4 Bài tuyên truyền phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng 2024 hay nhất
Vi chất dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của con người. Bài tuyên truyền phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng sau đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về vai trò và sự cần thiết trong việc bổ sung các loại vi chất dinh dưỡng cho cơ thể. Mời các bạn cùng tham khảo.
Tài liệu tuyên truyền về việc phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng
1. Bài tuyên truyền thiếu dinh dưỡng ở trẻ và cách phòng
I. Thế nào là suy dinh dưỡng?
Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh huởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể.
Biểu hiện của suy dinh dưỡng là trẻ chậm lớn, có tầm vóc thấp bé hơn trẻ bình thường, dễ mắc bệnh, kém linh hoạt, kết quả học tập cũng bị ảnh hưởng do thiếu các vi chất có liên quan đến sự phát triển của trí não như sắt và iốt. Suy dinh dưỡng trẻ em là tình trạng mắc phải khi mức cung ứng các chất dinh dưỡng thiếu so với nhu cầu sinh lý của trẻ.
Tuy vậy, các thể suy dinh dưỡng này cũng có ý nghĩa quan trọng vì đứa trẻ dễ mắc bệnh, tăng nguy cơ tử vong và thường kèm theo thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng. Đáng chú ý là trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ và vừa ít được người mẹ, các thành viên khác trong gia đình chú ý tới vì trẻ vẫn bình thường. ở một cộng đồng (xóm, làng, xã) có nhiều trẻ suy dinh dưỡng, ta càng khó nhận biết được vì chúng đều "nhỏ bé" như nhau. Do đó, suy dinh dưỡng trẻ em cần được sự quan tâm của mọi người.
II. Những nguyên nhân thường gặp:
Suy dinh dưỡng có thể xảy ra do giảm cung cấp chất dinh dưỡng, tăng tiêu thụ dưỡng chất hoặc cả hai. Cụ thể:
1. Cha mẹ thiếu kiến thức nuôi con: trẻ không được bú sữa mẹ, cho ăn giặm không đúng cách, không biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp với trẻ, cho trẻ ăn quá ít lần trong ngày, kiêng khem quá đáng khi trẻ bệnh.
2. Trẻ biếng ăn. Có nhiều lý do như:
- Thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng.
- Chế biến thức ăn không hợp khẩu vị và lứa tuổi của trẻ.
- Cách chăm sóc trẻ không phù hợp (quá căng thẳng dẫn đến biếng ăn tâm lý).
3. Trẻ em sinh ra trong các gia đình nghèo, không có đủ thực phẩm để ăn.
4. Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng như giun, sán,...
5. Một số nguyên nhân khác ít gặp hơn: trẻ hoạt động quá nhiều, hoặc sống trong môi trường quá nóng, quá lạnh, làm tiêu hao năng lượng nhiều; hoặc trẻ bị bệnh nặng có nhu cầu các dưỡng chất cao mà không được cung cấp tăng cường.
III. Cần can thiệp sớm
Ðối với trẻ suy dinh dưỡng, việc hồi phục đòi hỏi một khoảng thời gian dài.
Riêng chiều cao có thể trẻ sẽ không trở về được chuẩn trung bình như chúng ta mong muốn dù được điều trị hết sức tích cực. Vì vậy, việc can thiệp sớm ngay từ khi trẻ có một trong những biểu hiện rối loạn về dinh dưỡng là điều quan trọng.
Các biểu hiện này bao gồm:
1. Biếng ăn.
2. Kém linh hoạt hoặc ưa quấy khóc.
3. Chậm tăng cân hoặc đứng cân liên tục trong 2-3 tháng.
4. Chậm tăng chiều cao hoặc không tăng chiều cao liên tục trong 2-3 tháng.
5. Rối loạn giấc ngủ(ngủ trằn trọc, ngủ giấc ngắn, giật mình khóc thét khi đang ngủ).
6. Rụng tóc vùng chẩm (chiếu liếm).
7. Chậm mọc răng.
8. Da xanh dần, cơ nhão dần.
9. Chậm biết đi.
10. Thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng.
IV. Làm thế nào để biết trẻ bị suy dinh dưỡng?
Theo dõi cân nặng hàng tháng là cách tốt nhất để nhận ra đứa trẻ bị suy dinh dưỡng hay không. Trẻ bị suy dinh dưỡng khi không tăng cân, nhẹ cân hơn đứa trẻ bình thường cùng tuổi. Căn cứ vào biểu đồ theo dõi sức khỏe trẻ.
* Các thể loại suy dinh dưỡng: Chia ra làm 3 thể:
- Thể nhẹ cân hay cân nặng theo tuổi thấp: Phản ánh cả sự chậm của quá trình tăng trưởng trong tình trạng thiếu dinh dưỡng.
- Thể thấp còi: Thể còi cọc là một biểu hiện của sự chậm phát triển, thiếu về chiều cao theo chuẩn của độ tuổi hoặc một dấu hiệu của sự chậm lớn.
- Thể gầy còm: Thể gầy còm phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng cấp tính do không lên cân hoặc đang tụt cân.
V. Ðể phát hiện sớm những biểu hiện này, cha mẹ cần:
- Theo dõi sát chế độ ăn của trẻ: xem trẻ có ăn hết suất và đủ bữa không.
- Quan sát da, cơ, răng, tóc của trẻ xem có những thay đổi như trên đã trình bày.
- Quan sát sự phát triển vận động của trẻ xem có bình thường (lật, ngồi, đứng chựng, đi... có đúng với lứa tuổi).
- Thường xuyên đưa trẻ đến cơ quan y tế để cân, đo chiều cao mỗi 1-2 tháng, điều này giúp phát hiện nhanh chóng tình trạng chậm tăng cân, chậm tăng chiều cao của trẻ.
- Xem trẻ có thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng không.
Cách phòng bệnh:
- Chăm sóc trẻ từ trong bụng mẹ
- Nuôi con bằng sữa mẹ và thức ăn bổ sung
- Tiêm chủng đúng lịch
- Theo dõi cân nặng: trẻ dưới 24 tháng tuổi cân mỗi tháng 1 lần. trẻ trên 24 tháng tuổi cân đo 3 tháng/ lần để phát hiên sớm suy dinh dưỡng
Trên đây là những nguyên nhân, cách phòng tránh bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em mong qua buổi tuyên truyền này chúng ta sẽ có thêm kiến thức để chăm sóc trẻ có sức khỏe tốt hơn.
2. Bài tuyên truyền phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ
Hầu hết các bài tuyên truyền đều nhằm một mục đích tốt đẹp nào đó. Bài tuyên truyền phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng ngoài việc phổ biến kiến thức cho người dân, nêu các cách phòng chống thiếu chất dinh dưỡng còn mang mục đích là vận động các bậc phụ huynh cho trẻ đến tiêm phòng từ sớm. Mời các bạn tham khảo dưới đây.
Kính thưa toàn thể nhân dân!
Vi chất dinh dưỡng rất cần thiết đối với sức khỏe, tầm vóc và trí tuệ con người, có vai trò thiết yếu đối với sự phát triển và tăng trưởng của trẻ. Thiếu vi chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể lực của trẻ em.
Nếu thiếu Vitamin A sẽ làm giảm khả năng miễn dịch ở trẻ, ảnh hưởng đến chức năng nhìn của đôi mắt. Nếu thiếu Vitamin A nặng sẽ gây mù lòa;
Nếu thiếu sắt sẽ gây thiếu máu, ảnh hưởng đến phát triển cân nặng của thai nhi, làm giảm khả năng học tập ở trẻ em và khả năng lao động ở người trưởng thành;
Thiếu iốt sẽ gây nên bệnh bướu cổ, kém phát triển trí tuệ, đần độn.
Để Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, hãy thực hiện tốt:
Sử dụng đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày. Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng.
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn.
- Sử dụng các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng cho bữa ăn bổ sung của trẻ. Thêm mỡ hoặc dầu để tăng hấp thu Vitamin A, Vitamin D.
- Không bắt trẻ ăn kiêng khi trẻ bị bệnh.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình lựa chọn, chế biến và bảo quản thức ăn cho trẻ.
- Cho trẻ em trong độ tuổi uống Vitamin A một năm 2 lần. Bà mẹ sau khi sinh con trong vòng một tháng cần được uống một liều Vitamin A liều cao.
- Tẩy giun 2 lần một năm cho trẻ em từ 24 - 60 tháng tuổi, thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống để phòng chống nhiễm giun.
- Phụ nữ mới kết hôn, bà mẹ trước và trong khi mang thai cần ăn, uống đầy đủ và uống thêm viên sắt theo hướng dẫn.
- Sử dụng muối I-ốt hoặc bột canh I-ốt trong chế biến thức ăn.
Để thực hiện tốt Chiến dịch bổ sung viatmin A đợt 1 năm 20.... và kết hợp với tẩy giun đường ruột cho trẻ em từ 12 đến 60 tháng tuổi, với chủ đề: Vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho quá trình phát triển, tăng trưởng về thể lực, tầm vóc và trí tuệ, góp phần quan trọng để nâng cao sức khỏe và đề kháng cho cơ thể được tổ chức ngày ... và ngày .... tháng .... năm 20.....
Mục tiêu đề ra là:
- 100% các phường, xã trên địa bàn thị xã tổ chức cân, đo, cho trẻ uống Vitamin A và thuốc giun đồng loạt trong 2 ngày 1-2/6/20....;
- Tỷ lệ trẻ em uống Vitamin A từ 6-60 tháng tuổi đạt trên 98%;
- Tỷ lệ bà mẹ sau sinh trong vòng 1 tháng uống Vitamin A đạt trên 98%;
- Tỷ lệ cân-đo chiều cao của trẻ từ 0-60 tháng tuổi đảm bảo chính xác và vẽ biểu đồ tăng trưởng cho trẻ đạt 98% (trong sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em);
- Đánh giá đúng tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em < 60 tháng tuổi;
- Tổ chức thực hành dinh dưỡng cho các bà mẹ có con nhỏ từ 0-24 tháng tuổi tại địa bàn, lồng ghép các hoạt động chương trình mục tiêu;
- Trên 95 % trẻ em từ 24-60 tháng tuổi (cả trẻ đi học và không đi học trong độ tuổi) được uống thuốc trong chiến dịch;
- Sau khi kết thúc chiến dịch, giảm tỷ lệ và cường độ nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ 24-60 tháng tuổi so với thực hiện chiến dịch.
Để bảo vệ cho trẻ trước những nguy cơ mắc bệnh do thiếu vi chất dinh dưỡng, gia đình hãy đưa con, em mình đến các điểm uống bổ xung Vitamin A và cân trẻ của Trạm y tế trên địa bàn từ ngày........... và tuân thủ đầy đủ khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng và đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19.
3. Bài tuyên truyền phòng, chống thiếu Vitamin A
Vitamin A là một vi chất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ, đặc biệt là trẻ từ 06 đến 36 tháng tuổi. Khi thiếu vitamin A sẽ làm cho trẻ chậm lớn, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. Thiếu vitamin A nặng gây khô mắt, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả mù vĩnh viễn.
Có 3 nguyên nhân chính gây thiếu vitamin A:
- Một là: Do khẩu phần ăn bị thiếu hụt vitamin A: Cơ thể không tự tổng hợp được vitamin A mà phải lấy từ thức ăn, vì vậy nguyên nhân chính gây thiếu vitamin A là do chế độ ăn nghèo vitamin A và beta-caroten. Sữa mẹ là nguồn cung cấp vitamin A quan trọng của trẻ nhỏ. Trẻ không được bú mẹ rất dễ thiếu vitamin A.
- Hai là: Mắc các bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng: Trẻ bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là bị bệnh sởi, viêm đường hô hấp, tiêu chảy, v.v và nhiễm ký sinh trùng đường ruột như: giun đũa... sẽ gây thiếu vitamin A.
- Ba là: Suy dinh dưỡng: Trẻ em bị suy dinh dưỡng thường kèm theo thiếu vitamin A vì cơ thể thiếu đạm để chuyển hóa vitamin A. Ngoài ra, thiếu một số vi chất khác như kẽm cũng ảnh hưởng tới chuyển hóa vitamin A trong cơ thể.
Để phòng thiếu vitamin A cho trẻ:
Các bà mẹ cần thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ vì sữa mẹ là nguồn cung cấp vitamin A tốt nhất đối với trẻ nhỏ.
Cải thiện bữa ăn bằng thực phẩm có nguồn gốc động vật như gan, thịt gà, chất béo từ thịt, trứng, sữa, kem, bơ… Bữa ăn của trẻ cần có đủ dầu hoặc mỡ để giúp hấp thu tốt vitaminA. Ăn các loại rau có nhiều tiền chất vitamin A như: các loại rau củ quả có màu vàng, đỏ (cà rốt, bí đỏ, rau dền, đu đủ chín, cà chua, gấc…); các loại rau màu xanh sẫm; dầu cọ và một số loại dầu ăn khác có bổ sung vitamin A.
Ngoài ra, bổ sung vitamin A liều cao là một trong những giải pháp phòng thiếu vitamin A ở trẻ. Trẻ cần được uống bổ sung viên nang vitamin A liều cao 6 tháng một lần tại các trạm y tế phường theo liều sau:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi không được bú sữa mẹ: uống 50.000 đơn vị.
- Trẻ 6 đến 12 tháng tuổi: uống 100.000 đơn vị.
- Trẻ 13 đến 36 tháng tuổi: uống 200.000 đơn vị.
- Trẻ từ 37 đến 60 tháng tuổi nguy cơ cao: uống 200.000 đơn vị.
- Bà mẹ ngay sau sinh trong vòng 1 tháng: uống 200.000 đơn vị.
Để phòng, chống thiếu vitamin A cho trẻ, cha mẹ hãy đưa trẻ trong độ tuổi đi uống bổ sung vitamin A tại các điểm uống của 8 phường trên địa bàn quận ....... từ ngày .... tháng .... đến hết ngày .... tháng .... và uống vét đến hết ngày ....,.... tháng .... năm 20.....
4. Bài tuyên truyền về việc phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng
Cơ thể con người chỉ cần một lượng rất nhỏ các loại vi chất dinh dưỡng bao gồm, các nhóm vitamin A, B, C, D, E… và các nhóm nguyên tố khoáng như: can xi, phốt pho, sắt, kẽm, magie, Iốt, selen, đồng… nhưng nó lại đóng một vai trò hết sức quan trọng. Vi chất dinh dưỡng tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa và là thành phần cấu tạo nên cơ thể. Thiếu những chất này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Một số bệnh thường gặp khi cơ thể thiếu vi chất dinh dưỡng như: thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt; còi xương do thiếu canxi và vitamin D; bướu cổ do thiếu I ốt; suy dinh dưỡng, thấp còi do thiếu kẽm; thiếu vitamin A và bệnh khô mắt… Theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng, để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng chủ động và an toàn nhất là thông qua nguồn thực phẩm để bổ sung vitamin và các khoáng chất trong từng bữa ăn, cần đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm từ 4 nhóm thức ăn và thường xuyên thay đổi ngay từ khi trẻ nhỏ mới bắt đầu ăn bổ sung (cho trẻ ăn dặm).
Bà mẹ cho con bú ngay sau sinh để trẻ bú được sữa non vì trong sữa non có hàm lượng vitamin A cao giúp trẻ khỏe, tăng sức đề kháng và chống được các bệnh. Trẻ nhỏ cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, vì sữa mẹ là nguồn thực phẩm tự nhiên có đủ vi chất dinh dưỡng đáp ứng được nhu cầu của trẻ. Vitamin A là một trong số loại vi chất dinh dưỡng quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể của trẻ em. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy thiếu vitamin A gây khô mắt, nếu nặng có thể gây mù mắt, chậm phát triển cân nặng, chiều cao, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong ở trẻ em tiền học đường. Bổ sung vitamin A liều cao làm tăng tỷ lệ sống ở trẻ nhỏ tới 20 đến 30% do làm giảm tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cấp.
Để bảo vệ cho trẻ trước những nguy cơ mắc bệnh do thiếu vi chất dinh dưỡng, các gia đình hãy lựa chọn sử dụng thực phẩm như muối, bột canh, nước mắm có Iốt; bột mỳ có chữa sắt và kẽm, dầu ăn có Vitamin A, dầu mè, nước tương có chứa sắt ghi trên nhã bao bì và đặc biệt hãy đưa con, em mình trong độ tuổi đến các điểm uống bổ sung vitamin A trong ngày ......... và tuân thủ đúng các khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng.
Khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng:
- Sử dụng đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày; khuyến khích lựa chọn thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng.
- Cho trẻ bú sớm, nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.
- Bữa ăn của trẻ cần các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng. Thêm mỡ hoặc dầu để tăng hấp thu Vitamin A, Vitamin D.
- Trẻ em trong độ tuổi uống Vitamin A 2 lần/ năm. Bà mẹ sau sinh trong vòng một tháng được uống một liều Vitamin A.
- Trẻ từ 24 đến 60 tháng tuổi cần được uống thuốc tẩy giun 2 lần/ năm. Thực hiện vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường phòng chống nhiễm giun.
- Phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai cần uống viên Sắt/axit folic hoặc viên đa vi chất theo hướng dẫn
Trên đây là các mẫu Bài tuyên truyền phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trong Biểu mẫu: Văn hóa - Du lịch - Thể thao
- Chia sẻ:Vũ Thị Thái Lan
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Mẫu đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành 2024
Thu hồi các loại thuốc chứa dược chất nguy cơ gây ung thư
Đơn đề nghị công nhận khu du lịch cấp tỉnh
Câu hỏi và đáp án phần thi viết hội thi nét đẹp văn hóa công sở năm 2018
Kịch bản khai mạc giải bóng đá 2024 hay nhất
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép phê duyệt nội dung bản ghi âm, ghi hình, sân khấu nhập khẩu
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến