Bài thu hoạch Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI

Bài thu hoạch Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục

hoatieu.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết Bài thu hoạch Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục để bạn đọc cùng tham khảo và có thể hiểu rõ hơn về những đổi mới căn bản trong giáo dục. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Phòng GD-ĐT .............

Trường ...........

Bài Thu Hoạch
HỌC TẬP NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 8- KHÓA XI

Câu hỏi:

Qua học tập nghị quyết về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH. Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập Quốc tế, theo anh (chị) cần làm gì để thực hiện công tác giáo dục trong địa bàn huyện và địa phương đơn vị mình công tác sinh hoạt.

* Qua học tập, quán triệt các nội dung Nghị quyết hội nghị lần thứ 8 BCHTW Đảng

(khoá XI), các quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới GD&ĐT đáp ứng yêu cầu CNHHĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế như sau:

I- Quan điểm chỉ đạo:

1- Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.

2- Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản lý của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học.

Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.

3- Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

4- Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng.

5- Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo.

6- Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo. Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo.

7- Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước.

II. Nhiệm vụ sẽ thực hiện trong thời gian tới.

- Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo toàn diện, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng XHCN.

- Hoạt động giáo dục cần nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác giảng dạy với tốc độ nhanh hơn, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội.

- Thực hiện có hiệu quả chủ trương đổi mới toàn diện Giáo dục và Đào tạo ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học.

- Mỗi cá nhân không ngừng phấn đấu thực hiện tốt sự chỉ đạo của Nghị quyết các cấp từ trung ương đến địa phương, cần xác định được trách nhiệm và nhiệm vụ của mình, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Luôn học tập đổi mới theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Phấn đấu vì mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”, tự học và trao dồi kiến thức kĩ năng nghiệp vụ chuyên môn.

* Thực hiện Nghị quyết Trung ương và các chủ trương của Đảng, Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển giáo dục-đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lĩnh vực giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cụ thể là: Đã xây dựng được hệ thống giáo dục và đào tạo tương đối hoàn chỉnh từ mầm non đến đại học. Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đào tạo được cải thiện rõ rệt và từng bước hiện đại hóa. Số lượng học sinh, sinh viên tăng nhanh, nhất là ở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Chất lượng giáo dục và đào tạo có tiến bộ. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng, với cơ cấu ngày càng hợp lý. Xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh; hệ thống giáo dục và đào tạo ngoài công lập góp phần đáng kể vào phát triển giáo dục và đào tạo chung của toàn xã hội. Công tác quản lý giáo dục và đào tạo có bước chuyển biến nhất định.
Ở địa phương Bình Minh đã hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục THCS qua các năm và đang tiến tới phổ cập giáo dục cho tiểu học và mầm non cho trẻ 5 tuổi; củng cố và nâng cao kết quả xóa mù chữ cho người lớn. Cơ hội tiếp cận giáo dục có nhiều tiến bộ, cơ bản bảo đảm bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo.
Những thành tựu và kết quả nói trên, trước hết bắt nguồn từ truyền thống hiếu học của dân tộc; sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong xã, của mỗi gia đình và toàn xã hội; sự tận tụy của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; sự ổn định về chính trị cùng với những thành ựu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Là một giáo viên, tôi ý thức và quan tâm đến từng vấn đề mà nghị quyết TW 8 khoá XI đã đề ra. Nhằm mục đích tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân, trong học sinh những vấn đề cấp thiết mà NQ đã nêu. Tuy vậy, với nhiệm vụ thực tại của bản thân cũng như tình hình địa phương và nhà trường, theo tôi, chúng ta cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc hơn nữa Nghị quyết Trung ương 8 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Các cấp uỷ Đảng đặc biệt là những tổ chức lãnh đạo của ngành giáo dục cần sơ kết để kịp thời đánh giá thống nhất, rút kinh nghiệm và có những nhận định, tạo sự đồng thuận cao, làm cơ sở cho việc tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt hơn nữa Nghị quyết này. Đồng thời các tổ chức Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên và những người làm công tác giáo dục nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về tầm quan trọng của việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Từ đó, xác định rõ hơn trách nhiệm của mình đối với vận mệnh của Đảng, của dân tộc ta trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

..............., ngày...tháng...năm...

Người báo cáo

Đánh giá bài viết
1 25.191
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi