Báo cáo tổng kết thực hiện quy chế dân chủ cơ sở

Tải về

Hoatieu.vn xin giới thiệu tới các bạn Báo cáo tổng kết thực hiện quy chế dân chủ cơ sở mới nhất mà chúng tôi sưu tầm được. Đây là mẫu báo cáo dùng để đánh giá, tổng kết quy chế dân chủ thực hiện trong suốt 1 năm và từ đó đưa ra phương án, nhiệm vụ, giải pháp trong năm mới.

1. Báo cáo tổng kết thực hiện quy chế dân chủ cơ sở số 1

HUYỆN ỦY ............

BCĐ THỰC HIỆN QCDC CƠ SỞ VÀ PHONG TRÀO DÂN VẬN KHÉO

*

Số...........

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

............, ngày ....tháng ....năm 2020

BÁO CÁO

kết quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2020

-----

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

Trong 6 tháng đầu năm cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm chú trọng quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện tiếp tục có sự phát triển, nhân dân các dân tộc thi đua lao động sản xuất phát triển nông, lâm nghiệp, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế; văn hóa, xã hội tiếp tục phát huy, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; vào dịp lễ, tết hộ nghèo đặc biệt khó khăn và các gia đình chính sách được cấp ủy, chính quyền các cấp thăm hỏi, tặng quà; nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; phát huy dân chủ, nâng cao sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp nhân dân góp phần thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.

Bên cạnh những thuận lợi, huyện còn những khó khăn tác động đến việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, như: Trình độ dân trí trên địa bàn không đồng đều; tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, mưa to, gió lốc kèm theo mưa đá làm thiệt hại về nhà ở, sản xuất nông lâm nghiệp, hoa màu của nhân dân, bệnh dịch Tả lợn Châu phi, dịch Covid - 19 diễn biến phức tạp; vi phạm luật quản lý và bảo vệ rừng, những khó khăn trên đã ảnh hưởng phần nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cũng như việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

II. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, TRIỂN KHAI

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền

- Các cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thực hiện quy chế dân chủ gắn với thực hiện nâng cao trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong việc phối hợp thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2020, ngày 04 tháng 02 năm 2020 Huyện ủy đã ban hành Kế hoạch số 168-KH/HU về chỉ đạo các chi, đảng bộ trực thuộc, các phòng, ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn, xây dựng kế hoạch thực hiện QCDC tại đơn vị mình.

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở gắn với thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị như: Thực hiện văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy trong phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-2019, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Công văn số 1462-CV/HU ngày 31/01/2020 về việc phòng, chống dịch bệnh viên đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Cô- rô-na gây ra, yêu cầu Ủy ban nhân dân huyện, các chi, đảng bộ trực thuộc, các phòng ban, MTTQ và các đoàn thể, đơn vị đóng trên địa bàn và các cá nhân người đứng đầu, trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác tuyên truyền phòng, chống dịch tại đơn vị, địa phương mình; Ủy ban nhân dân huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh cấp huyện, ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo các địa phương, đơn vị tổ chức, thực hiện; ra quyết định rà soát, lập danh sách những người được hỗ trợ theo tinh thần Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, qua đó huyện đã cấp phát đến các đối tượng chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng hưởng bảo trợ xã hội theo đúng quy định. Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Ban Thường vụ Huyện ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo các chi, đảng bộ trực thuộc tổ chức thành công đại hội nhiệm kỳ 2020 - 2025, các cơ sở đã tiến hành tổ chức thực hiện bảo đảm đúng nguyên tắc và thời gian kế hoạch; cấp huyện đang chuẩn bị các điều kiện phục vụ đại hội Đảng bộ lần thứ XV, việc xây dựng văn kiện trình đại hội đã được thực hiện đảm bảo đúng trình tự; công tác nhân sự được thực hiện các bước quy trình theo đúng quy định… chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền trước, trong và sau đại hội đảng các cấp, lựa chọn xây dựng các công trình và phát động thi đua chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Thực hiện Quy định số 205-QĐ/TW ngày 23/9/2019 của Bộ Chính trị về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền, được cấp ủy các cấp thường xuyên kiểm tra, giám sát và báo cáo cấp trên trực tiếp theo quy định. Việc thực hiện tiếp xúc, đối thoại trực tiếp, ngày 28/02/2020 Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Quy chế số 10-QC/HU về việc Bí thư Huyện ủy tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân trên địa bàn huyện; chỉ đạo đảng ủy các xã, thị trấn cụ thể hóa quy chế của huyện, thành quy chế tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân của địa phương và tiếp nhận, xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân theo đúng nội dung nêu tại Quy định số 11-QĐi/TW của Bộ Chính trị và Quy định 2905-QĐ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; tiếp tục thực hiện nghiêm túc Quyết định số 213-QĐ/TU ngày 01/3/........... của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về ban hành “Quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn” theo kế hoạch của địa phương, đơn

- Công tác quán triệt, tuyên truyền thực hiện các chỉ thị, nghị quyết về thực hiện QCDC được các cấp ủy Đảng, chính quyền triển khai đến toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn; người đứng đầu, lãnh đạo các địa phương, cơ quan, đơn vị, đã quan tâm chỉ đạo việc triển khai, tổ chức thực hiện, đưa nội nghị quyết đại hội Đảng các cấp vào chương trình công tác năm; thường xuyên phát huy dân chủ trong hoạt động lãnh đạo, góp phần củng cố đoàn kết nội bộ, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng, gắn việc thực hiện QCDC và các chủ trương của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, đơn vị với thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.

- Việc tổ chức kiểm tra, giám sát được các địa phương, đơn vị xây dựng gắn với chương trình kế hoạch công tác năm, tổ chức thực hiện xây dựng các nội dung, đưa các mô hình có hiệu quả để tuyên truyền, học tập kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình, điển hình như phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị của huyện, lồng ghép đôn đốc, giám sát việc thực hiện QCDC trong các nội dung kiểm tra của cấp ủy đối với các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện nhằm đánh giá những mặt đạt được, những hạn chế, từ đó rút ra kinh nghiệm thực tiến trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy địa phương thực hiện mô hình có hiệu quả.

2. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện QCDC ở cơ sở

Từ đầu năm Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện, ban hành các văn bản chỉ đạo, các tổ chức đoàn, hội cơ sở, tuyên truyền thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; ban hành chương trình, kế hoạch, hướng dẫn nhiệm vụ chuyên môn gắn với thực hiện dân chủ trong cán bộ, hội viên, đoàn viên của tổ chức mình; nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò trong việc thực hiện quy chế phối hợp; thực hiện minh bạch, bình xét dân chủ, khi được hỗ trợ đúng đối tượng, tổ chức thăm hỏi tặng quà nhân dịp Tết, hỗ trợ cho vay vốn phát triển kinh tế hộ gia đình, sửa chữa nâng cấp nhà ở, xóa nhà tạm, cứu trợ… giúp các hộ gia đình chính sách, hộ đoàn viên, hội viên nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thiên tai trên địa bàn.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp đã phát huy vai trò trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội; từng bước đổi mới nội dung và phương thức hoạt động theo hướng gần dân, sát dân, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của hội viên, đoàn viên và nhân dân; được tham gia dân chủ trong việc đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, chính quyền, góp ý vào các dự thảo văn bản, ban hành, hướng dẫn thực hiện… tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thực hiện QCDC ở cơ sở; thường xuyên sâu sát cơ sở, nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cán bộ, đảng viên và nhân dân trước, trong và sau đại hội đảng bộ các cấp, kịp thời chuyển tải những ý kiến, kiến nghị với cấp ủy, chính quyền và các ngành chuyên môn.

Thực hiện Quyết định số 217, 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị "Về việc ban hành quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội"; "Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền''; tiếp tục triển khai, thực hiện Công văn số 891- CV/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy về việc thực hiện Quy định số 124-QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII); công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội được thực hiện thường xuyên; việc giám sát, phản biện được cán bộ, đảng viên, cán bộ chủ chốt, người đứng đầu đơn vị xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc tu dưỡng, rèn luyện, tham gia vào các hoạt động chính trị của địa phương; quá trình triển khai thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội nhận được sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân và sự phối kết hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành do vậy công tác giám sát, phản biện xã hội 6 tháng đầu năm góp phần tích cực thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, xã hội của cấp ủy các cấp đề

Việc tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo văn kiện của Đại hội các cấp: Thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể huyện đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo triển khai thực hiện tới các xã, thị trấn và thôn, tổ phố; các đơn vị đều tổ chức hội nghị cho đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo báo cáo chính trị của Đại hội Đảng các cấp theo kế hoạch của cấp ủy cùng cấp; qua đó mỗi cấp tổng hợp ý kiến đóng góp của cấp mình báo cáo Ban Thường vụ cấp ủy cùng cấp để tổng hợp và gửi ngành dọc cấp trên trực tiếp. Công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-2019, từ khi sảy ra đai dịch bệnh, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể huyện đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo cơ sở chấp hành thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của Bộ y tế; tuyên truyền tham gia thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, phối hợp với các ngành chức năng thực hiện tốt công tác phun khử trùng, vệ sinh môi trường tại các lớp học của các trường, tuyên truyền đến phụ huynh giám sát, hướng dẫn học sinh chủ động ôn tập kiến thức trong thời gian nghỉ phòng dich tại nhà... tổ chức thành lập Đoàn của huyện giám sát công tác triển khai, tuyên truyền, vận động nhân dân phòng, chống ứng phó với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Covid-19 tại 02 xã; phối hợp theo dõi, giám sát các xã, thị trấn trong việc lập danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, người được hưởng hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, đúng đối tượng.

3. Hoạt động của Ban Chỉ đạo

Ngay từ đầu năm cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo QCDC huyện, chủ động tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành kế hoạch thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở năm 2020, trên cơ sở đó chỉ đạo cơ sở cụ thể hóa kế hoạch của huyện ban hành thực hiện chương trình hoạt động công tác năm; chỉ đạo các thành viên Ban Chỉ đạo huyện gắn với công tác chuyên môn của từng cơ quan, đơn vi thường xuyên phối hợp thăm nắm, kiểm tra tình hình thực hiện QCDC trong các cuộc kiểm tra, giám sát, đợt đi công tác cơ sở; chỉ đạo, hướng dẫn các xã, thị trấn sau sáp nhập thành lập mới Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở; hướng dẫn các chi, Đảng bộ củng cố, kiện toàn lại Ban Chỉ đạo sau khi tổ chức thành công đại hội nhiệm kỳ 2020-2025; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan theo dõi, đôn đốc các thôn, tổ phố, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện quy ước, hương ước, các chương trình, chính sách an sinh xã hội… được đảm bảo công khai dân chủ.

Việc tham mưu cho cấp ủy, từ đầu năm, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo đã tham mưu cho Thường trực Huyện ủy chỉ đạo các chi, đảng bộ trực thuộc xây dựng kế hoạch hoạt động, tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước đến mọi tầng lớp nhân trên địa bàn; qua đó Ban Chỉ đạo, người phụ trách công tác quy chế dân chủ của các đơn vị đã chủ động nghiên cứu, tự nâng cao nghiệp vụ công tác; Ban Chỉ đạo huyện ban hành văn bản đề nghị các chi, đảng bộ trực thuộc Huyện ủy tiếp tục triển khai thực hiện đăng ký mô hình dân vận khéo năm 2020, nhân rộng các mô hình, điển hình gắn với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại địa phương, đơn vị; tổ chức sơ kết đánh giá kết quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm

III. KẾT QUẢ VIỆC THỰC HIỆN QCDC Ở CƠ SỞ

1. Thực hiện QCDC ở xã, thị trấn

Thực hiện các nội dung nêu trong Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11, ngày 20 tháng 4 năm 2007 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; các cấp ủy đảng, chính quyền thường xuyên quan tâm đến việc thực hiện QCDC cơ sở, các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân đều được phổ biến, triển khai và thực hiện có hiệu quả. Nhân dân được trực tiếp bàn bạc thống nhất và trước khi quyết định, như: Mức đóng góp tiền, ngày công làm đường giao thông liên thôn, nhà văn hóa thôn, kiên cố hoá kênh mương nội đồng, chương trình xây dựng nông thôn mới; tham gia rà soát, bình xét các hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo cuối năm, các đối tượng thuộc diện được hưởng hỗ trợ chính sách xã hội, bầu và miễn nhiệm các chức danh tại cơ sở… Nhân dân được phát huy dân chủ trong việc giám sát các cơ quan chức năng thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, các chương trình, dự án, đề án tại địa phương; việc sử dụng, thu, chi các nguồn quỹ do nhân dân đóng góp đều được công khai…

Thực hiện cải cách hành chính, đặc biệt cơ chế “một cửa” luôn được các địa phương đảm bảo chế độ trực giải quyết công việc thường xuyên trong tuần theo lịch, việc chứng thực, cấp giấy tờ bản sao đúng quy định, tiếp nhận đơn thư khiếu nại và tiến hành giải quyết đúng quy trình thủ tục và thời gian giải quyết, hạn chế các biểu hiện tiêu cực, quan liêu, sách nhiễu của cán bộ thực thi, tạo được dư luận tốt về thái độ phục vụ, tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức có trách nhiệm với nhân dân. Việc kiện toàn, sắp xếp đơn vị hành chính xã, thị trấn, thôn, tổ dân phố: Ban Thường vụ Huyện ủy tổ chức thực hiện, chỉ đạo các đơn vị có danh sánh dự kiến sáp nhập, tiến hành thực hiện các bước theo quy định; sau sáp nhập, đối với cấp thôn từ 155 giảm xuống còn 147 thôn, tổ phố; cấp xã: 17 đơn vị giảm xuống còn 14 xã, thị trấn, sau sáp nhập các đơn vị đã kiện toàn các tổ chức, đi vào hoạt động ổn định. Thực hiện tiếp xúc đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân, tại các hội nghị được các đồng chí Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND, UBND, các đồng chí cán bộ, chuyên môn đã trực tiếp trao đổi, giải trình làm rõ những vấn đề mà nhân dân quan tâm, giải quyết kịp thời những vấn đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của cấp mình; việc đối thoại được tiến hành công khai, dân chủ, khách quan trên tinh thần xây dựng vì lợi ích chung; người đứng đầu trực tiếp chỉ đạo, giải quyết những kiến nghị, bức xúc ngay tại thời điểm tổ chức đối thoại và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo qua đó nâng cao vai trò, trách nhiệm trước nhân dân, góp phần thiết thực đổi mới công tác vận động quần chúng nhân dân.

Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Bộ Chính trị về đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; các cấp ủy đảng đã chỉ đạo xây dựng, ban hành kế hoạch triển khai công tác chuẩn bị đại hội Đảng bộ xã, thị trấn, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và đại hội các chi bộ trực thuộc đảng bộ, nhiệm kỳ 2020 - 2022; qua đó từng đơn vị xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể của cấp mình, lựa chọn chi bộ tổ chức đại hội điểm nhiệm kỳ 2020

2022, đại hội đại trà xong trong quý I năm 2020; công tác bầu cử ở đại hội được thực hiện đảm bảo đúng quy định, với sự tín nhiệm cao của đại đa số đảng viên, nhân sự chi ủy khóa mới, cơ bản đúng phê duyệt của đảng ủy cấp trên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra; cấp xã, thị trấn chuẩn bị các điều kiện, thực hiện các bước tổ chức đại hội theo quy định, hướng dẫn, thực hiện tổ chức đại hội điểm và đại trà, đến ngày 15/5/2020 đã tổ chức thành công đại hội các chi, đảng bộ trực thuộc Huyện ủy. Việc phòng, chống dịch bệnh Covid -19, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn đã ban hành các văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, như: tăng cường các biệp pháp phòng chống dịch Covid-19, tuyên truyền hướng dẫn người dân không tự ý sử dụng thuốc phòng, chống Covid-19, tiếp tục thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống Covid trên địa bàn... thực hiện các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và thực hiện các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo an toàn trường học theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo; giãn cách an toàn, bố trí lịch học phù hợp cho học sinh; tiếp nhận và tổ chức chi trả hỗ trợ đúng đối tượng người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19, tiếp tục triển khai rà soát các đối tượng còn lại theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia thực hiện.

Ban giám sát đầu tư cộng đồng, Ban Thanh tra nhân dân, tổ hòa giải ở cơ sở, các tổ tự quản… phối hợp với các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc giám sát các vấn đề liên quan tới đời sống của người dân, qua đó kiến nghị cấp chính quyền chấn chỉnh không để xảy ra các sai phạm; việc hoạt động giám sát cơ bản phát huy được vai trò, trách nhiệm đối với việc giám sát mọi hoạt động của chính quyền trong việc thực thi pháp luật, như thực hiện luật đất đai, các công trình xây dựng nông thôn mới, vốn đầu tư, quy ước của thôn bản, việc quản lý thu, chi các loại quỹ đóng góp của nhân dân. Ban Giám sát cộng đồng trực tiếp giám sát việc triển khai, tổ chức thi công, đóng góp đối ứng của nhân dân trong xây dựng các công trình hạ tầng trên địa bàn. Các tổ hòa giải ở cơ sở nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác hòa giải tại thôn không để đơn thư đông người vượt cấp.

Qua việc thực hiện QCDC ở cơ sở bước đầu đã tác động tích cực vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh ở địa phương năm 2020, điển hình như các mô hình, dự án, đề án phát triển sản xuất, mô hình kinh tế tập thể, cá nhân... các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao ngày càng được quan tâm phát triển đáp ứng nhu cầu của nhân dân; việc xây dựng gia đình văn hoá, cơ quan công sở văn hóa từng bước đi vào nề nếp; công tác đảm bảo an sinh xã hội và chăm lo cho các đối tượng chính sách, hỗ trợ cho người nghèo luôn được quan tâm thực hiện tốt, góp phần ổn định đời sống cho hộ nghèo, gia đình chính sách; cán bộ, công chức xã có sự đổi mới về tác phong, lề lối làm việc có ý thức tự giác trong thực thi công vụ, thực hiệc tốt các nhiệm vụ được giao góp phần xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.

2. Thực hiện QCDC trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập

Các cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn đã quán triệt, triển khai Nghị định số 04/2015/NĐ-CP của Chính phủ đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong toàn đơnvị; thông qua việc sinh hoạt định kỳ hàng tháng, quý, các cơ quan, đơn vị thông báo công khai những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đối với cán bộ, công chức, công khai tài chính, kế hoạch công tác của cơ quan… gắn dân chủ trong việc điều hành hoạt động của cơ quan, đơn vị và trong quản lý, sử dụng, bồi dưỡng, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; tổ chức các cuộc họp giao ban định kỳ, hàng tháng, hàng quý để đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao; cơ bản các cán bộ, công chức, viên chức chấp hành nghiêm nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện nghiêm các quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp, quy tắc ứng xử. Nhìn chung, trong 6 tháng đầu năm, cấp ủy, chính quyền các đơn vị đã thực hiện tốt QCDC trong cơ quan hành chính nhà nước; tuy nhiên, đầu năm do dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng quá trình sắp xếp đơn vị hành chính, không thường xuyên tổ chức các cuộc họp, giao ban định kỳ hằng tháng, hằng quý theo kế hoạch.

Việc thực hiện QCDC gắn với tiến hành đại hội chi bộ, Đại hội Đảng bộ theo tinh thần Chỉ thị số 35-CT/TW, được cấp ủy quan tâm chỉ đạo, thông qua các cuộc họp lấy ý kiến, cán bộ, công chức, viên chức được tham gia giới thiệu công tác nhân sự đại hội, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện đại hội Đảng các cấp, hầu hết các cán bộ, công chức đều nhất trí với các đề án nhân sự và các dự thảo văn kiện đại hội. Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về “Tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức”, Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”. Công tác cải cách hành chính của các đơn vị được trú trọng thực hiện; công tác tiếp công dân, đối thoại trực tiếp, giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định; người đứng đầu cấp ủy, chính quyền duy trì lịch tiếp công dân định kỳ và đột xuất, việc giải quyết các đơn thư được bộ phận chuyên môn thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả, giải quyết kịp thời các vụ việc gây mâu thuẫn trong nhân dân từ cơ sở, không để bức xúc trở thành điểm nóng, không có đơn thư khiếu nại, tố cáo kéo dài vượt cấp.

Việc tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức đầu năm được các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc; tiến hành kiểm điểm, đánh giá các chỉ tiêu kế hoạch công tác năm, báo cáo hoạt động công khai tài chính, đồng thời dành thời gian cho cán bộ công chức được phát huy quyền làm chủ được thảo luận, bàn bạc các nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện; tham gia đóng góp ý kiến sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế làm việc, quy chế thực hiện dân chủ trong cơ quan; vai trò của Ban Thanh tra nhân dân thực hiện hoạt động theo chức năng nhiệm vụ, đại diệncho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thường xuyên kiểm tra, giám sát các chế độ chính sách tham gia đóng BHXH - BHYT, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, về chi trả tiền lương, nâng lương, chế độ thai sản… đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, công chức, viên chức theo đúng quy định của Nhà nước.

Thực hiện QCDC trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập gắn với xây dựng và củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, cấp ủy, chính quyền đã tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức đóng góp ý kiến đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị góp phần xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể trong sạch vững mạnh; phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, công chức, viên chức được nâng lên, các cán bộ, công chức đã có ý thức tự giác trong thực thi công vụ, thực hiệc tốt các nhiệm vụ được giao; thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí được các cơ quan, đơn vị quan tâm tiếp tục thực hiện.

3. Thực hiện QCDC ở cơ sở tại nơi làm việc

Công tác tuyên truyền, phổ biến phòng, chống dịch covid-19: Ngay khi có các văn bản chỉ đạo của cấp trên, cấp ủy, chính quyền các đơn vị đã tập trung triển khai và quán triệt thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo quy định; Phân công viên chức, người lao động trực theo ca tại cơ quan và thực hiện làm việc tại nhà thông qua hệ thống internet trong thời gian thực hiện cách ly toàn xã hội. Các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện đã triển khai thực hiện Nghị định số 149/2018/NĐ-CP về thực hiện QCDC ở cơ sở tại nơi làm việc; từ đầu năm, công đoàn các doanh nghiệp đã chủ động phối hợp với thủ trưởng đơn vị tổ chức hội nghị công nhân, viên chức, người lao động; tổ chức đối thoại trực tiếp, thông qua đó người đứng đầu tiếp thu đầy đủ các ý kiến tham gia đóng góp vào văn bản và thống nhất trước khi ra quyết định ban hành; cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của cấp trên về thực hiện QCDC ở cơ sở tại nơi làm việc phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị; tạo điều kiện cho người lao động được dân chủ tham gia đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm trước của đơn vị, nghe báo cáo công khai tài chính, bàn phương hướng biện pháp tổ chức sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm, tăng thu nhập… được thông báo công khai về các phương án sản xuất kinh doanh, quy định trả lương, thi đua khen thưởng; được tham gia sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế của đơn vị và đóng góp ý kiến vào các nội dung trong thỏa ước lao động tập thể. Hoạt động Công đoàn trong các đơn vị luôn giữ vững đoàn kết nội bộ, phát huy quyền làm chủ, khuyến khích và tạo điều kiện cho người lao động nâng cao hiểu biết về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm trước pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan.

4. Thực hiện QCDC trong lực lượng vũ trang

Lực lượng vũ trang trên địa bàn đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện dân chủ trong mọi hoạt động, các mặt công tác của đơn vị; tích cực tuyên truyền các văn bản pháp luật gắn với công tác chuyên môn đến toàn thể cán bộ, chiến sỹ; duy trì thực hiện tốt các quy chế, quy định trong cơ quan, đơn vị; duy trì thực hiện có nề nếp Hòm thư góp ý trong cơ quan, đơn vị, công khai tài chính theo quy định… tham mưu cho đảng ủy ban hành các nghị quyết thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2020 triển khai thực hiện trong đơn vị và thực hiện các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của ngành.

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân

  • Trong 6 tháng đầu năm các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện QCDC ở các loại hình cơ sở, bước đầu góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh; củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng, với chính quyền; cụ thể hóa việc thực hiện QCDC phù hợp với thực tế của cơ quan, đơnvị.
  • Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở các cấp thực hiện tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo; hướng dẫn thực hiện QCDC, thường xuyên thăm nắm tình hình thực hiện tại cơ sở; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể phát huy tốt vai trò tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia đóng góp xây dựng Đảng, chính quyền ngày càng trong sạch, vững mạnh.

2. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân

  • Một số ít cấp ủy đảng, chính quyền chưa quan tâm kiểm tra, giám sát việc thực hiện QCDC ở cơ sở; một số Ban Chỉ đạo ở cơ sở xây dựng văn bản triển khai thực hiện theo hướng dẫn còn chậm; chưa kịp thời nắm bắt thông
  • Công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện dân chủ chưa được thực hiện thường xuyên; một số thành viên Ban Chỉ đạo ở cơ sở chưa thực sự chủ động, sáng tạo trong việc tham mưu đề xuất với cấp ủy để chỉ đạo triển khai thực hiện. Các thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC cơ sở đều kiêm nhiệm chưa dành được nhiều thời gian cho hoạt động, trao đổi, phản ánh với cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo về tình hình thực hiện QCDC ở đơn vị được phân công phụ trách.

V. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỐI NĂM 2020

1. Tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện QCDC ở các loại hình cơ sở, quan tâm chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, hạn chế.

2. Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền và các ngành liên quan trong thực hiện QCDC cơ sở. Thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

3. Gắn việc thực hiện QCDC với thực hiện nhiệm vụ chính trị, cải cách hành chính, công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, chương trình thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các phong trào thi đua yêu nước nhằm tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

4. Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 217 - 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị khóa

5. Đánh giá kết quả và tổng kết thực hiện QCDC năm

Nơi nhận:

* Gửi bản điện tử:

- Thường trực Huyện ủy, HĐND huyện,

- Lãnh đạo UBND huyện,

- Các chi, đảng bộ trực thuộc Huyện ủy,

- Các thành viên BCĐ huyện.

* Gửi bản giấy và bản điện tử:

- Ban Dân vận Tỉnh ủy,

- Ban Dân vận Huyện ủy,

- Các chi, đảng bộ chưa có hệ thống phần mềm, thư điện tử,

- Lưu Văn phòng Huyện ủy.

PHÓ BÍ THƯ

kiêm

TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO

Nguyễn Thanh Hà

2. Báo cáo tổng kết thực hiện quy chế dân chủ cơ sở số 2

BÁO CÁO
TỔNG KẾT THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ NĂM....-….

Căn cứ Quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/3/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường;

Căn cứ Kế hoạch số 31/KH-UBND ngày 01 tháng 3 năm 2018 của UBND huyện .............về thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp năm 2018;

Căn cứ Quyết định số 06/QĐ -TTrHCS ngày 01/09/2017 của Trường ............. về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong trường .............;

Trường ............. đánh giá kết quả thực hiện quy chế dân chủ năm học ....... - .......... như sau:

I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ

1. Đặc điểm tình hình.

Năm học ....... - .......... Nhà trường có 49 cán bộ giáo viên và nhân viên: với …. giáo viên đứng lớp ….. cán bộ quản lý, ….. tổng phụ trách đội, …. nhân viên hành chính, …. nhân viên bảo vệ. Cơ bản đủ về số lượng, có 100% giáo viên đạt chuẩn, trong đó có 63% trên chuẩn về trình độ đào tạo, có…. giáo viên giỏi cấp huyện và 2 giáo viên giỏi cấp tỉnh.

Tập thể Cán bộ, Giáo viên, Nhân viên của nhà trường có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định với mục tiêu, lý tưởng của đảng. Đảng viên chi bộ trường nghiêm túc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, mạnh dạn trong đấu tranh phê và tự phê.Nhà trường thực hiện tốt chủ đề của ngành, đánh giá sát chất lượng của học sinh. Mỗi cá nhân đều có kế hoạch tự học tập và rèn luyện theo “Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Nhà trường có các hội đồng tư vấn và các đoàn thể, gồm 4 tổ chuyên môn và 1 tổ văn phòng, 100% CBGVNV đã được đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn, đội ngũ khá vững mạnh về chuyên môn, về cơ bản trường đã đủ số lượng CBGVNV để thực hiện các nhiệm vụ đề ra.

2. Quá trình triển khai thực hiện qui chế dân chủ.

Lãnh đạo nhà trường xây dựng kế hoạch triển khai và tổ chức thực hiện dân chủ trong trường.Cụ thể là:

- Chi bộ nhà trường đã tổ chức cho CB, CC, VC bàn bạc và xây dựng quy chế dân chủ. Xây dựng ban thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (Quyết định số 06/QĐ-TTrHCS ngày 01/09/2017), có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.

- Chi bộ, nhà trường đã tuyên truyền phổ biến những quy định về quyền và nghĩa vụ của CBGV, NV đến 100% CBGVNV được biết, những vấn đề liên quan đến lợi ích và đời sống của CBGVNV. Có chế độ và hình thức báo cáo công khai trước tập thể trường về các công việc của trường như: Việc sử dụng công quỹ, tài sản, việc thu chi tài chính, quyết toán các công trình sửa chữa nhỏ, công tác khen thưởng, kỉ luật, …

- Trường đã thực hiện trên tinh thần nghị quyết HNCB, CC, VC đầu năm và các hình thức tuyên truyền để CBGV, NV được bàn bạc tham gia ý kiến vào các chủ trương, kế hoạch và nhiệm vụ của trường. Kết quả ý kiến đóng góp đã được xem xét, cân nhắc để Hiệu trưởng quyết định. Trong năm học qua, thông qua các đoàn thể, ban TTrND để giám sát hoạt động của trường, kết quả giám sát điều được lãnh đạo nhà trường tiếp thu nghiêm túc.

- Đã xây dựng được một số các quy định như quy định sử dụng tài sản công, thiết bị điện, quy tắc ứng xử trong nhà trường… Đã tổ chức ban hành các văn bản mang tính chất sử dụng lâu dài.

Tồn tại: Hệ thống các quy định chưa hoàn thiện, một số CBGVNV còn có thái độ chưa nhiệt tình, làm theo hình thức. Thời gian phổ biến, tuyên truyền các văn bản, chỉ thị, nghị quyết còn hạn chế.

3. Việc tổ chức tuyên truyền thực hiện qui chế dân chủ.

- Nhà trường đã phổ biến đến tất cả CBGV, NV về Nghị định số 04/2015/ NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ và quyết định số 04/2000/QĐ&BGD ngày 1/3/2000; thông tư 01/.........../TT-BNV ngày 13/01/........... của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 04/2015/ NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng thời hiệu trưởng nhà trường cũng đã ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động nhà trường.

- Trưởng các bộ phận, các đồng chí trong ban chỉ đạo thường xuyên tuyên truyền trong tổ về việc thực hiện qui chế dân chủ, đồng thời báo cáo cho lãnh đạo nhà trường biết việc triển khai, tiến độ thực hiện, cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dân chủ để kịp thời xử lý.

- Nhà trường đã phổ biến và quán triệt việc thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan, đồng thời tăng cường phổ biến pháp luật đối với CBGV, NV và học sinh, công tác pháp chế được trú trọng.

Kết quả đạt được:

+ Cán bộ, công chức, viên chức hiểu rõ hơn về quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của mình như: Những điều CBCCVC được biết, những điều được tham gia góp ý, những vấn đề CBCCVC không được làm. Và từ đó họ sẽ thực hiện tốt hơn vai trò, trách nhiệm của mình.

+ Cán bộ, công chức, viên chức biết rõ hơn về trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan để họ có thể giám sát tốt hơn đối với hiệu trưởng trong việc thực hiện trách nhiệm của mình. Những việc chưa tốt thì cán bộ, công chức, viên chức có thể kiến nghị thông qua hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, hộp thư góp ý hoặc thông qua các hội họp định kỳ.

+ Thực hiện tốt vai trò lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của chi bộ đối với các tổ chức, đoàn thể và nhà trường.

+ Dân chủ đảm bảo phải đi đôi với nề nếp, kỷ cương. Dân chủ phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.

4. Vai trò và trách nhiệm của chi ủy, chính quyền và các đoàn thể.

- Chi bộ nhà trường đã nhận thức rõ việc thực hiện quy chế dân chủ trong trường là gắn với xây dựng hệ thống chính trị tại cơ sở, cũng như thực hiện có hiệu quả nhất là những quy định của luật giáo dục theo phương châm” Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong các hoạt động của trường thông qua các hình thức dân chủ, đảm bảo cho CBGV, NV được quyền giám sát, kiểm tra, đóng góp ý kiến, tham gia vào sự phát triển chung của nhà trường. Đồng thời, việc thực hiện dân chủ trong trường cũng nhằm phát huy quyền làm chủ CBGV, NV, phụ huynh và học sinh, góp phần xây dựng nề nếp, trật tự kỷ cương, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đầu năm học Hiệu trưởng đã tổ chức một buổi đối thoại trực tiếp với cha mẹ học sinh, trả lời tất cả các câu hỏi của cha mẹ học sinh một một cách cởi mở, thẳng thắn, thầu tình đạt lý; tháo gỡ các khó khăn, đề xuất của phụ huynh và đưa ra các giải pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục. Buổi đối thoại đã thể hiện được tính dân chủ và được cha mẹ học sinh và chính quyền địa phương đánh giá cao.

- Hàng tháng chi bộ có kế hoạch chỉ đạo chung các hoạt động của nhà trường và các đoàn thể, kế hoạch được triển khai đến từng tổ chức và chỉ đạo kịp thời trong quá trình thực hiện, hàng tháng công đoàn nhà trường nộp báo cáo về chi bộ theo định kì.

- Trong năm học này nhà trường đã tích cực đổi mới hình thức hội họp: Lấy đối thoại là chính.

- Cuối học kì I, II tổ chức tổng kết các tổ chuyên môn góp ý cho CBGV, NV đặc biệt là cán bộ Đảng viên.

- Việc thực hiện dân chủ trong trường đã thể hiện sự lãnh đạo của Đảng theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện trách nhiệm của Hiệu trưởng và phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong trường.

- Đảng viên luôn gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện dân chủ trong trường, nghiêm túc trong việc tự phê bình và phê bình. Thực hiện dân chủ trong quy hoạch, bố trí cán bộ trong sinh hoạt Đảng lắng nghe ý kiến kiến đóng góp của quần chúng về xây dựng tổ chức Đảng, góp ý cho cán bộ đảng viên.

- Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm quản lí toàn bộ các hoạt động của trường, cụ thể hóa các quy chế, quy định và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy chế dân chủ trong trường. Lãnh đạo trường đã gắn chặt việc thực hiện quy chế dân chủ với luật CC, VC, pháp lệnh chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, cải cách hành chính, công khai dân chủ trong việc thực hiện các chủ trương của trường.

- Các đoàn thể tham gia đóng góp ý kiến cho các hoạt động của trường, phát huy vai trò làm chủ của CBGV, NV tạo môi trường làm việc trong sáng, lành mạnh.

II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ

1. Công tác sinh hoạt, công khai kế hoạch.

- Thực hiện chế độ hội họp (sinh hoạt chi bộ) theo đúng định kì, hàng tháng tổ chức họp hội đồng 1 lần, sinh hoạt chuyên môn 1 lần, tổ chuyên môn sinh hoạt 2 lần/tháng; họp GVCN lớp 4 lần/tháng; họp liên tịch 2 lần/tháng.

- Việc triển khai kế hoạch năm học: BGH nhà trường đã tổ chức xây dựng kế hoạch chỉ đạo các tổ chuyên môn thảo luận đóng góp ý kiến trước khi triển khai, kế hoạch năm được thông qua trong hội nghị CBCC, quá trình triển khai và thực hiện phát huy được tính dân chủ trong cơ quan, nhiều CBGV, NV đóng góp ý kiến thẳng thắn, kế hoạch năm học được nhà trường chỉnh sửa và bổ sung kịp thời phù hợp với kế hoạch của ngành và tình hình thực tế của nhà trường.

- Kế hoạch tháng được xây dựng dựa trên cơ sở kế hoạch năm và bám sát kế hoạch của phòng giáo dục chỉ đạo, kế hoạch tháng được thống nhất trong chi bộ, ban giám hiệu sau đó lấy ý kiến của CBGV, NV trong khi họp hội đồng. hàng tháng tổ chức đánh giá tháng trước và triển khai kế hoạch tháng tiếp theo.

- Các kế hoạch liên quan đến tổ chuyên môn và các đoàn thể được trưởng các bộ phận triển khai kịp thời phù hợp với thời gian thực hiện, các kế hoạch được duyệt trước khi triển khai và có ghi chép cụ thể trong sổ sinh hoạt.

- Về triển khai công văn: BGH, công đoàn triển khai đầy đủ trước toàn thể hội đồng các loại công văn của cấp trên, thường xuyên nhắc nhở CBGV, NV trong quá trình thực hiện, đặc biệt các công văn liên quan đến tài chính, chuyên môn, các chế độ chính sách cũng như giáo dục pháp luật.

- Việc mua sắm các tài sản lớn của nhà trường đều được đưa ra bàn bạc trong chi bộ, ban giám hiệu, lấy ý kiến và công khai trước tập thể, do đó tất cả CBGVNV điều được biết và giám sát. Giá cả mua sắm, nơi mua sắm đều được công khai, tạo điều kiện cho CBGVNV giám sát.

- Các kế hoạch mà nhà trường xây dựng đều được công khai minh bạch, kế hoạch phối hợp với công đoàn được hưởng ứng tích cực và hoạt động có hiệu quả.

2. Công tác chính trị tư tưởng và đạo đức tác phong và thực hiện pháp luật.

- Vào đầu năm học 100% CBGVNV tham gia học tập các lớp chính trị do ngành tổ chức, chính quyền và công đòan thường xuyên tuyên truyền các văn bản về pháp luật như luật giáo dục, điều lệ trường phổ thông, cuộc vận động “ Hai không”, ATGT, … để CBGV, NV được biết, đặc biệt trong năm học không có đơn thư, khiếu nại vượt cấp. Việc khiếu nại và giải quyết đều được nhà trường và công đoàn đứng ra giải quyết thỏa đáng.

- BGH thường xuyên chấn chỉnh, nhắc nhở CBGV, NV phải có những hành vi đạo đức và tác phong của nhà giáo chuẩn mực và là tấm gương cho học sinh noi theo, nếu sai phạm được nhắc nhở và công khai kịp thời.

- Công tác chuyên môn: Triển khai đấy đủ các văn bản, kế hoạch, việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, …

- Nhà trường đã xây dựng nội quy, quy định của cơ quan và triển khai trước hội đồng lấy ý kiến tập thể, trong quá trình thực hiện phân công các bộ phận theo dõi, báo cáo để đánh giá xếp lọai thi đua.

- BGH nhà trường tạo điều kiện cho CBGVNV học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Nội dung này luôn được chú trọng trong việc xét thi đua, bình chọn để khen thưởng và xây dựng đội ngũ (Năm học ....... - .......... nhà trường có một giáo viên giỏi Tỉnh đạt giải nhì)

3. Đánh giá xếp loại CBGVNV; công tác thi đua khen thưởng.

- BGH nhà trường triển khai đầy đủ các yêu cầu, nội dung, tiêu chuẩn để CBGVNV được biết, việc xét thi đua được thực hiện từ tổ trở lên, tổ chức họp ban thi đua mỗi tháng 1 lần để họp xét và công khai cụ thể kết quả đạt được của từng cá nhân và tập thể, đọc rõ những kết quả và tồn tại của từng CBGVNV, tổ chức lấy ý kiến và lắng nghe ý kiến của các cá nhân. Việc đánh giá căn cứ vào nội dung đăng kí của từng cá nhân, đúng với qui định xếp loại, đánh giá theo chuẩn.

- Tổ chức bình chọn, sắp xếp danh hiệu theo thứ tự từ các tổ, phân rõ các nội dung khen thưởng cho từng cá nhân và tập thể, họp ban thi đua của nhà trường bình chọn và công khai trước hội đồng, việc thực hiện đúng nguyên tắc, trình tự, chính xác phù hợp với tình hình chung của nhà trường.

- Cuối học kì tổ chức khen thưởng học sinh theo đúng quy định trong tất cả các mặt hoạt động của nhà trường, tiền khen thưởng được thống nhất qua hội nghị CBCC, VC đầu năm, công khai minh bạch với toàn thể hội đồng, học sinh và phụ huynh.

- Vào đầu năm học BGH nhà trường tuyên truyền rộng rãi trong phụ huynh về việc thực hiện cuộc vận động “Hai không”, qui chế đánh giá và xếp loại học sinh, tổ chức đánh giá học sinh theo từng tổ, lớp và công khai kết quả học tập cũng như rèn luyện đến từng phụ huynh, tất cả học sinh điều biết kết quả của mình, nhất là điểm cuối kì.

- Việc trả bài, chấm chữa bài được các đồng chí giáo viên thực hiện nghiêm túc, đúng quy chế, trả bài vào điểm đúng thời gian qui định, học sinh điều được biết điểm kiểm tra, cuối kì giáo viên đọc điểm công khai để học sinh biết và kiểm tra.

- Cuối mỗi học kỳ, đều công khai kết quả xếp loại học lực cho phụ huynh. Một năm học, tổ chức họp CMHS ít nhất 3 lần.

- Việc bình xét học sinh tiêu biểu, khen thưởng học sinh có thành tích, quà cho học sinh nghèo vượt khó, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, .. điều thực hiện đúng trình tự, đầy đủ thủ tục, công khai để GV và HS được biết, do đó không có GV – HS thắc mắc về đánh giá, xếp loại, học sinh và tặng quà, ...

- Công khai những đóng góp của phụ huynh để phụ huynh và học sinh được biết, cuối kì công khai số tiền sử dụng, còn hay hết. Các qui định tuyển sinh, việc xét lên lớp và ở lại lớp được công khai dân chủ trước GV, HS và phụ huynh.

4. Công khai việc thực hiện các chế độ, quyền lợi của CBGVNV.

- Triển khai đầy đủ các văn bản có liên quan, niêm yết tại văn phòng những thông tin, danh sách CBGVNV được hưởng các quyền lợi đúng theo qui định của pháp luật.

- Chi trả lương hàng tháng, giải quyết các chế độ nghỉ sinh, làm thêm giờ, tiền thưởng, bảo hiểm… đúng thời gian, không thiếu sót, việc trừ lương hàng tháng theo qui định điều được triển khai đầy đủ để CBGV, NV được biết.

- Công tác xét nâng lương: Kế toán nhà trường chủ động từng thời kì và công khai đầy đủ những cá nhân đến kì nâng lương, nộp đủ các giấy tờ có liên quan, do đó trong học kì qua không có CBGV, NV thiếu sót và chậm trễ. Việc nâng lương trước thời hạn được làm đúng thủ tục, đúng đối tượng và được thực hiện công khai.

- Công khai tài chính theo thông tư 61/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2017 của Bộ Tài chính. Công khai ngân sách giao hàng năm trước hội đồng nhà trường. Công khai theo Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

- Công tác tổ chức thực hiện quy chế dân chủ phải đồng bộ, rộng khắp và thường xuyên, đã tạo ra những hình thức sinh hoạt mới, thiết thực nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của CBGVNV trong việc thực hiện quy chế dân chủ.

5. Công khai kinh phí tự chủ, không tự chủ của đơn vị và kinh phí ban đại diện cha mẹ học sinh:

a) Kinh phí của ban đại diện CMHS:

Quỹ hội CMHS của nhà trường do phụ huynh quản lý, thu chi…Nhà trường chỉ có vai trò tham mưu với hội CMHS trong việc quản lý và chi quỹ hội. Kinh phí của Hội được công khai tới phụ huynh học sinh tại hội nghị đầu năm, giữa năm, cuối năm, … việc thu tiền quỹ hội cũng được thông qua trong buổi họp phụ huynh đầu năm học và được 100% phụ huynh nhất trí.

b) Kinh phí ngân sách tự chủ:

Đảm bảo chi đủ lương, phụ cấp, công tác phí, …theo quy định. Bên cạnh đó nhà trường đã mua sắm, sửa chữa các trang thiết bị phục vụ dạy và học như: sửa máy tính, tài liệu thiết bị dạy học, hóa chất, tủ đựng hồ sơ, sữa chữa bàn ghế học sinh, sữa chữa, xây mới hệ thống thoát nước, ...

Việc sử dụng kinh phí đều được công khai trong hội đồng trước khi thực hiện và công khai giá cả sau khi mua sắm, cung cấp nơi mua sắm để tiện cho CBGVNV kiểm tra, giám sát, …

c) Kinh phí không tự chủ:

Các kinh phí được cấp đều công khai trước hội đồng, chi tiêu có bàn bạc, theo dõi thu, chi cụ thể, có đầy đủ hồ sơ.

Việc sử dụng kinh phí đều được công khai trong hội đồng trước khi thực hiện.

6. Đánh giá mặt mạnh, mặt yếu và nguyên nhân:

6. 1. Mặt mạnh:

- Trong thời gian qua việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở đảm bảo tốt, tạo cơ sở và tiền đề thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường.

+ Công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bố trí công tác đối với cán bộ, công chức đảm bảo công bằng, công khai, dân chủ và phát huy được khả năng của mỗi cá nhân.

+ Công tác luân chuyển, tiếp nhận cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nghiêm túc theo văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của cấp trên.

+ Việc thực hiện chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo đầy đủ, kịp thời không để dây dưa tồn đọng các chế độ chính sách có liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức.

+ Việc sử dụng ngân sách đảm bảo tiết kiệm, đúng mục đích và phát huy hiệu quả. Thực hiện tốt công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- Công tác cải cách thủ tục hành chính đã được quan tâm chú ý. Hạn chế việc tổ chức hội họp không cần thiết, tăng cường đối thoại và tính minh bạch trong việc cung cấp thông tin. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành nhiệm vụ.

- Nhờ thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở mà nhà trường đã phát huy được tiềm năng, trí tuệ của tập thể trong việc tham gia xây dựng nhà trường và các tổ chức đoàn thể ngày càng vững mạnh.

- Xây dựng tốt khối đoàn kết nội bộ trong cơ quan. Mở ra một cơ chế trao đổi thẳng thắn, bình đẳng, dân chủ và xây dựng trong góp ý, phê bình đối với cán bộ, công chức, viên chức.

6. 2. Mặt yếu:

- Tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình tuy đã có chuyển biến nhưng chưa thật sự rõ nét và hiệu quả của họat động này còn hạn chế.

- Chưa cập nhật một cách kịp thời những thông tin mới, những thay đổi mới có liên quan.

6. 3. Nguyên nhân:

- Xây dựng được quy chế dân chủ cơ sở và có sự đồng thuận và nhất trí cao của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị.

- Người đứng đầu phải gương mẫu và nghiêm túc thực hiện các quy định của quy chế này.

- Quan tâm, tạo điều kiện cho các cá nhân và các tổ chức trong nhà trường phát huy được vai trò của mình trong việc tham gia thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.

- Thực hiện đảm bảo nguyên tắc công bằng, công khai, minh bạch trong các hoạt động của nhà trường và các tổ chức.

III. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM HỌC..........

1. Tiếp tục duy trì, phát huy quyền dân chủ của CBGVNV và học sinh trong nhà trường.

2. Bổ sung quy chế hoạt động, quy chế làm việc, kiện toàn bộ máy của nhà trường, phân công trách nhiệm cho từng cán bộ đảng viên, giáo viên để thực hiện tốt nhiệm vụ học năm học ...............

3. Xây dựng kế hoạch tuyển sinh cho năm học .............., kế hoạch thi lại, ..

4. Thực hiện nghiêm các quy định trong nghị định 71/1998/NĐ-CP; quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/3/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường

5. Qua hội nghị CBCCVC đầu năm xây dựng nghị quyết hoạt động, kiện toàn ban thanh tra nhân dân.

6. Thông qua sinh hoạt chi bộ, làm tốt công tác tự phê bình và phê bình, chống mọi biểu hiện bè phái, cục bộ, chống các biểu hiện cửa quyền, sách nhiễu, tham nhũng, lãng phí, …

7. Thực hiện đăng ký thi đua, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2018– 2019.

8. Tổ chức đánh giá chất lượng học sinh, xếp loại đánh giá công chức, viên chức nghiêm túc, công bằng, công khai, chú trọng công tác khen thưởng, khắc phục những mặt tồn tại trong năm ....... - ...........

9. Tiếp tục làm tốt công tác đối thoại với dân, với cha mẹ học sinh và học sinh.

Trên đây là kết quả thực hiện quy chế dân chủ năm ....... - .......... và phương hướng, nhiệm vụ năm học ............ của trường ..............

Nơi nhận:

- Phòng nội vụ (để b/c);
- Ban giám hiệu;
- CTCĐ, TTrND;
- Lưu VT.

HIỆU TRƯỞNG

3. Báo cáo sơ kết thực hiện quy chế dân chủ cơ sở

UBND TỈNH ................

SỞ XÂY DỰNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

................, ngày…… tháng………..năm……

BÁO CÁO
Sơ kết việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở .....và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp năm.........

I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:

1. Nhận thức rõ việc thực hiện quy chế dân chủ trong sinh hoạt của cơ quan là nhiệm vụ rất quan trọng. Đảng ủy, Ban Giám đốc, Công đoàn ngành Xây dựng đặc biệt quan tâm đã thường xuyên chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện tiếp tục quán triệt đến toàn thể cán bộ, đảng viên các văn bản của Đảng, Nhà nước cụ thể: Chỉ thị 30-CT/TWngày 18/02/1998của Bộ Chính trị, Kết luận số 120-KL/TW ngày 07/01/................của Ban chấp hành Trung ương và Nghị định 04/2015/NĐ-CP ngày 9/1/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; kế hoạch số 175/KH-UBND ngày 20/6/................của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị định số 04/2015/NĐ-CP.

2. Trên cơ sở các văn bản của Trung ương và Tỉnh, Sở Xây dựng đã ban hànhQuyết định số 448/QĐ-SXDngày 01/12/2015 về ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan Sở Xây dựng và Quyết định số 456/QĐ-SXD ngày 04/12/2015 về việc kiện toàn BCĐ thực hiện quy chế dân chủ Sở Xây dựng. Đồng thời gắn với thực hiện quy chế dân chủ cơ sở với việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nghiêm túc kiểm điểm tự phê bình và phê bình thực hiện theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) và thực hiện chế độ báo cáo theo đúng quy định. Qua đó cán bộ, đảng viên trong cơ quan đã phát huy quyền làm chủ, nêu cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu trong cơ quan.

Sở Xây dựng đã tổ chức tổng kết việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ quan vào Hội nghị cán bộ công chức hàng năm.

II. KẾT QUẢ THỰC QUY CHẾ DÂN CHỦ TẠI CƠ QUAN:

1. Trách nhiệm của người đứng đầu và việc thực của cán bộ công chức trong cơ quan:

- Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở, Công đoàn ngành Xây dựng luôn đoàn kết, nhất trí, tập trung dân chủ, chỉ đạo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao: Tổ chức giao ban hàng tuần với các trưởng phòng chuyên môn và trưởng các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở; quan tâm lãnh đạo công tác chuyên môn, lãnh đạo các đoàn thể thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của cơ quan. Thường xuyên quan tâm bồi dưỡng, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên; lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch cán bộ, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ đảm bảo đúng quy trình, quy định; tổ chức thực hiện những nội dung trong quy chế dân chủ của cơ quan đã được quy định.

- Những chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm thực hiện dân chủ của cán bộ, đảng viên về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở: Nhờ sự chỉ đạo sát sao của Đảng uỷ, Ban giám đốc, Công đoàn ngành về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nên mỗi cán bộ, đảng viên trong cơ quan đã phát huy quyền làm chủ, nêu cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu trong cơ quan.

Sở Xây dựng luôn coi trọng thực hiện quy chế dân chủ gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan. Tại Sở Xây dựng và các đơn vị trực thuộc đều xây dựng và ban hành Quy chế làm việc, quy định chi tiêu nội bộ, quy chế văn hóa công sở, quy chế xét thi đua khen thưởng, kỷ luật. Định kỳ rà soát, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với quy định mới và tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị. Thủ trưởng các đơn vị đều thực hiện tốt quy chế làm việc, thể hiện như: Việc duy trì chế độ giao ban định kỳ vào sáng thứ 2 hàng tuần; thực hiện tốt việc công khai các nội dung công chức được biết như: Việc tuyển dụng, nâng bậc lương, nâng ngạch, và đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, đánh giá phân loại, khen thưởng, kỷ luật; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và các chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ, công chức.

Đảng ủy, Ban lãnh đạo Sở luôn lắng nghe ý kiến kiến nghị, nguyện vọng của cán bộ, công chức để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền. Thực hiện tốt công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Tại trụ làm việc của đơn vị đã bố trí phòng tiếp dân và công khai nội quy tiếp công dân. Có phân công Lãnh đạo Sở cùng thanh tra sở tiếp công dân theo quy định. Đồng thời tổ chức đối thoại giữa các cơ quan, đơn vị của tỉnh với các tổ chức, doanh nghiệp và công dân thông qua chuyên mục “Hỏi – Đáp’’ trên Cổng thông tin điện tử của Sở. Trong năm đã trả lời được 41 câu hỏi, không có trường hợp nào thắc mắc, khiếu kiện, ý kiến phàn nàn của doanh nghiệp và cá nhân về công tác quản lý nhà nước của ngành trên địa bàn tỉnh.

- Ngay đầu năm Sở đã tổ chức Hội nghị cán bộ công chức được tổ chức vào ngày……….. Trong hội nghị, Lãnh đạo Sở chủ trì, phối hợp với Công đoàn Văn phòng Sở tổ chức. Thành phần dự hội nghị bao gồm toàn thể hoặc đại biểu cán bộ, công chức của Sở. Nội dung thông qua Kiểm điểm việc thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ; kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức trước đó và những quy định về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị; đánh giá, tổng kết và kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện kế hoạch công tác hàng năm; thảo luận, bàn biện pháp thực hiện kế hoạch công tác năm tới của cơ quan, đơn vị; Lãnh đạo Sở lắng nghe ý kiến đóng góp, phê bình của cán bộ, công chức, viên chức; giải đáp những thắc mắc, kiến nghị của cán bộ, công chức, viên chức; Thông qua Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị; phát động phong trào thi đua và ký kết giao ước thi đua giữa người đứng đầu cơ quan, đơn vị với tổ chức công đoàn; Bàn các biện pháp cải tiến điều kiện làm việc, nâng cao đời sống của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị; Ban Thanh tra nhân dân của cơ quan, đơn vị báo cáo công tác; bầu Ban Thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật ( nếu thấy cần thiết).

- Đánh giá rõ hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân: Với vai trò kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ công tác hàng năm của cơ quan bằng phương thức tiếp nhận các ý kiến phản ánh của cán bộ, công nhân, viên chức, thu thập các thông tin, tài liệu để xem xét, theo dõi cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tại cơ sở, hoạt động của Thanh tra nhân dân tại Sở Xây dựng góp phần phát huy quyền làm chủ của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, đảm bảo dân chủ ở cơ quan. Ban thanh tra nhân dân tại Sở Xây dựng thường xuyên được củng cố và hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.

- Thực hiện Quyết định số 62/2012/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh ................ về đánh giá công chức tỉnh ................ và Quyết định số 38/2015/QĐ-UBND ngày 21/8/2015 của UBND tỉnh ................ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 62/2012/QĐ-UBND. Sở Xây dựng đã nghiêm túc triển khai thực hiện, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của tỉnh, Sở Xây dựng đã xây dựng quy định đánh giá phân xếp loại CBCC,VC. Thành lập hội đồng và đánh giá cán bộ công chức, viên chức, lấy hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo chủ yếu để đánh giá cán bộ. Kết quả đánh giá phân xếp loại CC,VC năm ..........., cụ thể:

  • Đối với công chức:…………. công chức

Ttrong đó:

+ HTXSNV:………………….

+ HTTNV: ………………..

+ HTNV:………………..

  • Đối với viên chức:…………. viên chức

Trong đó:

+ HTXSNV:…………………

+ HTTNV:……………….

+ HTNV: ……………….

3. Đánh giá việc thực hiện dân chủ trong quan hệ giải quyết công việc.

a. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan :

Trong năm Sở Xây dựng đã làm tốt công tác thực hiện dân chủ trong quan hệ giải quyết công việc với các tổ chức, cá nhân, với công dân và với cán bộ công chức, viên chức của cơ quan :

- Đã niêm yết công khai tại trụ sở làm việc tại bộ phận một cửa và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Tỉnh, Sở để công dân, cơ quan, tổ chức được biết các thủ tục hành chính giải quyết công việc về tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ, có hòm thư góp ý tại bộ phận một cửa.

- Làm tốt công tác công khai cho công chức, viên chức biết bằng nhiều hình thức như: Niêm yết tại Sở; thông báo tại Hội nghị công chức của Sở; thông báo bằng văn bản gửi toàn thể công chức; thông báo cho các trưởng phòng, ban chuyên môn trực thuộc và yêu cầu họ thông báo đến công chức làm việc trong các bộ phận. Đăng trên Cổng thông tin nội bộ, phần mềm hồ sơ công việc của Sở, về các vấn đề:

+ Chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến công việc của Sở;

+ Kế hoạch công tác hàng năm, hàng quý, hàng tháng, hàng tuần của Sở;

+ Kinh phí hoạt động hàng năm, bao gồm các nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn tài chính khác; quyết toán kinh phí hàng năm của cơ quan, đơn vị; tài sản, trang thiết bị của cơ quan, đơn vị; kết quả kiểm toán;

+ Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái, chấm dứt hợp đồng làm việc của viên chức; đi công tác nước ngoài, giải quyết chế độ, nâng bậc lương, nâng ngạch, đánh giá, xếp loại công chức, viên chức; khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với công chức, viên chức; các đề án, dự án và việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của Sở;

+ Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Sở;

+ Các nội quy, quy chế của Sở;

+ Kết quả tiếp thu ý kiến của công chức, viên chức về những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Giám đốc Sở đưa ra lấy ý kiến công chức, viên chức

+ Văn bản chỉ đạo, điều hành của cơ quan quản lý cấp trên liên quan đến công việc của Sở.

- Sở đã xây dựng quy định về nội quy cơ quan để quy định rõ trách nhiệm những điều công chức được làm và không được làm để làm căn cứ đánh giá, kiểm tra cán bộ công chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và giải quyết công việc liên quan đến công dân, tổ chức.

- Công tác tiếp dân được Sở Xây dựng tổ chức thường xuyên theo quy định, có cán bộ thường trực tiếp dân tại phòng tiếp dân của Sở. Tuy nhiên năm ................không có lượt công dân nào đến phản ánh, kiến nghị, tố cáo, khiếu nại. trong năm ..........., Sở Xây dựng chưa tổ chức buổi đối thoại nào, do không có vụ việc khiếu nại phát sinh. Kết quả tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân: Đã nhận được 12 đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân. Trong đó có 02 đơn đề nghị thuộc thẩm quyền, 10 đơn không thuộc thẩm quyền.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
4 34.766
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm