Kế hoạch phòng chống các bệnh truyền nhiễm năm học 2017 - 2018

Mẫu kế hoạch phòng chống các bệnh truyền nhiễm

Để chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh trong trường học, các nhà trường nên đề ra kế hoạch phòng chống bệnh truyền nhiễm một cách cụ thể và rõ ràng. hoatieu.vn xin giới thiệu tới các bạn Kế hoạch phòng chống các bệnh truyền nhiễm năm học 2017 - 2018. Mời các bạn tham khảo.

Nội dung cơ bản của kế hoạch phòng chống bệnh truyền nhiễm như sau:

PHÒNG GD&ĐT………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG…………

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 113/KH-MNMH

……….., ngày…….tháng………năm…….

KẾ HOẠCH
Triển khai về vệ sinh phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm

Năm học 2017 - 2018

Thực hiện kế hoạch chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Huyện………về việc tăng cường công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết, dịch tiêu chảy cấp trên địa bàn huyện …………..;

Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương và nhà trường. Trường…………….. xây dựng kế hoạch triển khai về công tác vệ sinh phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm năm học 2017 - 2018 của nhà trường như sau:

1. Thành lập Ban chỉ đạo:

Gồm các đồng chí có tên sau:

- Đ/c ………..- Hiệu trưởng - Trưởng ban

- Đ/c ………..- Phó hiệu trưởng - Phó ban TT

- Đ/c ………..- Trưởng trạm y tế - Phó ban

- Đ/c ………..- Nhân viên y tế - Thành viên

- Đ/c ………..- Tổ trưởng khu Trung Tâm - Thành viên

- Đ/c ………..- Tổ phó khu Trung Tâm - Thành viên

- Đ/c ………..- Tổ trưởng Tổ GD - Thành viên

- Đ/c ………..- Tổ trưởng tổ Nuôi dưỡng - Thành viên

- Đ/c ………..- Hội trưởng PH - Thành viên

2. Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo:

Nắm bắt, triển khai toàn bộ các văn chỉ đạo của cấp trên kịp thời về công tác phòng chống bệnh các truyền nhiễm.

Nhân viên Y tế trực 12/12h tại trường để nắm bắt tình hình diễn biến của dịch bệnh và báo cáo với trung tâm y tế Huyện và trạm y tế xã để giải quyết kịp thời.

Làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh học sinh và cộng đồng trong việc phòng và chống dịch bệnh.

Chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn trường thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh đồ dùng và vệ sinh cá nhân cho trẻ. Đồng thời thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất trong nhà trường để có biện pháp khắc phục khi có dịch.

3. Mục tiêu phòng chống bệnh truyền nhiễm:

Nâng cao nhận thức cho cán bộ, lãnh đạo địa phương, cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh về công tác phòng và tránh các bệnh truyền nhiễm.

Phát hiện sớm những biểu hiện về các ca bệnh đầu tiên để có biện pháp xử lý, cách ly, cấp cứu và điều trị kịp thời để khống chế, ngăn ngừa không để bệnh lan tràn trên địa bàn xã.

4. Giải pháp thực hiện của nhà trường:

a. Phối hợp tuyên truyền về cách phát hiện dịch bệnh:

Để thực hiện tốt việc phòng và chống dịch bệnh truyền nhiễm lây lan rộng trong nhà trường, trước hết cần phải tuyên truyền và giúp CB, GV, NV, Phụ huynh và cộng đồng hiểu và có những biện pháp phòng và phát hiện dịch sớm, cụ thể:

- Cách nhận biết và các biện pháp phòng chống dịch để cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh và nhân dân tại địa phương hiểu biết và tự giác tham gia phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm.

- Nguồn bệnh là người bệnh, người lành mang vi rút trong tất cả các hình thức như dịch tiết từ mũi, hầu họng và nước bọt, dịch tiết từ các nốt phồng hoặc từ phân của người bệnh. Do vậy mọi người đều phải có trách nhiệm thực hiện tốt VSCN để phòng chống dịch truyền nhiễm.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.

- Thường xuyên vệ sinh và mở cửa phòng thoáng mát nơi ở, nơi làm việc, lau chùi bề mặt các loại đồ dùng, vật dụng bằng hóa chất sát khuẩn thông thường.

- Hạn chế tập trung ở những nơi đông người khi đang có dịch.

- Phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh để xử lý và điều trị kịp thời. Cách ly ngay các trường hợp đã mắc bệnh để không lây lan sang cộng đồng.

- Thực hiện tốt VSCN, VSMT, nâng cao thể trạng, chỉ đạo GV, NV thường xuyên lau chùi, dọn vệ sinh, lau sàn nhà và các vật dụng tại lớp học bằng các hóa chất sát khuẩn thông thường.

b. Đối với giáo viên, nhân viên:

- Trước giờ đón trẻ, giáo viên cần phải lau dọn sạch sẽ sàn nhà và các vật dụng tại lớp học bằng hóa chất sát khuẩn thông thường.

- Trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, giáo viên cần phải GD và hưỡng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng, xả nước dưới vòi nước chảy, xúc miệng nước muối loãng sau khi ăn xong.

- Giáo viên, nhân viên trong trường phối kết hợp với các cấp, các ban ngành đoàn thể tại địa phương để phòng và tránh các bệnh truyền nhiễm.

- Thường xuyên quan tâm đến phòng học thoáng mát về mùa hè và ấm về mùa đông.

- Đối với tổ nuôi cần nghiêm túc thực hiện quy trình bếp một chiều, nấu ăn đúng giờ. Trẻ được ăn chín, uống sôi, thức ăn của trẻ không để lâu thời gian quá 2h. Thực hiện nghiêm túc việc lưu thức ăn sau 24h.

- Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra thực phẩm đảm bảo tươi ngon, chất lượng.

- Thực hiện đúng quy trình về hợp đồng các loại thực phẩm với các nhà cung ứng thực phẩm.

- Các dụng cụ để nấu ăn và chia ăn cho trẻ trước khi ăn phải được ngâm bằng hóa chất sát khuẩn thông thường hoặc tráng nước đun sôi.

- Không để thức ăn thừa sang ngày hôm sau, thường xuyên thu gom và xử lý các loại rác thải theo đúng quy định.

c. Nhiệm vụ của nhân viên y tế:

- Thường xuyên kiểm tra vệ sinh môi trường các khu lớp đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và an toàn.

- Chuẩn bị đầy đủ các loại thuốc thông thường và các dụng cụ y tế, các cơ sở vật chất, hóa chất sát khuẩn như Cloramin B 2%.

- Thường trực điện thoại 24/24h khi có trường hợp GV, NV và các cháu xảy ra dịch bệnh. Cần báo cáo ngay với Ban chỉ đạo và thực hiện tốt việc phòng và chống dịch.

d. Đối với phụ huynh:

- Phải trao đổi thường xuyên về tình hình sức khỏe của trẻ với giáo viên chủ nhiệm lớp hàng ngày.

- Thường xuyên nhắc trẻ rửa tay bằng xà phòng, giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trước và sau khi ăn uống. Khi cho trẻ đi ngoài đường phải cho trẻ đeo khẩu trang để tránh bụi…

- Khi phát hiện trong gia đình mình có người mắc bệnh, hoặc hàng xóm có người mắc bệnh cần cách ly luôn và đưa tới cơ sở y tế để khám và điều trị.

- Khi con em mình có triệu chứng mắc bệnh truyền nhiễm tuyệt đối không cho trẻ tham gia các hoạt động và gặp gỡ các trẻ em khác.

e. Đối với nhà trường và Ban chỉ đạo:

- Trường phải được xây dựng ở nơi thoáng mát, cao ráo, xa nơi ô nhiễm, có đủ nước sinh hoạt và đủ công trình vệ sinh. Các phòng học của trẻ phải rộng thoáng mát, đủ ánh sáng.

- Quản lý tốt các khâu giao nhận và chế biến thực phẩm. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác VSMT, VS các phòng học nhóm lớp… của GV và nhân viên hàng tháng.

- Chỉ đạo GV, NV xây dựng góc tuyên truyền về cách phòng và chống các dịch bệnh truyền nhiễm tại các lớp học của trẻ. Thường xuyên triển khai việc tập huấn về công tác phòng và tránh các bệnh truyền nhiễm cho đội ngũ GV, NV trong trường, viết bài tuyên truyền để phát nhờ phát thanh trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.

- Chỉ đạo GV các lớp thực hiện nghiêm túc việc cho trẻ VSCN bằng xà phòng, và VSMT trong và ngoài lớp học, GD cho trẻ phải ăn chín uống sôi, và không ăn các loại thức ăn đã chế biến sau 2h.

- Chỉ đạo các khu lớp tổng vệ sinh bên trong và bên ngoài lớp học, khơi thông cống rãnh, lau chùi đồ dùng, vệ sinh ca cốc, khăn mặt của trẻ 1 tuần/lần vào chiều thứ 6 hàng tuần.

- Thường xuyên nắm bắt các thông tin, diễn biến khi có dịch đang bùng phát xảy ra trên các phương tiện thông tin đại chúng để có biện pháp chỉ đạo phòng và chống dịch.

- Khi đã phát hiện có dịch trên địa bàn cần báo cáo ngay cho Ban chỉ đạo cấp trên để có biện pháp xử lý và dập tắt dịch bệnh kịp thời.

- Chuẩn bị đầy đủ các loại dụng cụ y tế và kinh phí để xử lý khi có dịch.

Trên đây là kế hoạch triển khai công tác phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm của trường…..tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và các cháu trong trường mầm non…….năm học 2017 - 2018. Nhà trường yêu cầu toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn trường nghiêm túc thực hiện tốt các nội dung kế hoạch đã đề ra./.

HIỆU TRƯỞNG

(Ký tên, đóng dấu)

Đánh giá bài viết
1 4.640
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo