Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành luật bình đẳng giới 2024

Bình đẳng giới là quyền, trách nhiệm và cơ hội bình đẳng giữa phụ nữ và đàn ông, giữa trẻ em trai và trẻ em gái. Trong những năm qua các địa phương đã thực hiện Luật bình đẳng giới một cách nghiêm túc. Hoatieu.vn xin giới thiệu mẫu báo cáo tổng kết 10 năm thi hành luật bình đẳng giới, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành luật bình đẳng giới là gì?

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình. Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành luật bình đẳng giới là mẫu được lập ra tại các nhà trường, các cơ quan, tổ chức để thống kê, tổng kết lại việc triển khai thực hiện luật bình đẳng giới, nêu ra những kết quả và thành công đạt được từ đó đưa ra phương hướng hoạt động cho các năm tiếp theo.

2. Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành luật bình đẳng giới số 1

Thực tế cho thấy, cả nam giới và nữ giới đều chịu những tác động từ bất bình đẳng giới, nhưng phụ nữ và trẻ em gái vẫn là nhóm đối tượng chịu nhiều thiệt thòi hơn. Tại Việt Nam, các mục tiêu bình đẳng giới luôn nhận được sự quan tâm sát sao của Đảng, Chính phủ, các cơ quan cũng như các tổ chức cả trong và ngoài nước. Hệ thống chính sách, pháp luật của nhà nước không ngừng được hoàn thiện, công tác tổ chức được triển khai đồng bộ, quyết liệt cùng với sự tăng cường hợp tác với các đối tác phát triển và các tổ chức của Liên hợp quốc như Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), Ủy ban Địa vị Phụ nữ Liên hợp quốc… để giải quyết các vấn đề xoay quanh bình đẳng giới. Mục tiêu đặt ra để giải quyết vấn đề ở các khía cạnh: Đảm bảo bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Đây cũng chính là những mục tiêu được đề ra trong Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 24/12/2010.

Đến nay, sau 10 năm thực hiện Chiến lược, nhiều mục tiêu về bình đẳng giới đã và đang được triển khai đồng bộ, mang lại những thành tựu to lớn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của từng cá nhân, từng gia đình cũng như toàn xã hội, đồng thời những cố gắng, nỗ lực của Việt Nam cũng được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Báo cáo Phát triển con người năm 2020 của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cho thấy, năm 2019, Chỉ số Phát triển con người (HDI) của Việt Nam là 0,704, tăng 1 bậc so với năm trước và xếp thứ 117/189 quốc gia và vùng lãnh thổ, ghi dấu lần đầu tiên Việt Nam lọt vào nhóm các nước có chỉ số HDI ở mức cao. Cùng với đó, bất bình đẳng về thu nhập (19,1%) và hệ số Gini (35,7) của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất trong số các quốc gia được so sánh năm 2019. Đây là thành tựu không phải quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp nào cũng đạt được.

Kết quả đạt được sau 10 năm thực hiện Chiến lược Bình đẳng giới còn thể hiện ở việc tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị. Báo cáo số 362/BC-CP ngày 18/8/2020 của Chính phủ về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2019 và giai đoạn 2011-2020 cho thấy, tỷ lệ nữ giới tham gia các cấp ủy Đảng khóa sau đã tăng hơn khóa trước. Cụ thể: Tỷ lệ nữ giới tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI là 8,62%, các Đảng bộ trực thuộc Trung ương là 11,4%, cấp huyện là 14% và cấp cơ sở là 18,1%; tới khóa XII, các tỷ lệ tương ứng đạt lần lượt là 10%, 13,3%, 14,3% và 19,07%. Nhiệm kỳ 2015-2020, lần đầu tiên có 3 đồng chí nữ là Ủy viên Bộ Chính trị (đạt tỷ lệ 15,78%). Kết thúc giai đoạn, cả nước có 8/63 nữ bí thư tỉnh ủy, 14 nữ phó bí thư tỉnh ủy.

Đặc biệt, Việt Nam nằm trong nhóm 1/3 các nước đứng đầu về tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội và tỷ lệ phụ nữ tham gia lao động; tỷ lệ này liên tục gia tăng trong 2 khóa vừa qua. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XIII đạt 24,2%, và tăng thêm 3,11% vào khóa tiếp theo đạt tỷ lệ 27,31%, cao hơn tỷ lệ chung của thế giới. Đáng nói là, lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam có một chính khách nữ được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Quốc hội ở cả 2 khóa XIII và XIV, bà luôn đứng đầu về phiếu tín nhiệm cao trong cả 3 lần Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm vào các năm 2013, 2014 và 2018.

Ngoài ra, tỷ lệ nữ đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 đều tăng so với nhiệm kỳ 2010-2015 ở cả 3 cấp tỉnh, huyện và xã. Nhiệm kỳ 2010-2015, tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp tỉnh là 25,17%, cấp huyện 24,62%, cấp xã 21,71%; tỷ lệ này đã được nâng lên ở nhiệm kỳ 2016-2021 tương ứng là 26,54%, 27,85% và 26,59%. Đến cuối nhiệm kỳ 2011-2015, tỷ lệ UBND các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã lần lượt là: 32,14%; 32,64%; 21,95%. Tính đến hết tháng 7/2020, tỷ lệ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có lãnh đạo nữ đã đạt 36,6% (11/30 lãnh đạo là nữ giới).

Kết quả bình đẳng giới còn được thể hiện ở khía cạnh giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động; chú trọng phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao. Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 (Tổng điều tra) của Tổng cục Thống kê cho thấy, nữ giới chiếm đến 47,3% lực lượng lao động chính của cả nước. Tính đến tháng 10/2019, có khoảng trên 285,6 nghìn doanh nghiệp do nữ doanh nhân đứng đầu, chiếm 24% tổng số doanh nghiệp cả nước. Tỷ lệ nữ giới biết chữ trong độ tuổi từ 15-60 đạt 97,33%, tỷ lệ nữ thạc sỹ đạt 54,25%, tỷ lệ tiến sỹ đạt 30,8%.

Ngoài ra, đảm bảo bình đẳng giới trong tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và đời sống gia đình cũng gặt hái được nhiều thành tựu. Theo kết quả của Tổng điều tra, tỷ số giới tính khi sinh (SRB) của Việt Nam đã được khống chế ở mức ổn định nhiều nhờ nỗ lực đưa SRB về mức cân bằng tự nhiên của Trung ương Đảng và Chính phủ với mức 111,5 bé trai/100 bé gái sinh ra sống. Nhờ tính hiệu quả của hệ thống y tế trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ trước, trong và sau sinh, tỷ số tử vong của bà mẹ đã giảm từ 69 ca trên 100 nghìn ca sinh sống năm 2009 xuống còn 46 ca trên 100 nghìn ca sinh sống năm 2019. Những nỗ lực giải quyết vấn đề bình đẳng giới còn được lồng ghép trong lĩnh vực văn hóa và thông tin thông qua việc đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới. Ngoài ra, để nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới, từ năm 2011 đến khoảng giữa năm 2020, Việt Nam liên tục bổ sung, hoàn thiện khung khổ pháp lý làm cơ sở giải quyết các vấn đề về bình đẳng giới. Cụ thể: Quốc hội đã ban hành Hiến pháp năm 2013, 7 bộ luật, 161 luật; Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 15 pháp lệnh, trong đó có khoảng 45 bộ luật, luật có liên quan đến vấn đề bình đẳng giới; Chính phủ ban hành 1.413 nghị định và đều được xem xét lồng ghép vấn đề bình đẳng giới theo quy định của Luật Bình đẳng giới và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Tiếp tục những nỗ lực mới vì xã hội bình đẳng, tiến bộ

Bên cạnh những thành tựu tốt đẹp mà nỗ lực đạt các mục tiêu bình đẳng giới đem lại, phụ nữ và trẻ em gái vẫn là những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương trước các nguy cơ cũng như cần có thêm nhiều hơn nữa các cơ hội bình đẳng. Vẫn còn tồn tại vấn nạn ngược đãi phụ nữ, nhất là ở những vùng dân trí chưa cao, định kiến về giới vẫn còn tồn tại và gây nhiều thiệt hại không chỉ cho đối tượng yếu thế mà còn ảnh hưởng đến toàn xã hội. Bất bình đẳng giới cũng được coi là một trong những nguyên nhân chủ yếu của nạn bạo lực gia đình. Báo cáo Điều tra quốc gia về Bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 do Tổng cục Thống kê phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho thấy, cứ 3 phụ nữ thì có gần 2 phụ nữ (gần 63%) bị một hoặc hơn một hình thức bạo lực thể xác, tình dục, tinh thần và bạo lực kinh tế cũng như kiểm soát hành vi do chồng gây ra trong cuộc đời và gần 32% phụ nữ bị bạo lực hiện thời (trong vòng 12 tháng qua đến thời điểm điều tra). Điều này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho phát triển kinh tế và sức khỏe thể chất, tinh thần người phụ nữ, thậm chí tác động không tốt đến hành vi, tinh thần của trẻ em trong gia đình có phụ nữ bị bạo hành. Báo cáo cũng ước tính, bạo lực đối với phụ nữ đang gây thiệt hại về kinh tế cho Việt Nam ước khoảng 1,8% GDP năm 2018.

Về kinh tế, trên thị trường lao động, tỷ lệ lao động nữ phải làm công việc dễ bị tổn thương lên tới 59,6%, cao hơn nhiều so với với mức 31,8% của lao động nam. Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐTBXH) cho biết, mức lương bình quân hàng tháng khi làm cùng một công việc của lao động nữ đạt khoảng 4,58 triệu đồng, thấp hơn mức bình quân 5,19 triệu đồng của lao động nam. Nhất là đối với lao động nữ di cư, dù họ tham gia vào cả lực lượng lao động chính thức lẫn phi chính thức, nhiều lao động di cư không được hưởng những quyền lợi từ các chính sách an sinh xã hội, như lao động, việc làm, giảm nghèo, BHXH, bảo trợ xã hội, các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, tiếp cận thông tin... Bên cạnh đó, thu nhập của họ không ổn định và bấp bênh từ những công việc chỉ được ký hợp đồng lao động ngắn hạn hoặc thậm chí không có hợp đồng. Không thể mải vui với thành tựu đã đạt được mà quên đi những tồn tại chưa thể giải quyết triệt để, Việt Nam vẫn tiếp tục không ngừng nỗ lực vì một xã hội bình đẳng và đem lại quyền bình đẳng giới cho mọi người. Ngày 03/3/2021, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 ban hành cùng Nghị quyết số 28/NQ-CP. Theo đó, trên cơ sở kế thừa Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2021, tiếp tục thực hiện sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, góp phần đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030.

Đảng và Nhà nước vẫn kiên định mục tiêu tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước. Cụ thể trong lĩnh vực chính trị, mục tiêu đặt ra đến năm 2025 đạt 60% và đến năm 2030 đạt 75% các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ. Trong lĩnh vực kinh tế, lao động, phấn đấu tăng tỷ lệ lao động nữ làm công hưởng lương và giảm tỷ trọng lao động nữ làm việc trong khu vực nông nghiệp trong tổng số lao động nữ có việc làm lần lượt là 50%, dưới 30% vào năm 2025, và khoảng 60%, dưới 25% năm 2030; Tỷ lệ lãnh đạo, chủ doanh nghiệp, hợp tác xã là nữ đạt ít nhất 27% năm 2025 và 30% năm 2030.

Trong đời sống gia đình và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, ngoài việc giảm số giờ trung bình làm công việc nội trợ và chăm sóc trong gia đình được trả công của phụ nữ, các chỉ tiêu đặt ra yêu cầu đến năm 2025, có 80% số người bị bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện, được tiếp cận ít nhất một trong các dịch vụ hỗ trợ cơ bản và 50% người gây bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện ở mức chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự được tư vấn, tham vấn. Con số này phấn đấu đến năm 2030 lần lượt là 90% và 70%. Bên cạnh đó, còn nhiều chỉ tiêu cần phấn đấu nâng cao hơn nữa nhằm thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục đào tạo, thông tin và truyền thông.

Ngoài những nỗ lực quyết liệt của Chính phủ cùng sự bảo vệ của hệ thống pháp luật, để có thể đi đến giải quyết ngọn ngành các vấn đề do bất bình đẳng giới gây ra còn cần sự thay đổi trong quan điểm, nhận thức của mỗi người dân Việt Nam trong vấn đề bình đẳng giữa nam và nữ. Do đó, rất cần có sự chung tay của mỗi người dân cùng phối hợp với chính quyền cùng hoàn thành các mục tiêu đã đề ra nhằm xây dựng một xã hội Việt Nam mà nam giới, nữ giới, trẻ em trai và trẻ em gái đều được hưởng cuộc sống bình đẳng, an toàn, góp phần phát triển Việt Nam tiến bộ, toàn diện và bền vững./.

3. Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành luật bình đẳng giới số 2

PHÒNG GD&ĐT ..............

TRƯỜNG TIỂU HỌC ..........

Số: ..........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

.........., ngàytháng….năm ....

BÁO CÁO TỔNG KẾT 10 NĂM THI HÀNH LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

* Thuận lợi:

Trường Tiểu học .......... thuộc xóm Vực Giảng – .......... – .............. – Thái Nguyên.

- Nhà trường được sự quan tâm giúp đỡ của UBND huyện .............., Phòng GD&ĐT, sự quan tâm ủng hộ của Đảng uỷ chính quyền, các ban ngành, đoàn thể địa phương và Hội cha mẹ học sinh.

- Nhà trường có đội ngũ cán bộ giáo viên luôn đoàn kết, nhiệt tình trách nhiệm, tâm huyết với nghề, có ý tức vươn lên, hết lòng vì học sinh, được phụ huynh học sinh và nhân dân tin tưởng.

- Chi bộ Đảng, các đoàn thể phát huy vai trò làm chủ, cùng chính quyền quản lý chỉ đạo thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Luôn quan tâm tới việc thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới và ngày càng có những bước chuyển mới tạo điều kiện cho cả nam và nữ phát huy quyền làm chủ và bình đẳng trên mọi lĩnh vực công tác, đời sống kinh tế, xã hội và trong gia đình, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của nhà trường, địa phương. Các hoạt động thực hiện công tác bình đẳng giới bước đầu thu được những kết quả đáng khích lệ, công tác bình đẳng giới ngày càng có những bước chuyển mới.

* Khó khăn:

- CSVC của nhà trường vẫn còn nhiều thiếu thốn.

- Đội ngũ cán bộ giáo viên hợp đồng nhiều, GV cao tuổi còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, sử dụng công nghệ thông tin.

- Tuy là trường trung tâm của huyện song số học sinh thuộc gia đình hộ nghèo, học sinh có hoàn cảnh éo le, học sinh khuyết tật còn nhiều, chính vì vậy phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.

II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI

1. Công tác ban hành chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Luật

Hàng năm nhà trường đã cụ thể hóa các văn bản, chỉ thị về bình đẳng giới do cấp trên phát động. Đồng thời, lập kế hoạch và triển khai công tác thi hành luật bình đẳng giới, tháng hành động bình đẳng giới…triển khai tới 100% cán bộ giáo viên trong nhà trường.

2. Công tác quán triệt, phổ biến, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới

Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới luôn được nhà trường quan tâm chú trọng và đẩy mạnh, được lồng ghép với nhiều hình thức và nội dung khác nhau về các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến được thực hiện đồng bộ, thường xuyên với những nội dung, hình thức phong phú, phù hợp với đặc điểm của nhà trường đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mọi người đối với công tác bình đẳng giới; quan tâm, chăm lo cho hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ.

3. Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bình đẳng giới tại nhà trường

Cán bộ làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ của nhà trường thường xuyên được kiện toàn, phù hợp với thực tế của nhà trường.

4. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực về bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ phụ trách công tác bình đẳng giới

Nhà trường luôn chú trọng công tác tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lồng ghép giới cho các đồng chí Ban chấp hành Công đoàn, cán bộ Đoàn. Tích cực tham gia tích cực các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ công tác bình đẳng giới do trên phát động

5. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới ở đơn vị

Nhà trường luôn tích cực bồi dưỡng, nâng cao năng lực, kiến thức cho cán bộ phụ trách công tác bình đẳng giới, luôn sát sao trong việc kiểm tra, giám sát và kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.

Tiếp tục triển khai thực hiện các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật bình đẳng giới, trong đó có Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới.

6. Công tác đảm bảo thực hiện các quy định bình đẳng giới trong công tác tổ chức và hoạt động tại nhà trường

Trường TH Thị trấn Hương Sơn hiện nay với sự quan tâm về bình đẳng giới nên đội ngũ Cán bộ Giáo viên làm công tác quản lý chiếm đa số cụ thể là: 01 nữ là Hiệu trưởng; 01 nữ là Phó Hiệu trưởng, 4/4 tổ trưởng là nữ; 01 tổng phụ trách, 01 Bí thư ĐTN và 01 Phó bí thư ĐTN là nữ; 100% Ban chấp hành Công đoàn là nữ.

III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG VIỆC THỰC HIỆN LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI

1. Việc triển khai thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới theo từng lĩnh vực quy định tại Luật

Việc thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới đã giúp cho số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ nữ làm công tác quản lý tăng lên rõ rệt và động viên sự cống hiến của đội ngũ giáo viên nữ trong toàn trường.

2. Cơ chế, chính sách thúc đẩy bình đẳng giới tại nhà trường

Trong những năm qua nhìn chung chưa có cơ chế, chính sách cụ thể nào được áp dụng trong nhà trường. Tuy nhiên nhà trường luôn quan tâm, chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe, động viên khích lệ kịp thời và thường xuyên đến đội ngũ giáo viên nữ.

3. Công tác lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản tại nhà trường

Nhà trường làm tốt công tác lồng ghép việc tuyên truyền luật bình đẳng giới vào trong các văn bản, cuộc họp hội đồng, họp chuyên môn và các văn bản chỉ đạo khác trong các năm học.

4. Công tác thống kê số liệu có tách biệt giới trong từng lĩnh vực tại nhà trường

Hằng năm, nhà trường làm tốt công tác thống kê số liệu có tách biệt giới trong các bảng biểu, kế hoạch và báo cáo của nhà trường một cách cụ thể, rõ ràng.

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VIỆC THI HÀNH LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI

1. Đánh giá tóm tắt các kết quả đạt được tại nhà trường

Sau 10 năm thực hiện Luật bình đẳng giới: Đội ngũ cán bộ nữ tăng lên rõ rệt và năng lực công tác tốt; hàng năm số giáo viên dạy giỏi các cấp đều chiếm tỷ lệ cao. Tham gia các hội thi do Phòng giáo dục và cấp trên tổ chức đều đạt được giải cao, trong đó đội ngũ cán bộ nữ tham gia dự thi là chủ yếu.

Hiện tại việc thực hiện bình đẳng giới đã có tác động tốt đến sự phát triển chung của nhà trường, chất lượng cuộc sống của các cá nhân và các gia đình tăng lên rõ rệt.

2. Những hạn chế, vướng mắc trong tổ chức triển khai thực hiện các quy định trong Luật Bình đẳng giới tại nhà trường

V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

1. Các giải pháp hoàn thiện thể chế

- Đề nghị Ban VSTBPN cấp trên tổ chức tập huấn về kỹ năng hoạt động cho các thành viên Ban VSTBPN cấp trường.

- Ban VSTBPN cấp trên thực hiện xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn kỹ năng hoạt động cho cơ sở.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
2 10.165
0 Bình luận
Sắp xếp theo