Kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học năm 2025

Tải về

Kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học năm 2025 là mẫu bản kế hoạch được giáo viên lập ra để tổ chức chương trình và hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa và hoạt động sau giờ học chính thức trong ngày cho học sinh của mình. Mẫu kế hoạch nêu rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham dự, nội dung thực hiện... Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải về Kế hoạch tổ chức giáo dục kỹ năng sống Tiểu học năm học 2024-2025 trên trang HoaTieu.vn.

1. Kế hoạch Tổ chức chương trình Giáo dục Kỹ năng sống số 1

Kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học
Kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học

Nội dung của mẫu kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học như sau:

TRƯỜNG ............

ĐOÀN HỌC SINH ............

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

............, ngày ... tháng ... năm 20..

KẾ HOẠCH

Tổ chức chương trình Giáo dục Kỹ năng sống “Giá trị của yêu thương”

Căn cứ Thông tư số .../20.../TT-BGDĐT ngày ... tháng ... năm 20... của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;

Thực hiện các nội dung trao đổi và hợp tác giữa đoàn HS, hội Cha mẹ Học sinh lớp ............ trường THPT ............ và trường Tiểu học ............;

Đoàn HS và hội Cha mẹ Học sinh lớp ........... trường ............ xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình Giáo dục Kỹ năng sống “Giá trị của yêu thương” dành học học sinh Tiểu học ............, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA

- Giúp các em học sinh có cơ hội lắng mình lại, cảm nhận được những giá trị về thấu hiểu - yêu thương và lòng biết ơn.

Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.

Hình thành, định hướng, giữ gìn và lan tỏa những giá trị sống tốt đẹp, phù hợp văn hóa truyền thống Việt Nam và hội nhập thời đại, thế giới.

II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

- Thời gian: …h… - …h…, ngày …/…/20…

- Địa điểm: Tại sân trường Tiểu học ...., huyện ....

III. THÀNH PHẦN THAM DỰ

- Phòng GD&ĐT huyện ...;

- Ban Giám hiệu, Giáo viên, Giáo viên chủ nhiệm

- Học sinh khối …, …, ….

- Đoàn Học sinh và Cha mẹ học sinh ............

IV. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC THỰC HIỆN

1. Nội dung: Chuyên đề “Giá trị yêu thương” được thực hiện với các phần

nội dung sau:

- Khởi động, kích hoạt tâm thế

- Khai mở về Giá trị của yêu thương

- Hành trình thấu hiểu - yêu thương - biết ơn

- Chiêm nghiệm và chuyển hoá yêu thương

- Hoạt động tương tác của học trò với thầy cô, của con với cha mẹ.

Với mỗi đối tượng, các nội dung được thiết kế về hình thức thể hiện và chất liệu để học sinh tham gia trải nghiệm cảm xúc khác nhau, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và lứa tuổi.

2. Hình thức thực hiện: hoạt động nhận thức, trải nghiệm tình huống, rèn luyện kỹ năng và định hướng giá trị sống.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Sử dụng quỹ hoạt động an sinh xã hội của tập thể lớp.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đoàn HS ............

- Mời chuyên gia thực hiện chương trình: trung tâm Đào tạo Kỹ năng PSTC (Giấy phép hoạt động theo Quyết định số …/QĐ-SGDĐT ngày … tháng … năm 20… của Ban Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ............ về việc cấp phép hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động ngoài giờ chính khóa cho Trung tâm đào tạo kỹ năng PSTC)

- Đảm bảo chất lượng chuyên đề

- Chuẩn bị đồ dùng, quà tặng học sinh

- Chuẩn bị trái tim đỏ, số lượng bằng với số lượng học sinh của trường, chia số lượng theo lớp, trước giờ bắt đầu chuyển cho GVCN các lớp.

- Đoàn HS ............ thực hiện tương tác và kết nối với HS trường tiểu học ............

2. Trường tiểu học ............

- Thông tin và báo cáo Phòng GD&ĐT huyện ..., UBND TT ..., thông tin đến tập thể giáo viên và cha mẹ HS, học sinh.

- Tập hợp học sinh toàn trường, ổn định tại sân trường trước 15 phút

- Học sinh mặc đồng phục trường, đi giày, dép quai hậu

- Chuẩn bị 02 tiết mục văn nghệ mở đầu, chuẩn bị maket thể hiện chủ đề của chương trình, âm thanh tốt.

- Mỗi HS chuẩn bị 1 bút viết (cất vào túi)

- GVCN nhận trái tim đỏ của lớp mình, cuối chương trình phát cho học sinh.

- Hỗ trợ và tiếp diễn việc rèn luyện kỹ năng cho HS sau khi chương trình kết thúc, nhằm đảm bảo hoàn thiện và phát triển kỹ năng sống thiết yếu cho học sinh.

Trên đây là kế hoạch thực hiện Chuyên đề Giáo dục Kỹ năng sống “Giá trị của yêu thương” dành cho học sinh trường Tiểu học ............. Kính đề nghị Nhà trường và Đoàn HS ............, các bộ phận phối hợp thực hiện để chương trình diễn ra thành công, hiệu quả./.

Nơi nhận:

- Phòng GD&ĐT ... (b/c);

- Ban Giám hiệu (B/c);

- GVCN và HS (Th/h);

- Đoàn HS, CMHS trường chuyên;

- Lưu: VT.

ĐOÀN HS VÀ CMHS LỚP ...

TRƯỞNG ĐOÀN

................

TRƯỜNG TH ........

HIỆU TRƯỞNG

................

Chỉnh sửa và tải về

2. Kế hoạch Tổ chức hoạt động Giáo dục Kỹ năng sống số 2 

PHÒNG GD&ĐT ............

TRƯỜNG TH ............

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: …/KH-TH…

............, ngày ... tháng ... năm 20...

KẾ HOẠCH

Tổ chức Hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động giáo dục ngoài

giờ chính khóa và hoạt động sau giờ học chính thức trong ngày

Năm học 20... - 20...

I. Căn cứ xây dựng kế hoạch

1. Căn cứ pháp lý

- Thông tư số …/…/TT-BGDĐT ngày …/…/… của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành Quy định về dạy thêm học thêm;

- Thông tư số …/…/TT-BGDĐT ngày …/…/… của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy định Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;

- Văn bản số …/BGDĐT-GDTX ngày …/…/…của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở giáo dục Mầm non, giáo dục Phổ thông và giáo dục thường xuyên;

- Quyết định số …/QĐ-BGDĐT ngày …/…/20... của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 20...- 20... đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;

- Căn cứ Công văn số Công văn số …/BGDĐT-GDTH ngày …/…/20... của Bộ GDĐT V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 20...-20...; Các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ cấp học năm học 20... – 20... của Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh ............;

- Quyết định số …/QĐ-SGDĐT ngày …/…/… của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh ............ về việc cho phép Trung tâm kỹ năng ............ thuộc Công ty TNHH ............ - Chi nhánh ............ hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính.

2. Căn cứ tình hình thực tiễn

- Chất lượng giáo dục của nhà trường;

- Nguyện vọng của phụ huynh và học sinh;

- Đội ngũ giáo viên giảng dạy;

- Cơ sở vật chất của nhà trường;

II. Mục tiêu

- Tổ chức triển khai chương trình ngay từ đầu năm học 20... - 20....

- Triển khai đại trà đến toàn thể HS trong nhà trường từ khối 1 đến khối 5.

- Tổ chức giảng dạy kỹ năng sống ngay tại lớp của học sinh.

- Tất cả giáo viên chủ nhiệm tại các lớp đồng hành tham gia cùng chương trình.

III. Giải pháp

- Tiến hành lấy ý kiến tập thể giáo viên nhà trường về công tác tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa trong nhà trường.

- Lấy ý kiến phụ huynh học sinh ngay từ đầu năm học và hướng dẫn phụ huynh làm đơn đăng ký cho con em được tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng

sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.

- Lựa chọn đơn vị có đủ khả năng để tham gia liên kết tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.

IV. Nội dung chi tiết

1. Hình thức tổ chức

1.1. Hình thức: Liên kết tổ chức

1.2. Thông tin pháp lý của đơn vị liên kết:

- Tên đơn vị: Trung tâm kỹ năng ............ thuộc Công ty TNHH ............ - chi nhánh .............

- Giấy phép hoạt động:

+ Số giấy phép số: …/QĐ-SGDĐT

+ Đơn vị cấp giấy phép: Sở GD&ĐT ............

+ Ngày cấp giấy phép: ngày … tháng … năm ….

+ Phương thức giảng dạy: Sử dụng phần mềm điện tử và giáo án bản quyền từ khối 1 đến khối 5.

2. Nội dung, chương trình

Giáo dục kĩ năng sống:

- Toàn bộ kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh phải thể hiện trong chương trình và kế hoạch thực hiện từ lớp 1 đến lớp 5, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của từng độ tuổi, nhà trường và địa bàn sinh sống của học sinh.

- Lấy giá trị kỹ năng sống thiết thực, phù hợp với từng lứa tuổi làm trọng tâm để xây dựng chương trình và triển khai hoạt động giáo dục trong thực tế.

- Đi từ việc giáo dục kỹ năng sống có tính chất hạt nhân, phù hợp lứa tuổi để mở rộng phát triển giáo dục các giá trị sống.

- Xác định kỹ năng sống có mối quan hệ, liên hệ tương quan với nhau, bổ sung cho nhau. Giáo dục giá trị sống là nền tảng của giáo dục kỹ năng sống.

- Giáo dục kỹ năng sống có sự tiếp nối với nhau từ thấp lên cao, nhưng không lặp lại mà là mở rộng, nâng cao.

Đọc sách thư viện:

- Tiết đọc sách thư viện được thực hiện 1 tiết/tuần với tất cả các khối lớp và do giáo viên đã được tập huấn thực hiện, tiết đọc sách được đưa vào Thời khóa biểu nhà trường trong các tiết sau giờ học chính khóa. Tiết đọc sách có Hoạt động đọc chính và các Hoạt động mở rộng, thời gian dành cho một tiết đọc sách tương đương với thời gian dành cho một tiết của các môn học khác.

- Trong mỗi tiết, ngoài hoạt động đọc, các em được tham gia các trò chơi nhẹ nhàng; viết hoặc vẽ những gì mình thích trong câu chuyện; trao đổi cho nhau nghe về suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về nhân vật, về câu chuyện đó. Giáo viên có thể trao đổi với các em bằng một số câu hỏi giản đơn có liên quan đến nhân vật cũng như nội dung câu chuyện, nhằm hướng tới nhu cầu đọc sách tích cực cho học sinh.

- Thông qua tiết đọc sách thư viện, học sinh không chỉ tiếp cận được nhiều đầu sách hay mà còn được khơi gợi niềm đam mê đọc sách. Nhờ vậy, học sinh chủ động trong việc tìm đọc sách, phát triển vốn từ, được giáo dục đạo đức, kỹ năng sống khi hiểu được ý nghĩa câu chuyện.

- Nhờ tiết đọc sách thư viện, học sinh có cái nhìn khác về đọc sách. Các em không chỉ hứng thú, yêu thích đọc sách hơn mà còn tích lũy được vốn từ, khả năng sáng tạo và được giáo dục đạo đức, kỹ năng sống ngay từ lứa tuổi tiểu học. Đồng thời, học sinh tiểu học còn được hình thành thói quen đọc sách, phát huy văn hóa đọc trong lứa tuổi học đường. Giúp học sinh nâng cao kiến thức và kỹ năng phát triển tư duy; Có thêm kinh nghiệm trong cuộc sống, trong lao động và học tập, giúp trau dồi lý tưởng, bồi dưỡng tình cảm nâng cao nhận thức thẩm mỹ, phát triển tư duy, tiếp nhận điều hay và cái mới.

Hoạt động vui chơi:

- Học sinh sẽ tiếp thu bài học hiệu quả hơn khi ở trong môi trường thư giãn và vui vẻ. Do đó, việc tổ chức các hoạt động vui chơi trong học tập rất quan trọng. Nếu giáo viên biết sử dụng trò chơi đúng lúc, đúng đối tượng sẽ góp phần thiết thực vào việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh.

- Tiết Hoạt động vui chơi được nhà trường xây dựng trong thời khóa biểu các tiết sau giờ học chính khóa với thời lượng 1 tiết/tuần.

- Việc tổ chức cho các em tham gia các hoạt động ngoại khóa không chỉ giúp các em tăng cường sức khỏe, giải tỏa mệt mỏi sau những giờ học căng thẳng mà còn có ý nghĩa hỗ trợ cho giáo dục chính khóa, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo của học sinh là cơ hội để các em phát triển các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.

Xem tiếp tại file tải về.

Chỉnh sửa và tải về

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác thuộc lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo trên chuyên mục Biểu mẫu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 22
Kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học năm 2025
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng