Bài tuyên truyền phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân
Mùa Đông - Xuân là mùa có khí hậu khô hanh kèm theo ẩm ướt. Đây là điều kiện rất tốt cho vi khuẩn gây bệnh, chính vì vậy chúng ta phải tuyên truyền về cách phòng chống dịch bệnh. Hoatieu.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết bài tuyên truyền phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân tại các trường học để bạn đọc cùng tham khảo và có thể xây dựng được bài tuyên truyền cho riêng cá nhân mình.
Bài tuyên truyền phòng chống dịch bệnh theo mùa
1. Bài tuyên truyền phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân số 1
BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG MỘT SỐ BỆNH DỊCH MÙA ĐÔNG XUÂN
CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN
Các em học sinh thân mến! Mùa đông đã đến với miền Bắc chúng ta.Và gần đây ở các trường tiểu học và các trường mầm non trên địa bàn huyện đang xuất hiện sốt và cảm cúm khiến các bậc phụ huynh lo lắng, nhiều em phải nghỉ học ít nhất vài ngày, có trường hợp kéo dài hàng tuần (đặc biệt biệt là các em học sinh mầm non). Tại các bệnh viện huyện số trẻ đến khám và điều trị cũng tăng.
Các em thân mến!
Sốt biểu hiện dưới các dạng như sốt phát ban, quai bị, ho gà, cúm.. là bệnh thường gặp trong mùa đông xuân, thời tiết lạnh, mưa phùn, độ ẩm không khí cao. Mặt khác do ảnh hưởng của thời tiết, nên bề mặt niêm mạc yếu, dễ nhiễm các bệnh về đường hô hấp. Đối tượng dễ mắc bệnh chủ yếu là người già và trẻ em do sức đề kháng yếu. Những triệu chứng thường gặp và dễ nhận biết khi mắc bệnh như sốt, hắt hơi liên tục, chảy chảy nước mắt, nước mũi, đỏ mắt, đau nhức cơ, khớp, đau đầu...vvvv Nếu ở thể nhẹ, người bệnh có thể sốt từ 3-5 ngày, sau đó bệnh tự khỏi. Hiện nay tuy bệnh sốt vi rút chưa ở diện rộng, nhưng do dễ lây nhiễm, nên cần chú trọng đến việc phòng chống bệnh.
Sốt vi rút là bệnh lây truyền mạnh qua đường hô hấp (ho, hắt hơi) nhất là trong môi trường tập thể: trường học, công sở, nơi công cộng. Bệnh có thể gây biến chứng dẫn đến viêm long đường hô hấp cấp trên...
Để phòng tránh sốt vi rút nói riêng và các bệnh thường gặp vào mùa đông -xuân nói chung, các em cần thường xuyên giữ vệ sinh cá nhân tốt, như vệ sinh răng miệng bằng dung dịch nước muối hoặc nước súc miệng fluor, nhỏ thuốc mũi, thuốc mắt. Hoặc theo phương pháp chữa bệnh cổ truyền, lấy tỏi giã lấy nước nhỏ mũi cũng rất hiệu quả.
Thời tiết lạnh, độ ẩm không khí cao nên phải giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ và ngực. Tăng cường chế độ dinh dưỡng, nên ăn thức ăn khi còn nóng, cung cấp cho cơ thể đủ lượng ca-lo cần thiết để tăng sức đề kháng. Bên cạnh đó, cần giữ gìn vệ sinh nơi ăn ở và môi trường chung quanh, như phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh...Nếu trường hợp các em bị sốt vi rút, hoặc sốt chưa rõ nguyên nhân, các em không nên đến trường, cần nghỉ học, tránh lây nhiễm cho các bạn khác, mặt khác, cần bảo bố mẹ đưa đến cơ sở y tế để các thầy thuốc chẩn đoán, tư vấn chăm sóc và chỉ định điều trị.Nếu có việc phải đến chỗ đông người nên đeo khẩu trang. Trường hợp bệnh nhẹ, các em có thể tự chăm sóc tại nhà bằng thuốc hạ sốt, giảm đau (các em phải nhắc bố mẹ mua thuốc cho và theo chỉ định của dược tá). Khi các em sốt, dễ mất nước, vì vậy các em nên uống đủ nước (nước đun sôi để ấm), nhất là nước hoa quả, dùng khăn chườm mát hạ sốt. Các em không nên mặc quá nhiều quần áo, tránh tình trạng làm sốt cao hơn, ra mồ hôi khiến bị cảm lạnh. Nhắc cha mẹ nên cho chúng ta ăn đủ dinh dưỡng, thức ăn loãng, dễ tiêu. Nếu các em thấy mình sốt cao, kéo dài cần bảo bố mẹ đưa đến bệnh viện để điều trị kịp thời.
Các em vừa nghe xong bài tuyên truyền về các bệnh dịch mùa đông xuân.
Về nhà các em tiếp tục tuyên truyền để mọi người trong gia đình nắm được kiến thức phòng chống lây nhiễm bệnh nhé!
Cô chào tạm biệt tất cả các em!
2. Bài tuyên truyền phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân số 2
Kính thưa: Quý thầy cô giáo cùng các bạn học sinh thân mến!
Mùa đông tiết trời lạnh khí hậu lúc khô hanh, lúc lại ẩm ướt, là điều kiện rất thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát triển. Trong vô số các bệnh phát tác mạnh vào mùa đông, thì các bệnh hô hấp, khớp và bệnh ngoài da là hay gặp nhất.
Đây là thời điểm thuận lợi làm tăng các bệnh ở trẻ, nhất là ở những bé có hệ miễn dịch yếu, dẫn đến tỷ lệ trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp gia tăng.
Đường hô hấp chính là nơi mà nhiều mầm bệnh (vi rút, vi khuẩn) dễ dàng xâm nhập khi chúng ta hít thở. Đối với trẻ em, đường thở ngắn và hẹp nên mầm bệnh dễ lây lan hơn. Đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, bệnh đường hô hấp thường xuyên tấn công do hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên sức đề kháng và khả năng miễn dịch kém. Chính vì vậy, trẻ không đủ sức chống đỡ với sự tấn công của các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài.
Một số bệnh thường gặp vào mùa đông:
Viêm họng cấp tính:
– Bệnh thường xảy ra vào mùa đông, gặp cả ở người lớn và trẻ em. Triệu chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt, sốt, khàn tiếng, ho do bị kích ứng ở đường hô hấp trên, có thể kèm theo sổ mũi.
– Nguyên nhân gây bệnh thường thấy do loại vi khuẩn liên cầu tan máu beta nhóm A, có nhiều trường hợp do vi rút. Nếu không được chữa trị hiệu quả, bệnh có thể dẫn đến viêm phổi, viêm khớp, biến chứng tại cơ tim và van tim hay còn gọi là thấp tim.
Viêm amidan
– Triệu chứng đầu tiên khi bị viêm amindan, chúng ta sẽ cảm thấy khó nuốt, đau trong họng, cơn đau đôi khi kéo dài nhiều giờ đồng hồ. Trẻ có thể lạc giọng hoặc mất hẳn giọng nói, cảm thấy rất mệt mỏi và có thể sốt cao hơn 38oC.
– Bên cạnh đó, khi bị viêm amidan ta sẽ cảm thấy miệng khô đắng, lưỡi trắng, niêm mạc họng đỏ và góc hàm có thể nổi hạch.
– Trong trường hợp bị viêm amidan mãn tính trẻ sẽ ngáy khi ngủ và chủ yếu thở bằng miệng. Khi nói chuyện, trẻ sẽ phát âm giọng mũi hoặc khó khăn khi phát âm. Tình trạng amidan mãn tính nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ và sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tai .
Cúm:
– Trẻ em là nhóm mắc căn bệnh này nhiều do sức đề kháng chưa hoàn thiện khiến vi rút cúm dễ dàng gây bệnh. Trong cúm, mầm bệnh là các vi rút cúm lây trực tiếp do tiếp xúc, giao tiếp hàng ngày, đặc tính vi rút là sinh sôi nảy nở nhanh nên có số lượng ồ ạt tấn công cơ thể, nhất là những trẻ có hệ miễn dịch yếu.
– Triệu chứng thường thấy như sốt nhẹ, có thể ớn lạnh, đau đầu, chóng mặt, ho, đau họng, nghẹt mũi, chán ăn, đặc biệt là hắt hơi nhiều và chảy nước mũi trong. Tùy theo sức đề kháng của cơ thể mà thời gian bệnh kéo dài hay rút ngắn, giảm nhẹ hoặc nghiêm trọng hơn. Thậm chí, một số bệnh cúm diễn tiến nhanh và ồ ạt có thể khiến tử vong.
* Để phòng bệnh hô hấp cần lưu ý 1 số vấn đề sau:
– Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh ở các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu., nhất là khi chúng ta đi ngoài trời vào buổi tối hoặc sáng sớm,
– Không nên tiếp xúc với người có biểu hiện bị cúm, viêm đường hô hấp và những chỗ đông người ngột ngạt, có khói thuốc lá.
– Uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh như: Kem, đá.
– Tăng cường dinh dưỡng với thực đơn cân đối của các nhóm dưỡng chất như: Tinh bột, chất đạm, chất béo và rau củ quả.
– Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất có chứa nhiều trong các loại rau củ quả. Đây là những dưỡng chất quan trọng vừa giúp các em phát triển hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần cũng như tăng cường hệ miễn dịch.
– Ngoài ra chúng ta còn cần phải thường xuyên giữ gìn vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường sạch sẽ, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để phòng bệnh.
Các bệnh về khớp
Bệnh viêm khớp: do thời tiết lạnh, ẩm nên các bệnh xương khớp có dịp hoành hành. Viêm khớp dạng thấp, thấp tim và gút là 3 bệnh dễ lên những đợt cấp tính nhất trong mùa đông. Viêm khớp dạng thấp là bệnh khớp mãn tính kéo dài trong nhiều năm và có thể gây những di chứng nặng nề như: dính, biến dạng khớp. Triệu chứng của bệnh là viêm nhiều khớp (viêm cổ tay, bàn tay, đốt tay, khớp chân…) và diễn biến kéo dài. Người bệnh cũng có thể bị cứng khớp vào buổi sáng, gây khó cử động các khớp và kéo dài hàng giờ. Nếu thấy có các triệu chứng kể trên, bạn cần đi khám và điều trị ngay. Nếu để kéo dài sẽ xuất hiện tổn thương ở sụn khớp và đầu xương, người bệnh có nguy cơ bị biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động của khớp.
Đối với các bệnh viêm khớp, khi trời lạnh, điều cần làm đầu tiên chính là giữ ấm cơ thể, đặc biệt là chân tay. Hạn chế ra ngoài khi trời quá lạnh, mưa phùn. Những người bị bệnh gút cần phải kiêng hoàn toàn rượu, bia và hạn chế các món ăn giàu đạm, giàu chất béo.
Bệnh da
Trời lạnh cũng là điều kiện thuận lợi cho các bệnh ngoài da, đặc biệt là các bệnh như: mề đay, chàm, nứt gót chân… phát triển.
– Mề đay thường phát triển nhiều hơn khi từ môi trường có gió lạnh vào trong phòng ấm áp hơn. Một số người còn kèm theo triệu chứng nhức đầu, hạ huyết áp, tím tái, phù thanh quản… Để tránh tình trạng trên, những người có cơ địa dị ứng và hay nổi mề đay nên tránh ra ngoài lúc trời lạnh và nên mặc quần áo ấm. Nên uống các thuốc kháng histamin khi mới chớm có dấu hiệu mề đay để giảm và cắt cơn ngứa, vì khi mề đay đã nổi thì các thuốc kháng histamin không có tác dụng.
– Chàm khô, hay còn gọi là bệnh ngứa do lạnh, là hậu quả của trời lạnh và độ ẩm ở trong phòng gia tăng khiến da bị giảm tiết mồ hôi và chất bã. Chất sừng của da bị mất nước khiến da trở nên khô hơn, đóng ít vảy. Da bị nứt kèm theo triệu chứng ngứa từ lâm râm đến dữ dội, làm cho da bị trầy xước, thậm chí còn gây ra những chấm xuất huyết dưới da. Những người bị chàm khô nên uống nhiều nước, tránh tắm nước nóng, dùng loại sữa tắm có chất làm ẩm da và không có chất làm thơm. Bôi kem làm ẩm da ngay sau khi tắm và nếu nặng thì uống thuốc chống dị ứng hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ.
Hi vọng rằng sau buổi tuyên truyền ngày hôm nay, các em học sinh đã trang bị thêm cho mình những kiến thức phòng các bệnh hay gặp trong mùa đông hiệu quả nhất, để chúng ta luôn đảm bảo đủ sức khỏe trong vui chơi và học tập. Xin kính chúc các thầy cô cùng toàn thể các bạn HS sức khỏe dồi dào và 1 tuần làm việc và học tập bổ ích!
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Nguyễn Linh An
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Cách trích dẫn tài liệu tham khảo chuẩn 2024
-
47 mẫu Trang trí bảng lớp ngày khai giảng 2024
-
3 Bài kiểm tra mù màu 2024 chuẩn nhất
-
Mẫu khung viền đẹp cho Word, PowerPoint
-
Các trò chơi làm quen đầu năm học 2024-2025
-
Hướng dẫn thủ tục nhập học vào lớp 10 2024
-
Cách cài đặt Google Meet để học trực tuyến
-
Thiệp mời dự tiệc sinh nhật đẹp, trang trọng
-
Công thức tính diện tích tam giác (cập nhất mới nhất 2024)
-
Hướng dẫn Khai báo y tế học sinh trên Hanoi Study
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công