Bài tuyên truyền phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em 2024 (4 bài)

Trong thời gian gần đây, xâm hại trẻ em đang là nỗi lo rất lớn của các bậc phụ huynh, là vấn nạn nhức nhối đang được xã hội đặc biệt quan tâm. Bài tuyên truyền phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em dưới đây được Hoatieu.vn sưu tầm và giới thiệu, hi vọng sẽ giúp việc tuyên truyền được mở rộng và mang lại hiệu quả tốt.

I. Lời dẫn bài tuyên truyền phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em hay nhất

PHÒNG TRÁNH XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM

Luật Trẻ em năm 2016 quy định rõ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình và các cá nhân có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em… Mặc dù vậy, hiện nay, tình trạng tội phạm xâm hại tình dục trẻ em diễn biến hết sức phức tạp với nhiều thủ đoạn mới. Nó không chỉ gây tổn thương thể chất và những hậu quả nhất thời mà còn có thể ảnh hưởng lâu dài. Những hậu quả lâu dài biểu hiện từ nhẹ đến những rối loạn rất nặng. Những rối loạn này không chỉ liên quan đến sức khỏe sinh sản mà còn liên quan đến khả năng học tập, khả năng hòa nhập cũng như đối với sức khỏe tâm thần của trẻ.Trong thời gian gần đây, trên cả nước xảy ra hàng loạt vụ việc xâm hại tình dục trẻ em, gây bức xúc dư luận và gây hoang mang cho nhiều bậc phụ huynh. Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an, mặc dù chỉ là phần nhỏ so với thực tế nhưng mỗi năm trung bình có 1.600 - 1.800 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, trong số 1.000 vụ xâm hại tình dục, số vụ mà trẻ em là nạn nhân chiếm đến 65%, đa số nạn nhân là nữ ở độ tuổi 12-15 (chiếm 57,46%), tuy nhiên số trẻ em dưới 6 tuổi bị xâm hại là vấn đề rất đáng báo động, chiếm tới 13,2%. Trước thực trạng đó, chúng ta cần nâng cao hiểu biết và trang bị các kiến thức, kỹ năng để hướng dẫn các em mình chủ động phòng chống nạn xâm hại tình dục:

Thế nào là xâm hại tình dục? Xâm hại tình dục được núp bóng dưới những hình thức nào? Những ai, đối tượng nào dễ bị xâm hại tình dục? Thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em có thể là ai? Các chiêu trò thủ phạm thường dùng để dụ dỗ trẻ em? Những dấu hiệu nhận biết, cảnh báo cho phụ huynh về việc trẻ có nguy cơ bị xâm hại tình dục? Các biện pháp, cách thức xử trí khi trẻ bị xâm hại tình dục? Phòng ngừa xâm hại như thế nào? Trẻ liên lạc với ai khi cần? Một số nguyên tắc cần hướng dẫn cho trẻ? Bài thuyết trình dưới đây của tôi sẽ trả lời hết tất cả các vấn đề này. Mời các bạn lắng nghe.

II. Bài tuyên truyền phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em mới 2024

Nạn xâm phạm tình dục trẻ em là một trong những vấn đề đang gây phẫn nộ cộng đồng mạng nhưng các cha mẹ rất ít trang bị các biện pháp phòng chống xâm hại trẻ em cho con mình, dạy con trẻ biết được điều gì quan trọng trên cơ thể của mình và không ai được phép đụng vào những khu vực cấm, cũng như giúp trẻ hiểu được độ nguy hiểm của những đối tượng lạ đang tiếp cận với mình… Vì thế, Cha mẹ phải cần phải luôn quan tâm đặc biệt đến con để có những biện pháp tốt nhất giáo dục con phù hợp ngay từ nhỏ.

Để giúp cho các bậc cha mẹ tránh được việc con mình bị xâm hại thân thể hay xâm hại các vấn đề khác một cách kịp thời và hiệu quả, trường Mầm non Vạn Bảo đã sưu tầm 8 biện pháp phòng chống xâm hại trẻ em cực quan trọng này để các bậc cha mẹ áp dụng giáo dục ngay cho bé con của mình trước khi quá muộn.

1. Dạy trẻ giao tiếp theo quy tắc 5 ngón tay

Dạy trẻ quy tắc 5 ngón tay phòng chống xâm hại tình dục
Dạy trẻ quy tắc 5 ngón tay phòng chống xâm hại tình dục


Quy tắc bàn tay giao tiếp qua 5 ngón tay giúp trẻ hiểu được các mối quan hệ

Ngón cái đưa lên: Chỉ ôm hôn với những người thân ruột thịt trong 1 nhà (anh chị em ruột, bố mẹ, ông bà) mới được ôm hôn mình để thể hiện tình yêu thương thôi con nhé.

Ngón trỏ đưa lên: Chỉ khoác tay, nắm tay với những người trong họ hàng, thầy cô, bạn bè nhé. Nếu ai vượt hơn giới hạn này như ôm hôn con thì phải có bố mẹ, nếu không hãy nói KHÔNG.

Ngón giữa đưa lên: Con chỉ bắt tay giao thiệp khi gặp người mà mình quen biết nhé.

Ngón áp út đưa lên: Vẫy tay xin chào thể hiện sự thân thiện và hiếu khách nếu gặp người lạ đến nhà hoặc ngoài phố.

Ngón út - ngón tay xa bé nhất: bỏ chạy, hét to để thông báo với mọi người xung quanh với những người hoàn toàn xa lạ có cử chỉ thân mật, khiến bé thấy lo sợ, bất an.

2. Dạy trẻ về giới tính và các vùng nhạy cảm trên cơ thể

Dạy trẻ về giới tính và các vùng nhạy cảm trên cơ thể
Dạy trẻ về giới tính và các vùng nhạy cảm trên cơ thể

Kỹ năng đầu tiên về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em mà các bậc cha mẹ cần dạy cho con mình đó là những kiến thức về giới tính và nhận biết các vùng nhạy cảm trên cơ thể như: vùng mặt và vùng cơ thể…

Nhiều trường hợp trẻ bị xâm hại mà không thể tự nhận biết được mức độ nghiêm trọng của vấn đề do còn quá nhỏ và thiếu hiểu biết về các vấn đề trên. Thế nên những kẻ biến thái có thể dễ dàng dụng chạm vào cơ thể các bé mà các bé không nhận thức đó là vùng cấm.

Hãy chỉ cho trẻ nhận biết rằng các vùng nhạy cảm trên cơ thể là nơi quan trọng nghiêm cấm bất kỳ ai động chạm. Kể cả cô chú người thân quen có xin phép thì con cũng hãy từ chối và nhớ quy tắc bàn tay giao tiếp để cân nhắc về mối quan hệ.

3. Không cho người khác chạm vào vùng nhạy cảm

Ngoài việc dạy con nhận biết các vùng nhạy cảm quan trọng ở trên xong rồi thì cha mẹ cần dạy cho trẻ biết cách tự bảo vệ cơ thể trước sự động chạm của người khác một cách cố ý.
Hãy hướng dẫn con như là: “Nếu ai đó cố ý động chạm con bằng được và con không thích điều đó, hãy xử lý nhanh nhất bằng cách bỏ chạy“ Hoặc “Nếu cảm thấy sự nguy hiểm lớn hơn thì con vừa bỏ chạy ngay vừa la lớn, nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh khi không có người thân bên cạnh“.

4. Không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác

Dạy trẻ những vùng không được chạm để phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em
Dạy trẻ những vùng không được chạm để phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em

Bên cạnh việc dạy trẻ tự bảo vệ cơ thể của mình rồi thì các bậc cha mẹ cũng cần dạy trẻ chú ý không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác, đặc biệt là một người khác giới.

Tuyệt đối không nên tò mò về cơ thể người khác để tránh bị lợi dụng, dụ dỗ hay vô tình kích thích thú tính của những kẻ xấu xa

5. Dạy trẻ tránh xa những người lạ mặt cố làm thân

Hãy dạy cho trẻ cách nói “KHÔNG” và tránh xa người lạ mặt.

Đồng thời, cha mẹ nên cảnh báo cho trẻ những nguy hiểm có thể gặp phải khi bé đi chơi một mình với người lạ mặt hoặc đi đến những nơi vắng vẻ, những nơi tối tăm, kín đáo.

Đừng quá tò mò về lời người khác kể và đi theo một ai đó. Và khi ai đó cho con thứ gì (như bánh kẹo), hãy từ chối vì con sẽ gặp nguy hiểm và cha mẹ sẽ lo lắng cho con lắm đấy.

6. Dạy trẻ không cho người lạ mặt vào nhà

Tuyệt đối không cho người lạ vào nhà. Khi có ai kêu cửa, trẻ cần phải thông báo/gọi điện cho cha mẹ biết nếu có ai đó kêu mở cửa. Khi chưa có sự đồng ý của cha mẹ thì tuyệt đối con không được mở cửa và không ai được phép bước vào nhà.

Cha mẹ cũng nên chú ý không cho trẻ đi chơi một mình, và kể cả là sang nhà hàng xóm hay đến nhà người quen mà không có sự theo dõi của cha mẹ ở đó.

7. Dạy trẻ cách chạy thật nhanh hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác

Để đề phòng trường hợp không may trẻ bị tấn công, cha mẹ nên đưa ra các giả thuyết về các tình huống và hướng dẫn trẻ cách chạy trốn. Bạn có thể dạy trẻ tìm cơ hội lúc kẻ xấu sơ hở để chạy thật nhanh hoặc la hét thật lớn như “cháu bị bắt cóc, cứu cháu với” để cầu cứu những người xung quanh.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên dạy cho trẻ ghi nhớ số điện thoại của cha mẹ, số điện thoại khẩn cấp cần gọi ngay để trẻ có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp (113, đội an ninh gần nhà).

8. Báo ngay cho cha mẹ khi trẻ bị đe dọa hoặc không thích bất kỳ người nào.

Phụ huynh cần dạy cho trẻ cách giữ bình tĩnh, con không phải sợ hãi hay lo lắng khi có bất kỳ kẻ nào đe dọa sẽ hoặc làm tổn thương đến con nếu con mách lại với bố mẹ.

Cha mẹ sau khi nghe con chia sẻ, hãy tin tưởng con và cố gắng tâm sự với con để con bớt lo lắng và đề phòng.

Những điều trên sẽ giúp cho trẻ có thêm những kĩ năng để tự bảo vệ mình trước những hành vi đồi bại của những kẻ xấu. Hãy quan tâm đến con nhiều hơn, đừng để những hối tiếc sẽ muộn màng nhé các bậc cha mẹ. Trẻ em là tương lai của đất nước, là hi vọng của cha mẹ, là hạt mầm xanh của xã hội. Hãy giáo dục con tốt nhất nhé.

II. Bài tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em ngắn nhất

Xâm hại tình dục là một hành động trái pháp luật. Nó không chỉ gây tổn thương thể chất và những hậu quả nhất thời mà còn có thể ảnh hưởng lâu dài. Những hậu quả lâu dài biểu hiện từ nhẹ đến những rối loạn rất nặng. Những rối loạn này không chỉ liên quan đến sức khỏe sinh sản mà còn liên quan đến khả năng học tập, khả năng hòa nhập cũng như đối với sức khỏe tâm thần của trẻ.

Bài tuyên truyền phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em

Xâm hại tình dục là một hành động trái pháp luật. Nó không chỉ gây tổn thương thể chất và những hậu quả nhất thời mà còn có thể ảnh hưởng lâu dài. Những hậu quả lâu dài biểu hiện từ nhẹ đến những rối loạn rất nặng. Những rối loạn này không chỉ liên quan đến sức khỏe sinh sản mà còn liên quan đến khả năng học tập, khả năng hòa nhập cũng như đối với sức khỏe tâm thần của trẻ.

Tùy thuộc vào mức độ của lạm dụng tình dục mà trẻ có thể biểu hiện sợ hãi và lo lắng trước người khác giới hoặc trước những vấn đề liên quan đến tình dục và có thể biểu hiện những hành vi tình dục không đúng mực.

Về mức độ ảnh hưởng tâm lý lâu dài, trẻ em từng là nạn nhân bị xâm hại tình dục, có nguy cơ bị tự tử, uống thuốc quá liều, bị rối loạn lo âu, trầm cảm, mất ngủ, lệ thuộc các thuốc/chất gây nghiện (rượu, thuốc lá, các thuốc kích thích...), các bệnh tâm lý tâm thần cao hơn nhiều so với các trẻ khác. Và rất nhiều người gặp rất nhiều khó khăn trong đời sống tình dục sau này.

Hãy chỉ ra cho trẻ thấy những nơi vắng vẻ, những nơi người xung quanh khó nhìn thấy và những nơi mọi người được tự do ra vào thường là những nơi có tiềm ẩn những nguy hiểm cao.

Và, 70% trường hợp bị xâm hại xảy ra là khi trẻ em chỉ có một mình. Trong đó, khoảng hơn một nửa số vụ xảy ra trong khoảng thời gian từ 3 giờ tới 6 giờ chiều...

Các biện pháp phòng ngừa như: Trẻ không nên chơi một mình ở công viên và những nơi công cộng; Không đi một mình đến những địa điểm vắng người hoặc những nơi người xung quanh khó nhìn thấy; Không đi một mình qua đường vắng và thiếu ánh sáng; Trước khi đi đâu các em nên ghi chú lên bảng thông báo hoặc giấy ghi chú cho gia đình biết thời gian đi và thời gian về, mình đi đâu địa chỉ nơi mình đi đến và số điện thoại liên hệ (nếu có) càng tốt.

Chúng ta cũng nên nhấn mạnh rằng khi bị cuốn vào nơi dễ bị xâm hại thì phải biết cách cầu cứu, phát tín hiệu cho mọi người xung quanh biết mình đang gặp nguy hiểm…

Đặc biệt , công an và mọi người xung quanh luôn luôn sẵn sàng hành động giúp đỡ khi thấy trẻ em gặp nạn. Làm cho các em đừng bao giờ nghĩ rằng mình bị bỏ rơi, bị đơn độc mà buông xuôi.

Ngoài ra để bảo đảm cuộc sống an toàn và phòng tránh trẻ bị xâm hại thì phải tập cho trẻ thói quen biết cân nhắc môi trường nguy hiểm, tránh đến nơi dễ xảy ra tội phạm.

Ở nước ta, nhân những vụ xâm hại giới tính trẻ em xảy ra có phần gia tăng dạo gần đây vấn đề này mới được dư luận xã hội quan tâm. Nhưng, nói về trách nhiệm và cách phòng ngừa thì chúng ta dường như đang “bơi” trong một rừng các ý kiến, các lời khuyên của nhiều chuyên gia.

Có bao nhiêu thầy cô và cha mẹ đã từng hỏi con em học sinh những câu hỏi như: khi đi bộ trên đường, khi vui chơi trong công viên hoặc những khu vực công cộng tại địa phương... có điều gì làm cho con em lo lắng sợ hãi, để nghe con bộc bạch hay không? Rõ ràng là còn ít.

Trong lúc có những câu hỏi của cha mẹ như: con ăn chưa, con uống sữa chưa, con làm bài tập chưa… quá nhiều đến nỗi làm con phát ngán.

Trẻ thường không nói với người lớn khi bị xâm hại vì nhiều lý do và thường giữ im lặng về việc bị xâm hại. Vì vậy, hãy quan sát các dấu hiệu, đừng chờ trẻ nói ra.

Bắt đầu trò chuyện về giới tính khi trẻ 2 tuổi

Theo các chuyên gia giáo dục giới tính, hãy bắt đầu trò chuyện về giới tính khi trẻ 2 tuổi. Điều này nghe có vẻ sớm, nhưng trẻ em dưới 12 tuổi có nguy cơ bị xâm hại nhiều nhất khi 4 tuổi. Ngay cả khi trẻ chưa thể nói tốt nhưng ở độ tuổi này, trẻ đang trong quá trình tìm hiểu và khám phá những điều xung quanh.

Hãy cho trẻ biết rằng, cơ thể trẻ thuộc về chính bé. Không ai có quyền làm bất cứ điều gì với cơ thể bé mà khiến bé khó chịu. Nếu ai cố tình, trẻ cần biết nói “Không”.

Khi tắm cho trẻ, hãy nói cho trẻ biết rằng, không một ai có thể được nhìn hay chạm vào vùng kín của con, trừ một số người như bác sĩ, y tá hay bố mẹ. Tuy nhiên, bác sĩ y tá cần phải mặc đồng phục và đang trong giờ khám chữa bệnh, phải giải thích được cho con là họ cần chạm vào để làm gì và cần có sự đồng ý của con.

Cha mẹ hãy giải thích cho trẻ về sự khác biệt giữa những bí mật "tốt" và "xấu". Những câu như “Đây là bí mật của riêng hai chú cháu mình" thường của những kẻ lạm dụng khiến trẻ con cảm thấy lo lắng và sợ không dám kể cho ai khác nghe. Những bí mật "tốt" có thể là món quà hay bữa tiệc. Những bí mật "xấu" là cái khiến con cảm thấy buồn, lo lắng, sợ hãi và con cần nói ra.

Hãy nói với con khi nào bé cảm thấy buồn, lo lắng, sợ hãi, bé nên lên tiếng với người bé tin tưởng, có thể nói với bố mẹ, hay chị gái, cô giáo...

Những dấu hiệu cảnh báo trẻ có nguy cơ bị xâm hại tình dục

Trẻ thay đổi tâm trạng, thu mình hơn, cáu giận bất thường hay trở nên hung hăng; Sợ hãi một người hoặc một nơi đặc biệt nào đó, phản ứng không bình thường từ trẻ khi trẻ được hỏi chúng có tiếp xúc đụng chạm với một người nào đó không; Đi tiêu, tiểu khó, ra máu; thấy vệt máu trên quần áo trẻ; trẻ ít tắm, sợ tắm sợ thay đồ; trẻ khó ngủ, gặp ác mộng và hay tè dầm; trẻ hay vẽ những hình vẽ liên quan đến hành vi tình dục; bỗng hiểu rõ bộ phận sinh dục, các hoạt động tình dục cũng như các từ ngữ liên quan…

Chúng ta hãy giới thiệu Quy tắc bàn tayđược chia thành 5 vòng tròn giao tiếp mà cha mẹ cần dạy trẻ để giúp trẻ tự bảo vệ mình. Quy tắc này không chỉ phù hợp với trẻ mầm non mà cả với trẻ tiểu học và vị thành niên.

1. Chỉ người thân ruột thịt trong gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột mới được ôm hôn con.

2. Với bạn bè, thầy cô, họ hàng chỉ được nắm tay con.

3. Khi gặp người quen chỉ bắt tay.

4. Nếu đó là người lạ chỉ vẫy tay.

5. Xua tay không tiếp xúc, thậm chí hét to và bỏ chạy nếu những người xa lạ mà bé cảm thấy bất an, tiến lại gần và có cử chỉ thân mật.

Theo TS Vũ Thu Hương - Khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội, các bậc cha mẹ nên cho con mặc đồ lót từ sớm, khoảng 3 tuổi, rồi dặn con khu vực bên trong đồ lót là bất khả xâm phạm, ai động vào khu vực đó mà chưa có sự đồng ý của con thì đều là người xấu, bất kể đó có là người thân thiết. Trẻ biết được quy tắc đồ lót này có thể giữ gìn bản thân tránh khỏi phần lớn các nguy cơ bị xâm hại.Người lớn cần chỉ rõ trẻ em không nhận quà của người lạ, không đi một mình khi trời tối, đường vắng, không được để trẻ đi chơi một mình sau 9h tốivà báo ngay cho cha mẹ nếu có ai đó chạm vào và làm con sợ.

Ngoài ra, các bậc cha mẹ hãy quan tâm con nhiều hơn, lắng nghe và vị tha, bao dung với con để trẻ có thể tin tưởng, cởi mở và tâm sự với cha mẹ nhiều hơn. Từ đó, cha mẹ có thể sớm nhận biết con có đang gặp vấn đề gì không an toàn hay không

III. Bài tuyên truyền kiến thức, kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em

Việt Nam là quốc gia sớm nhất tại khu vực châu Á đã phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em, thông qua ngày 20/11/1989, có hiệu lực ngày 02/9/1990 và các nghị định thư về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em, khiêu dâm trẻ em. Như vậy có nghĩa là Việt Nam đã thừa nhận rất nhiều nghĩa vụ và trách nhiệm về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em (XHTDTE); bảo vệ trẻ em là nạn nhân bị xâm hại tình dục, bị bóc lột tình dục, bị mua bán hoặc bị sử dụng vào mục đích khiêu dâm theo quy định của luật pháp quốc tế.

Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm XHTDTE có diễn biến phức tạp, xảy ra nhiều vụ trọng án đặc biệt nghiêm trọng. Tội phạm XHTDTE không chỉ diễn ra ở nơi công cộng mà còn diễn ra trong gia đình, nơi được coi là tổ ấm của các em. Tội phạm XHTDTE để lại những hậu quả, tổn hại lâu dài, khó khắc phục cho chính các em và cộng đồng.

Đứng trước thực tế đó, Cục Cảnh sát hình sự (thuộc Bộ Công an) và Tổ chức UNODC (Cơ quan Phòng, chống Ma túy và Tội phạm của Liên hợp quốc) đã biên soạn tài liệu “Lực lượng cảnh sát với tội phạm xâm hại tình dục trẻ em – Nhận thức và ứng phó”. Trong tài liệu này, một phần quan trọng là hướng dẫn trẻ em về kỹ năng phòng chống hành vi xâm hại tình dục, cụ thể như sau:

1. Kỹ năng nhận diện tội phạm, tự bảo vệ mình

Một là, nhận biết và tìm cách di chuyển khỏi nơi có không gian vắng vẻ, biệt lập khi chỉ có mình với người khác giới. Những nơi đó có thể hiểu là trong một căn nhà, căn phòng vắng, biệt lập; trong cầu thang máy của chung cư cao tầng; ở nơi cách đồng, nương rẫy vắng, cánh rừng vắng, trên một quả đồi vắng,…mà xét thấy khó có thể kêu gọi sự trợ giúp của người khác.

Hai là, có thái độ cương quyết trước hành vi, lời nói sàm sỡ, tán tỉnh, gạ gẫm, cử chỉ đụng chạm. Có thể nhìn thẳng vào mặt đối tượng và nói to: “Bác/chú/anh…dừng lại. có camera kia kìa”…Tìm cách thoát khỏi hoặc la hét hoặc kêu gọi sự chú ý, giúp đỡ của người khác nếu sau khi có thái độ, lời nói cương quyết mà thấy đối tượng vẫn có thể tấn công tình dục, quấy rối tình dục…Nếu trong thang máy mà bị đối tượng có ý định tấn công cũng hét to “có camera kìa” mặc dù mình không biết có hay không, hoặc nhấn vào nút chuông khẩn cấp để được bên ngoài trợ giúp, “làm nguội” dục vọng và cường độ tấn công của đối tượng.

Ba là, tự mình phòng ngừa, giúp bạn bè cùng phòng ngừa, cảnh giác, cân nhắc trước hiện tượng “lòng tốt” của người khác mà chưa rõ nguyên nhân (tặng quà, rủ đi ăn, đi hát, đi chơi, mời lên xe để chở về nhà, chở đến trường,…)

Bốn là, biết phân biệt cử chỉ thân mật, đúng mực với cử chỉ sàm sỡ, quấy rối hoặc lợi dụng để xâm hại, quấy rối tình dục,…

2. Kỹ năng nhận biết nguy cơ

Nguy cơ (báo động) từ cái nhìn: Đối tượng nhìn chằm chằm vào mình, rồi nhìn dáo dác xung quanh xem có ai để ý không, di chuyển khoảng cách đến gần, nhìn vào vùng nhạy cảm,..v.v…

Nguy cơ (báo động) từ lời nói: Buông lời ngọt nhạt, lả lơi, ỡm ờ kiểu thăm dò, nói về vùng kín, phim ảnh tình dục,…

Nguy cơ (báo động) từ sự đụng chạm: Vuốt tóc, xoa má, xoa và bóp vùng gáy, vùng vai hoặc tỏ ra vô tình đụng chạm vào các phần nhạy cảm (như ngực, bụng, đùi, vùng kín, mông,…)

Nguy cơ (báo động) từ sự bắt cóc, cưỡng ép: Đưa đến nơi hoang vắng như bãi đất trống, nghĩa địa, nhà bỏ hoang,…

Nguy cơ (báo động) từ cái ôm: Ôm lâu, ôm ghì, vừa ôm vừa sờ soạng,…

3. Những điều trẻ em cần biết

Không dễ dãi kết bạn, làm quen với người lạ, người mới quen chưa rõ nhân thân lai lịch, người quen trên mạng; không dễ nhận quà, nhận lời mời của những người này. Chia sẻ, tham vấn với bạn bè, người thân trước các hiện tượng lạ, các hành vi làm mình khó chịu,..

Không may nếu trở thành nạn nhân bị xâm hại tình dục (hoặc biết người khác như bạn bè bị xâm hại) thì nhanh chóng, mạnh dạn tố giác, tố cáo hoặc nhờ sự trợ giúp của người thân, nhà trường, tổ chức đoàn thể. Không chấp nhận sự dàn xếp, thương lượng, xử lý nội bộ với đối tượng xâm hại tình dục.

Giữ lại và giao các đồ vật, tài liệu liên quan đến việc bị xâm hại cho cơ quan chức năng (như quần áo, quà tặng, dữ liệu điện tử,…)

Luôn nhớ rằng khi bị xâm hại thì các em là nạn nhân của tội phạm, các em không phải là nguồn cơn của tội lỗi hay phải chịu trách nhiệm cho hành vi của kẻ xâm hại. Các cơ quan, tổ chức luôn đứng về phía các em, có trách nhiệm bảo vệ, bảo mật các thông tin liên quan đến nhân thân và sự việc của các em.

Các bậc phụ huynh, thầy cô giáo, các cán bộ đoàn thể,…nên nghiên cứu, phổ biến các kiến thức, kỹ năng kể trên rộng rãi đến con em trong gia đình, học sinh trong nhà trường và trẻ em địa phương để các em có thêm nền tảng tự bảo vệ chính mình trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay.

IV. Bài tuyên truyền phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em chọn lọc

Bài tuyên truyền phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em hay nhất
Bài tuyên truyền phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em hay nhất

Trong thời gian gần đây, trên cả nước xảy ra hàng loạt vụ việc xâm hại tình dục trẻ em, gây bức xúc dư luận và gây hoang mang cho nhiều bậc phụ huynh. Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an, mặc dù chỉ là phần nhỏ so với thực tế nhưng mỗi năm trung bình có 1.600 - 1.800 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, trong số 1.000 vụ xâm hại tình dục, số vụ mà trẻ em là nạn nhân chiếm đến 65%, đa số nạn nhân là nữ ở độ tuổi 12-15 (chiếm 57,46%), tuy nhiên số trẻ em dưới 6 tuổi bị xâm hại là vấn đề rất đáng báo động, chiếm tới 13,2%.

Do đó, nhà trường tổ chức buổi tuyên truyền nhằm nâng cao hiểu biết và trang bị các kiến thức, kỹ năng để hướng dẫn các em mình chủ động phòng chống nạn xâm hại tình dục, nhất là đối với trẻ em. Không ít trường hợp xâm hại tình dục gây chấn động dư luận vì người gây tội ác lại chính là những người thân thiết trong gia đình. Do đó, việc trang bị kỹ năng sống, kỹ năng phòng vệ cá nhân là rất cần thiết cho các em.

Vậy, những dấu hiệu trẻ bị xâm hại tình dục ra sao? Cần trang bị những kỹ năng phòng vệ cho trẻ như thế nào?

1. Thế nào là xâm hại tình dục trẻ em?

Xâm hại tình dục trẻ em là sử dụng trẻ em để thoả mãn nhu cầu tình dục của người lớn hơn. Xâm hại tình dục trẻ em bao gồm lạm dụng tình dục trẻ em và bóc lột tình dục trẻ em.

2. Đối tượng xâm hại

+ Người quen thân thiết: chú, bác, anh em, hàng xóm….

+ Người không quen biết.

+ Thành phần: nam, nữ mọi lứa tuổi.

3. Các mức độ xâm hại tình dục

Hành vi xâm hại tình dục có thể thay đổi từ việc sờ mó bộ phận sinh dục của trẻ, thủ dâm, tiếp xúc miệng với bộ phận sinh dục, giao hợp bằng ngón tay, giao hợp qua đường sinh dục hoặc hậu môn. Xâm hại tình dục ở trẻ em không chỉ giới hạn vào các tiếp xúc cơ thể mà còn bao gồm cả những hành vi không tiếp xúc như khoe bộ phận sinh dục cho trẻ thấy, kể cho trẻ nghe về tình dục, cho xem phim, truyện khiêu dâm, tìm cách hướng dẫn, kích thích tình dục trẻ, rình xem trộm hoặc sử dụng hình ảnh khiêu dâm trẻ em

4. Tác hại của việc xâm hại tình dục

+ Làm tổn hại nghiêm trọng đến tinh thần, tâm lý, sức khoẻ của trẻ.

+ Gây hoang mang, lo lắng cho gia đình và xã hội.

+ Làm ảnh hưởng đến tương lai của trẻ em, của dân tộc.

+ Làm gia tăng tệ nạn mại dâm, tệ nạn buôn bán phụ nữ, tăng sự lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây qua đường tình dục.

+ Gây ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục và truyền thống đạo đức tốt đẹp của nhân dân ta.

5. Các quy tắc phòng chống nguy cơ bị xâm hại

- Không đi một mình ở nơi tối tăm, vắng vẻ.

- Không ở trong phòng kín một mình với người lạ. Nếu đó là người quen của gia đình thì cửa phòng phải luôn được mở.

- Không nhận tiền, quà hoặc nhận sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lý do.

- Không đi nhờ xe người lạ, hoặc sử dụng ăn uống của người lạ đưa .

- Không để cho người lạ đến gần đến mức họ có thể chạm tay vào người mình.

- Không để người lạ vào nhà, nhất là khi trong nhà chỉ có một mình.

- Không nói chuyện điện thọai với người lạ khi đang ở nhà một mình.

- Không cho ai có quyền tùy tiện động chạm, sờ mó vào chỗ kín của cơ thể hoặc bất kỳ hành động thô lỗ nào với các em.

- Không ăn mặc hở hang, không gần gũi quá mức với người lạ, kể cả những người thân họ hàng (trừ Bố mẹ, ông Bà, anh chị em ruột của mình) .

- Tin vào linh tính của bản thân khi thấy điều gì không bình thường cần cảnh giác và chủ động nghĩ cách phòng tránh để thoát ra khỏi tình huống đó.

6. Những chỉ dẫn giúp các em tránh nguy cơ bị động chạm không an toàn, bị xâm hại

- Đứng ngay dậy

- Nhìn thẳng vào kẻ định sàm sỡ

- Lùi ra xa đủ để không cho họ với tay được đến mình.

- Nói to/hét to và kiên quyết: Không! Hãy dừng lại ! Tôi không cho phép! Tôi không muốn! Nếu không dừng lại, tôi sẽ mách với mọi người …

(Có thể nhắc đi nhắc lại).

- Bỏ chạy đến chỗ an toàn nếu họ tìm cách sờ nắn hoặc ôm ấp mình và kêu to cầu cứu sự giúp đỡ của mọi người xung quanh.

- Kể ngay với cha mẹ hoặc những người tin cậy. Nếu người thứ nhất chưa tin lời em thì kể với người thứ hai, nếu người thứ hai chưa tin thì kể cho người thứ ba,… cho đến lúc có người tin và giúp đỡ. Cha mẹ, người lớn trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, trụ sở công an gần nhất,… hay bất cứ người nào mà các em tin tưởng là người các em cần tìm và nhờ họ giúp đỡ, bảo vệ.

- Nếu em bị sàm sỡ, xâm hại, hãy kể ngay với cha mẹ, người thân và cùng người lớn đến cơ sở y tế để khám.

- Các em không nên phớt lờ, chối bỏ, né tránh vấn đề.

7. Cách xử lý khi bị xâm hại tình dục.

+ Nói chuyện với bố, mẹ, người thân,… về việc đã xảy ra để có cách giải quyết.

+ Không giấu diếm mọi chuyện mà phải tìm cách vạch trần “yêu râu xanh” để tránh gây hại cho những bạn khác.

+ Không che giấu, thu mình vào một thế giới hoang mang của riêng mình.

+ Nhờ bố mẹ, người thân đưa đi khám để xác định mức độ và điều trị tổn thương thực tế.

Trên đây là một số kỹ năng giúp các em phòng chống quấy rối và xâm hại. Nhà trường, gia đình và thầy, cô giáo luôn tin tưởng các em, mong các em luôn dũng cảm, luyện tập trước những kỹ năng ứng biến để bình tĩnh, xử lý!

Hãy nhớ rằng em không phải là người có lỗi khi bị xâm hại tình dục.

Hãy nhớ rằng em có quyền được bảo vệ và có quyền được giúp đỡ để được an toàn.

Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em số 25/2004/QH11

Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em: 111

V. Quy định của pháp luật về hành vi xâm hại tình dục trẻ em 

Trẻ em là các đối tượng dưới 16 tuổi được pháp luật bảo vệ về quyền trẻ em, được bảo vệ bởi gia đình và Nhà trường bởi đây là đối tượng chưa phát triển đầy đủ về thể chất và nhận thức. Trong xã hội ngày càng hiện đại, với sự bùng nổ của mạng xã hội như facebook, zalo, tinder, trẻ em đang bị ảnh hưởng gián tiếp qua những trang mạng xã hội này và rất nhiều tội phạm xâm hại tình dục trẻ em dưới nhiều hình thức khác nhau.

Tất cả các hành vi xâm hại tình dục trẻ em đều sẽ bị xử lý theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 

+ Hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi bị xử phạt tại Điều 142 bị phạt tù thấp nhất là 07 năm, mức phạt tù cao nhất là bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

+ Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 144 với mức phạt tù thấp nhất là 05 năm, mức phạt tù cao nhất là 20 năm hoặc tù chung thân.

+ Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 145 thì áp dụng mức phạt tù thấp nhất là 01 năm, mức phạt tù cao nhất là 15 năm.

+ Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi Điều 146 với mức phạt tù thấp nhất là 06 tháng, mức phạt tù cao nhất là 12 năm.

Ngoài ra, người nào phạm 1 trong các tội danh trên còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Với 4 tội danh như trên, căn cứ theo mức độ tính chất của hành vi, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét và áp dụng đúng hình phạt đúng tội.

Trên đây, Hoatieu.vn đã phân tích và giúp bạn đọc tìm hiểu về Bài tuyên truyền phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em 2024. Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.

Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Dân sự mảng Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
24 32.145
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm