)đến (15)……………………………………………………………… để thực hiện quyền giải trình.

11. Yêu cầu ông (bà) (13) ……………………… là <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(*) vi phạm có mặt vào hồi.... giờ.... phút, ngày …./…./….., tại(16) ……………………………………… để giải quyết vụ việc.

Biên bản lập xong hồi .... giờ .... phút, ngày …./…./….., gồm .... tờ, được lập thành .... bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà) (13).... là <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(*) vi phạm 01 bản hoặc cha mẹ/người giám hộ của người chưa thành niên vi phạm 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.

<Trường hợp cá nhân/người đại diện của tổ chức vi phạm không ký biên bản vi phạm hành chính>

Lý do ông (bà) (13) ……………………………………………………… <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(*) vi phạm không ký biên bản: …………………………………………………………

<Trường hợp người chứng kiến/đại diện chính quyền cấp xã không ký xác nhận việc cá nhân/người đại diện của tổ chức vi phạm không ký biên bản vi phạm hành chính>

Lý do ông (bà) (5) ……………………………………………………… <người chứng kiến/đại diện chính quyền cấp xã> không ký xác nhận: ………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………..

CÁ NHÂN/NGƯỜI ĐẠI DIỆN
CỦA TỔ CHỨC VI PHẠM

(Ký, ghi rõ họ và tên)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ chức vụ, họ và tên)

CÁ NHÂN/NGƯỜI ĐẠI DIỆN
CỦA TỔ CHỨC BỊ THIỆT HẠI

(Ký, ghi rõ họ và tên)

ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN
(Ký, ghi rõ chức vụ, họ và tên)

NGƯỜI PHIÊN DỊCH
(Ký, ghi rõ họ và tên)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ và tên)

<In ở mặt sau>(**)Biên bản đã giao trực tiếp cho <cá nhân/người đại diện củatổ chức>(*) vi phạm vào hồi.... giờ.... phút, ngày …./…./…..

NGƯỜI NHẬN BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ và tên)

____________________

* Mẫu này được sử dụng để lập biên bản vi phạm hành chính quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020).

(*) Lưu ý lựa chọn và ghi thông tin cho phù hợp với thực tế của vụ việc.

(*)(*) Áp dụng đối với trường hợp biên bản được giao trực tiếp cho cá nhân/người đại diện của tổ chức vi phạm.

(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản theo hướng dẫn và thể thức của Chính phủ.

(2) Ghi tên lĩnh vực quản lý nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020).

(3) Ghi cụ thể địa điểm lập biên bản theo từng trường hợp:

- Trường hợp lập biên bản ngay tại thời điểm phát hiện ra hành vi vi phạm thì địa điểm lập biên bản là nơi xảy ra hành vi vi phạm.

- Trường hợp không lập biên bản tại thời điểm phát hiện ra hành vi có dấu hiệu vi phạm thì địa điểm lập biên bản là trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác.

Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do.

(4) Ghi đầy đủ các căn cứ của việc lập biên bản. Ví dụ: Biên bản làm việc; Biên bản kiểm tra; Biên bản thanh tra; Kết luận kiểm tra; Kết luận thanh tra; Kết quả ghi nhận của phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 64 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020); Tài liệu khác...

(5) Trường hợp cá nhân/người đại diện của tổ chức vi phạm không ký biên bản, thì người có thẩm quyền lập biên bản phải bảo đảm sự có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi xảy ra vi phạm hoặc ít nhất 01 người chứng kiến để ký xác nhận.

- Trường hợp người chứng kiến thì ghi họ và tên, nghề nghiệp, địa chỉ liên hệ của người đó.

- Trường hợp đại diện chính quyền cấp xã thì ghi họ và tên, chức vụ của người đại diện và tên của Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi xảy ra vi phạm.

(6) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.

(7) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.

(8) Mô tả vụ việc; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm,... hành vi vi phạm cụ thể. Đối với vi phạm trên biển cần ghi rõ tên tàu, công suất máy chính, tổng dung tích/trọng tải toàn phần, địa điểm xảy ra vi phạm thuộc nội thủy/lãnh hải/vùng tiếp giáp lãnh hải/vùng đặc quyền kinh tế/thềm lục địa/các đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam và tọa độ (vĩ độ, kinh độ), hành trình của tàu.

(9) Ghi điểm, khoản, điều của nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể.

(10) Ghi họ và tên của người bị thiệt hại/họ và tên, chức vụ của người đại diện và tên của tổ chức bị thiệt hại.

(11) Ghi cụ thể tên các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đã được áp dụng.

(12) Ghi cụ thể theo từng trường hợp:

- Trường hợp giải trình trực tiếp thì ghi: «02 ngày làm việc».

- Trường hợp giải trình bằng văn bản thì ghi: «05 ngày làm việc».

- Trường hợp vụ việc không được giải trình theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020), thì không phải ghi các Mục chú thích số (12), (13), (14)(15).

(13) Ghi họ và tên của cá nhân/người đại diện của tổ chức vi phạm.

(14) Ghi cụ thể theo từng trường hợp:

- Trường hợp giải trình trực tiếp thì ghi: «văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp».

- Trường hợp giải trình bằng văn bản thì ghi: «văn bản giải trình».

(15) Ghi chức danh và tên cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với vụ việc.

(16) Ghi địa chỉ nơi dự kiến làm việc với cá nhân/người đại diện của tổ chức vi phạm.

10. Lưu ý khi viết biên bản làm việc

Để đảm bảo giá trị cho biên bản làm việc, người viết biên bản phải lưu ý những vấn đề dưới đây:

- Nội dung và phạm vi làm việc phải hợp pháp, không trái quy định của pháp luật, không thỏa thuận, trao đổi các ngành nghề bị pháp luật cấm.

- Cần ghi chú đầy đủ, chính xác và chi tiết, nhất là các vấn đề trọng tâm. Nếu lời nói của đại diện các bên thì cần ghi lại nguyên văn để những người không tham gia có thể hiểu trọn vấn đề và dễ dàng thực hiện.

- Nên xác định và ghi rõ vấn đề đã được thống nhất và thông qua; thời gian, thời điểm thực hiện thỏa thuận, nếu không buổi làm việc sẽ trở nên vô nghĩa và không một ai chịu trách nhiệm thực hiện.

- Biên bản làm việc phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp của mỗi bên hoặc từng người tham gia buổi làm việc hoặc đại diện hợp pháp của người đó. Chữ ký này ghi nhận các bên, các thành phần tham gia đã xác nhận kết quả làm việc và đây sẽ là một trong những căn cứ ràng buộc trách nhiệm giữa các bên.

Ví dụ:

  • Buổi làm việc giữa hai đối tác kinh doanh với nhau thì cần thiết phải có chữ ký của Giám đốc/Tổng Giám đốc hoặc người đại diện theo pháp luật. Trường hợp người tham gia làm việc là người được ủy quyền thì phải có giấy ủy quyền của người đại diện hợp pháp và được ghi vào nội dung biên bản.
  • Buổi làm việc giữa người sử dụng lao động và tập thể lao động trong doanh nghiệp thì về phía người sử dụng lao động phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền; về phía người lao động phải có chữ ký của đại diện tập thể lao động hoặc tổ trưởng các tổ sản xuất…

Tham khảo thêm:

11. Hướng dẫn viết Biên bản làm việc 2024

(1) Tên biên bản phải ngắn gọn, nêu bật được nội dung chính của buổi làm việc.

Ví dụ:

- Về việc xây dựng nhà ăn xã hội hóa;

- Về việc thay đổi phương thức vận chuyển hàng hóa

……

(2) Ghi đầy đủ thông tin của tất cả những thành phần tham gia làm việc.

Trường hợp buổi làm việc diễn ra giữa các đối tác với nhau, có thể chi tiết thêm thông tin về người đại diện, chức vụ, địa chỉ, nghề nghiệp, Số CCCD/CMND hoặc số hộ chiếu, số điện thoại liên hệ.

Trường hợp buổi làm việc giữa người sử dụng lao động và người lao động thì biên bản làm việc ghi họ tên, chức vụ người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và người đại diện của tập thể lao động, tổ trưởng các tổ sản xuất,…

(3) Nội dung làm việc nên ghi chi tiết theo trình tự diễn biến thời gian của buổi làm việc. Các nội dung quan trọng phải được trình bày rõ ràng, dễ hiểu.

Nếu buổi làm việc có đưa ra nhiều phương án để giải quyết vấn đề thì các phương án này đều phải được ghi vào biên bản, và đương nhiên, không thể thiếu phương án được các bên thống nhất quyết định thực hiện.

Ngoài ra, không được bỏ qua các ý kiến đóng góp, xây dựng của các cá nhân có liên quan tham gia buổi làm việc.

(4) Biên bản làm việc phải có đầy đủ chữ ký của các bên tham gia. Trường hợp cá nhân, thành phần không đồng ý với phương án giải quyết và không ký vào biên bản thì người viết biên bản cũng phải ghi và nêu rõ lý do.

Trên đây là Mẫu Biên bản làm việc mới nhất do Hoatieu.vn cung cấp. Biên bản này đơn giản và súc tích nhưng vẫn trình bày được đầy đủ các nội dung cần thiết, đặc biệt, được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp. Mời các bạn tham khảo và đóng góp ý kiến dưới bình luận.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
46 332.444
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm