Mẫu kế hoạch hoạt động của tổ văn phòng

Tải về

Mẫu kế hoạch hoạt động tổ văn phòng

Mẫu kế hoạch hoạt động của tổ văn phòng là mẫu bản kế hoạch được lập ra để lên kế hoạch về việc hoạt động của tổ văn phòng. Mẫu kế hoạch nêu rõ chức năng, nhiệm vụ của tổ văn phòng, thuận lợi và khó khăn, chỉ tiêu hoạt động của tổ văn phòng... Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu kế hoạch hoạt động tổ văn phòng tại đây.

Mẫu kế hoạch hoạt động của tổ văn phòng

Mẫu kế hoạch hoạt động của tổ văn phòng

Nội dung cơ bản của mẫu kế hoạch hoạt động của tổ văn phòng như sau:

TRƯỜNG TIỂU HỌC ...........

TỔ VĂN PHÒNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG

NĂM HỌC .......

-------------------

Thực hiện Kế hoạch số …/.......... ngày...tháng...năm.... của trường Tiểu học .......... về thực hiện nhiệm vụ năm học ............;

Căn cứ vào tình hình thực tế của tổ và nhà trường; Tổ văn phòng xây dựng kế hoạch hoạt động năm học ............ như sau:

I. Chức năng, nhiệm vụ:

Tổ được thành lập với tổng số thành viên là 04; gồm các viên chức làm công tác y tế trường học, văn thư, kế toán, bảo vệ.

Chức năng:

- Tổ Văn phòng có vị trí đặc biệt quan trọng trong nhà trường, có mối quan hệ chặt chẽ tới tất cả các tổ trong trường;

- Tổ văn phòng bao gồm các thành viên trực tiếp thực hiện công tác hành chính trong nhà trường, nhằm phục vụ và hỗ trợ cho các hoạt động giảng dạy, giáo dục của nhà trường. Giúp Hiệu trưởng quản lý điều hành mọi hoạt động về lĩnh vực hành chính trong trường;

- Tham mưu cho Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, các hoạt động của nhà trường;

- Nắm bắt và xử lý kịp thời mọi thông tin liên quan đến nhà trường;

- Tổ Văn phòng trong năm học ......... gồm 04 thành viên sau:

1. Ông: .....................................................................................................

2. Ông: .....................................................................................................

3. Ông: .....................................................................................................

4. Bà: ........................................................................................................

Nhiệm vụ:

- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm nhằm phục vụ cho việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục của nhà trường;

- Giúp hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lí tài chính, tài sản trong nhà trường và hạch toán kế toán, thống kê theo chế độ quy định;

- Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;

- Tham gia đánh giá, xếp loại viên chức; giới thiệu tổ trưởng, tổ phó;

- Lưu trữ hồ sơ của trường.

- Tổ văn phòng sinh hoạt định kì hai tuần một lần và các sinh hoạt khác khi có nhu cầu công việc.

II. Thuận lợi, khó khăn cơ bản:

1. Thuận lợi:

- Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Hiệu trưởng nhà trường, hoạt động của tổ đã dần có nề nếp và đạt hiệu quả công việc được giao.

- Các thành viên trong tổ trẻ, nhiệt tình, đã qua đào tạo theo đúng với chuyên môn trong nghề nên tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong công việc được giao.

- Các thành viên trong tổ luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, biết phối hợp tốt trong công việc, tạo được sự đồng thuận trong nội bộ, có ý thức trách nhiệm cao trong từng công việc.

2. Khó Khăn:

Các điều kiên, phương tiện để thực hiện công việc còn hạn chế nên phần nào chưa thật sự đáp ứng kịp thời các công việc theo đặc trưng của tổ.

III. Chỉ tiêu:

1. Danh hiệu thi đua:

- Cá nhân: Lao động tiên tiến: 04 đ/c

- Tập thể: 100% thành viên của tổ thống nhất phấn đấu đạt danh hiệu hoàn thành tốt nhiệm vụ.

2. Về cơ sở vật chất:

- 100% tài sản của nhà trường được bảo quản và đưa vào sử dụng tốt, có hiệu quả; các phòng học, bàn ghế không vẽ bẩn và để học sinh làm hư hỏng do ý thức sử dụng kém;

- Tham mưu lãnh đạo trang bị thiết bi phục vụ công việc tạo điều kiện tốt nhất để đảm công việc hiệu quả;

- Đầu tư xây dựng cảnh quan nhà trường Xanh-Sạch-Đẹp bằng cách chăm sóc và trồng mới cây xanh, cây cảnh.

3. Công tác văn phòng:

* Văn thư:

- Tiếp nhận các loại công văn, giấy tờ do các nơi gửi đến vào sổ công văn và giao cho Hiệu trưởng xử lí, chuyển công văn đi nơi khác, phải lưu trữ bảo quản tốt công văn. Hàng tháng trình cho tổ trưởng tổ Văn phòng kiểm tra các loại văn bản đi, đến.

- Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về quản lý các con dấu của nhà trường.

- Đánh máy các loại văn bản phục vụ các mặt công tác trong trường.

- Chịu trách nhiệm trực máy điện thoại, đảm bảo thông tin được thông suốt. Điện thoại của trường chỉ được sử dụng trong vệc chung khi cần thiết. Hàng ngày phải mở mạng của phòng, sở vào lúc 8 giờ, 14 giờ và báo cáo, thông tin kịp thời để lãnh đạo giải quyết.

- Lưu trữ và bảo quản thật tốt các loại hồ sơ học sinh và các loại sổ sách chuyên môn như: Sổ theo dõi, học bạ, sổ danh bộ, sổ khen thưởng - kỷ luật,...

- Nắm số liệu học sinh hàng tháng, quý, cập nhật hồ sơ biến động (học sinh bỏ học, chuyển đi, chuyển đến).

- Cập nhật đầy đủ và kịp thời các loại báo cáo.

- Soạn các loại công văn cần thiết: báo cáo, quyết định, thư mời, ... đảm bảo đủ nội dung và đúng thời gian quy định.

- Thực hiện theo sự phân công tham gia các phong trào chung của nhà trường.

- Xử lý các thông tin, báo cáo thường xuyên với Hiệu trưởng về các hoạt động diễn ra trong ngày. Nhận, cập nhật lưu trữ các loại công văn đi, đến kịp thời, sắp xếp khoa học và chính xác. Xử lý các loại công văn đảm bảo thông tin đến đúng đối tượng thực hiện và được triển khai nhanh nhất. In ấn và phát hành các loại công văn nhanh chóng đúng yêu cầu biểu mẫu quy định.

* Kế toán, tài chính:

- Thực hiện đúng nguyên tắc quản lý tài chính theo luật ngân sách Nhà nước. Theo dõi cập nhật chính xác, kịp thời việc thu - chi quỹ ngân sách do Nhà nước cấp, quỹ xây dựng.

- Lập dự toán và quyết toán thu - chi hàng năm phục vụ cho hoạt động của nhà trường theo qui định.

- Tham mưu cho Hiệu trưởng để đảm bảo việc thu, chi đúng theo qui định của tài chính. Đảm bảo không có tham ô lãng phí.

- Thực hiện tốt các chứng từ, sổ sách theo chế độ kế toán.

- Theo dõi, cập nhật để quản lý các loại tài sản của nhà trường. Làm tốt công việc kiểm kê tài sản định kì hàng năm, hoặc theo lệnh yêu cầu của cấp trên.

- Đảm bảo tốt chế độ thỉnh thị, báo cáo định kì và đột xuất và trình sổ sách kế toán cho Hiệu trưởng duyệt sau khi đối chiếu hàng tháng.

- Lưu trữ và bảo quản tốt các loại chứng từ, sổ sách thu - chi không để thất lạc hoặc hư hỏng.

- Hàng tháng thông báo rộng rải việc nâng lương, nâng phụ cấp thâm niên cho giáo viên, công khai tài chính của đơn vị kịp thời, đúng lúc.

- Thực hiện theo sự phân công tham gia các phong trào chung của nhà trường.

- Làm tốt chuyên môn nghiệp vụ; thanh quyết toán, làm các chế độ kịp thời cho cán bộ giáo viên, nhân viên theo đúng yêu cầu, theo dõi thu, chi đảm bảo niêm yết công khai theo định kỳ và quy định của hiệu trưởng.

- Quản lý văn phòng, làm các văn bản báo cáo theo yêu cầu quy định của nhà trường đảm bảo tính pháp quy; cập nhật các hồ sơ chứng từ thu chi thanh quyết toán hàng tháng, quý năm học theo hệ thống và thời gian của từng loại hồ sơ.

- Quản lý, cập nhật hồ sơ cán bộ công chức, BHYT,BHXH của cán bộ giáo viên nhân viên.

- Chịu trách nhiệm thanh toán, quyết toán chính xác, rõ ràng các loại quỹ theo đúng luật tài chính; niêm yết báo cáo về thu chi ngân sách theo quy định

- Lập hồ sơ kế toán theo quy định.

- Xây dựng kế hoạch và tham mưu việc thu chi ngân sách cho Hiệu trưởng, các khoản thu chi theo thoả thuận cho Ban đại diện CMHS đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng chế độ và tiết kiệm.

- Phụ trách thanh toán các loại bảo hiểm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.

* Y tế học đường

- Xây dụng tủ thuốc, trang thiết bị vật tư để phục vụ tốt cho việc khám chữa bệnh trong nhà trường

- Thực hiện đầy đủ các qui chế, tiêu chuẩn vệ sinh trường học do Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Phòng chống các bệnh học đường, các bệnh truyền nhiễm, các tai nạn và thương tích, các tệ nạn xã hội khác nhằm cung cấp kĩ năng, kiến thức bảo vệ sức khoẻ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Các biện pháp phòng bệnh, phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời các dịch bệnh…

- Thường xuyên cập nhật thông tin trên mọi phương tiện về diễn biến một số dịch bệnh trên thế giới, trong nước cũng như tại địa phương để kịp thời có kế hoạch, biện pháp tuyên truyền, phòng ngừa.

- Phối hợp với trạm y tế thị trấn, trung tâm y tế dự phòng tuyến trên để xử lý môi trường, phòng chống các dịch bệnh.

- Tổ chức thực hiện tốt công tác bảo hiểm y tế, khám sức khoẻ định cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; sơ cứu kịp thời các trường hợp tai nạn, ốm đau cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh;

- Tăng cường và thường xuyên tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ, thực hiện nghiêm túc có hiệu quả các biện pháp để đảm bảo chất lượng VSATTP,

- Thực hiện hợp đồng và cam kết cung cấp thực phẩm đảm bảo chất lượng, đảm bảo VSATTP.

* Bảo vệ: bảo quản toàn bộ tài sản, cơ sở vật chất nhà trường ; đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, chăm sóc tốt các loại cây xanh-hoa kiểng trong khuôn viên nhà trường...Theo dõi trực đánh trống đúng giờ học theo qui định, kết hợp với giáo viên đảm bảo an toàn giao thông cho học sinh khi ra về.

* Tất cả các thành viên trong tổ thực hiện tốt ngày công:

- 100% các thành viên trong tổ không đi trễ về sớm khộng rời bỏ nhiệm sở không có lý do chính đáng hoặc không có ý kiến của lãnh đạo;

- Hàng tháng họp đánh giá kết quả công việc và lên kế hoạch tháng tiếp sau.

IV. Các biện pháp thực hiện:

- Phân công các nhiệm vụ cho các thành viên cần phải rõ ràng, phù hợp với năng lực chuyên môn;

- Tạo điều kiện tốt nhất về thời gian, kinh phí cho phép để hỗ trợ các thành viên hoàn thành tốt công việc được giao;

- Hướng dẫn các thành viên trong tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ của trường tiểu học;

- Thường xuyên kiểm tra đôn đốc nhắc nhở sau mỗi tuần, tháng, đánh giá xếp loại thi đua tuyên dương kịp thời;

- Duy trì chế độ hàng tháng họp tổ rút kinh nghiệm những việc làm được, chưa được đồng thời triển khai kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ;

- Hàng tháng họp, xếp loại thi đua trên cơ sở đó xếp loại thi đua cuối năm;

- Họp tổ vào thứ năm hàng tháng đánh giá hoạt động của tháng, thảo luận xây dựng kế hoạch tháng tới và triển khai thực hiện.

- Kế hoạch cụ thể các tháng căn cứ vào kế hoạch của từng bộ phận để triển khai thực hiện.

Đánh giá bài viết
1 17.849
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm