Top 6 Bài viết về ngày Thương binh liệt sỹ 2024

Bài viết về ngày Thương binh liệt sỹ 2024 - Ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7 hàng năm là dịp để mọi người dân trên cả nước thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, lòng quý trọng và biết ơn đến với những chiến sỹ đã hy sinh vì nền độc lập, tự do và thống nhất của Tổ quốc. Nhân dịp kỉ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sỹ Việt Nam 2024, Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc những bài viết hay về ngày thương binh liệt sỹ, những câu nói hay về anh hùng liệt sỹ như một món quà tri ân tinh thần ý nghĩa ngày 27/7. Mời các bạn cùng tham khảo.

Bài viết về ngày Thương binh liệt sỹ 2024

1. Ngày Thương binh - Liệt sĩ 2024

Ngày Thương binh - Liệt sĩ hàng năm được quy định là ngày 27/7. Như vậy ngày 27/7/2024 năm nay rơi vào ngày thứ bảy nên rất thuận tiện cho người dân thể hiện truyền thống đền ơn đáp nghĩa nghĩa như đi viếng nghĩa trang liệt sĩ hay thăm gia đình mẹ Việt Nam anh hùng.

2. Bài viết hay về các anh hùng liệt sỹ

Mỗi khi tháng 7 về cả nước lại bồi hồi cảm xúc khi nghĩ về ngày kỉ niệm Thương binh liệt sĩ 27/7. Chiến tranh dù đã đi qua rất lâu nhưng những vết thương nó để lại vẫn khiến mỗi chúng ta không khỏi xót xa khi nghĩ về những người chiến sĩ đã hy sinh tuổi xuân để bảo vệ tổ quốc. Những người con anh dũng của đất nước, có người còn sống nhưng cũng có người đã nằm lại với đất mẹ thân yêu. Nhưng những chiến công và tên tuổi của các anh đã trở thành bất tử, khắc ghi vào lịch sử dân tộc và mãi mãi được thế hệ những người Việt Nam tưởng nhớ.

Trong suốt chiều dài lịch sử “sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa”, trải qua hàng nghìn năm văn hiến, dựng nước và giữ nước, nhân dân ta với tinh thần yêu nước nồng nàn, đã đoàn kết một lòng, không quản gian khổ, hy sinh, kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập, tự do, và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Trong các cuộc đấu tranh đó, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc đã hiến dâng tuổi thanh xuân, sẵn sàng xả thân cho Tổ quốc, dũng cảm chiến đấu, anh dũng hy sinh hoặc mang thương tật suốt đời. Máu đào và sự cống hiến, hy sinh cao cả của các thương binh, liệt sĩ để đất nước ta nở hoa độc lập, kết trái tự do.

Trước những mất mát, hi sinh của các thương binh, liệt sỹ cho dân tộc Việt Nam, trong suốt thời gian dài từ trước đến nay, Đảng, Nhà nước ta luôn chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của các thế hệ đối với liệt sỹ, gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng. Sự cống hiến, hy sinh của họ cho độc lập, tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân là vô giá, không chỉ cho ngày hôm qua, hôm nay mà còn cho muôn đời con, cháu mai sau.

Bởi vậy, việc chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công là nghĩa vụ, trách nhiệm và niềm vinh dự của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và của mọi người, của thế hệ hôm nay. Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn ”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”, nhân dịp kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ, chúng ta những người dân Việt Nam một lần nữa xin được kính cẩn nghiêng mình dâng lên các Anh hùng liệt sỹ ngọn nến tri ân, những vòng hoa tươi thắm, thắp nén tâm nhang xin bày tỏ lòng thành kính, thể hiện lòng biết ơn vô hạn đến các anh – những người con bất tử, đã hi sinh cho Tổ quốc. Vinh quang của dân tộc Việt Nam ngày hôm nay không ai khác chính các anh, các chị là những người đã tạo nên. Tổ quốc, nhân dân Việt Nam tự hào về các anh – những người anh hùng của dân tộc Việt Nam.

Sức mạnh đoàn kết của Dân tộc trong bối cảnh vô vàn thách thức ấy còn được thể hiện qua ý chí tự lực, tự cường, nhiều thương binh, bệnh binh, thân nhân Liệt sĩ và gia đình người có công. Đó là những tấm gương vượt lên thương tật, khó khăn, hòa mình vào cuộc sống, tiếp tục cống hiến sức lực, trí tuệ trong lao động, sản xuất, công tác, chiến đấu, học tập..., góp phần bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.Chúng ta chứng kiến thời gian qua xuất hiện nhiều tấm gương trong gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình chính sách đã vượt lên hoàn cảnh khó khăn, sản xuất, kinh doanh giỏi, phụng dưỡng cha mẹ già, nuôi dạy con, cháu trưởng thành, đồng thời tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, các cuộc vận động và phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, lan tỏa tình yêu thương, nhân ái trong xã hội. Vô vàn câu chuyện xúc động của gia đình thương binh, liệt sỹ với những tấm gương bình dị mà cao cả, tỏa sáng, nhất là trong những lúc thiên tai, dịch bệnh, góp phần làm rạng rỡ, vinh danh hai tiếng Việt Nam, được bạn bè quốc tế trân trọng ghi nhận và khâm phục đất nước Việt Nam, con người Việt Nam.

Đạo lý truyền thống tốt đẹp nghìn đời của Dân tộc Việt Nam luôn chú trọng “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”, 77 năm qua, rất nhiều phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Chúng ta đã huy động được nguồn lực to lớn của nhà nước và cộng đồng nhằm thực hiện nhiều chương trình có ý nghĩa như: Nhà tình nghĩa; Quỹ “đền ơn đáp nghĩa”; Sổ tiết kiệm tình nghĩa; Phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng…

Những hoạt động này thể hiện tình cảm, trách nhiệm, mang lại hiệu quả to lớn về chính trị- xã hội. Công tác “đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc, nâng cao đời sống các hộ gia đình người có công với nước đã đi sâu vào tâm khảm mỗi người dân, như lẽ tự nhiên nhất, tạo nên sức mạnh đoàn kết toàn xã hội. Qua đó đã khơi dậy lòng yêu nước, củng cố nền tảng đại đoàn kết dân tộc và phát huy truyền thống đạo lý của đất nước.

Trước khi đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt chú ý căn dặn trong bản Di chúc: “Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình. Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn, chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần “tự lực cánh sinh”. Đối với các liệt sĩ ở mỗi địa phương, cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta. Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh, liệt sĩ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa phương phải giúp đỡ cho họ có công ăn việc làm thích hợp, quyết không để họ bị đói rét”.

Thực hiện Di chúc của Người, thế hệ trẻ sẽ mãi ghi nhớ, sẽ mãi tự hào về ý chí quật cường của các thế hệ cha ông đã viết nên những bản hùng ca “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, mang lại độc lập, hoà bình hôm nay.

3. Cảm nghĩ về ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

Mỗi khi tháng 7 về cả nước lại bồi hồi cảm xúc khi nghĩ về ngày kỉ niệm Thương binh liệt sĩ 27/7. Chiến tranh dù đã đi qua rất lâu nhưng những vết thương nó để lại vẫn khiến mỗi chúng ta không khỏi xót xa khi nghĩ về những người chiến sĩ đã hy sinh tuổi xuân để bảo vệ tổ quốc. Những người con anh dũng của đất nước, có người còn sống nhưng cũng có người đã nằm lại với đất mẹ thân yêu. Nhưng những chiến công và tên tuổi của các anh đã trở thành bất tử, khắc ghi vào lịch sử dân tộc và mãi mãi được thế hệ những người Việt Nam tưởng nhớ.

Ăn quả phải nhớ người trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” là truyền thống đạo lý nhân ái có từ ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Truyền thống tốt đẹp này đã và đang được nhân dân ta phát huy từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương tiêu biểu nhất.

Trước những mất mát, hi sinh của các thương binh, liệt sỹ cho dân tộc Việt Nam, trong suốt thời gian dài từ trước đến nay, Đảng, Nhà nước ta luôn chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của các thế hệ đối với liệt sỹ, gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng. Sự cống hiến, hy sinh của họ cho độc lập, tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân là vô giá, không chỉ cho ngày hôm qua, hôm nay mà còn cho muôn đời con, cháu mai sau.

Bởi vậy, việc chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công là nghĩa vụ, trách nhiệm và niềm vinh dự của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và của mọi người, của thế hệ hôm nay. Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn ”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”, nhân dịp kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ, chúng ta những người dân Việt Nam một lần nữa xin được kính cẩn nghiêng mình dâng lên các Anh hùng liệt sỹ ngọn nến tri ân, những vòng hoa tươi thắm, thắp nén tâm nhang xin bày tỏ lòng thành kính, thể hiện lòng biết ơn vô hạn đến các anh – những người con bất tử, đã hi sinh cho Tổ quốc. Vinh quang của dân tộc Việt Nam ngày hôm nay không ai khác chính các anh là những người đã tạo nên. Tổ quốc, nhân dân Việt Nam tự hào về các anh – những người anh hùng của dân tộc Việt Nam!

4. Cảm nghĩ về ngày 27/7

Chiến tranh đã đi qua nhiều năm nhưng những hậu quả và dư âm của nó còn sót lại vẫn rất lớn lao và khốc liệt, ghi dấu mãi mãi trong tâm trí mỗi thế hệ người dân Việt Nam, ngày 27/7 lại đang đến gần, đó là ngày mà nhân dân cả nước đã giành riêng để tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống hy sinh vì đất nước, vì độc lập tự do. Các anh ra đi vì những mục tiêu cao đẹp và ngã xuống hào hùng, bàn tay của giặc đã tàn phá dày xéo đất nước nhưng không bao giờ làm thay đổi được bản chất của con người Việt Nam. “Uống nước nhớ nguồn”, đó là đạo lý tốt đẹp của dân tộc, và chúng ta có được hòa bình độc lập như ngày hôm nay chính là nhờ một phần lớn công lao của các thế hệ đi trước. Hãy cùng tưởng niệm các anh hùng dân tộc.

Không ai chọn cho mình cách chết, cũng không ai muốn mình phải chết và không có cái chết nào có ý nghĩa bằng được sống. Nhưng khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả của tổ tiên ta bị uy hiếp, cha mẹ, anh em, vợ con, thân thích, họ hàng bị đe dọa, của cải, ruộng nương làng mạc bị xâm chiếm thì lựa chọn cái chết để đất nước được trường tồn là một lựa chọn vinh quang và cao cả. Mỗi một thân xác nằm xuống, mỗi một phần thi thể mất đi là một ánh hào quang soi sáng hơn con đường xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đó là những dòng chữ bằng vàng khắc sâu vào lịch sử 4 nghìn năm dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc.

Đất nước đã hòa bình, nhưng chiến tranh chưa hẳn đã lùi xa, hàng ngày hàng giờ các thế lực thù địch, phản động lưu vong vẫn nhăm nhe chia cắt đất nước, những loại tội phạm nguy hiểm vẫn chực chờ cơ hội, thiên tai lũ lụt vẫn hoành hành.

Thấu hiểu những hy sinh to lớn đó, Bác Hồ đã viết: “Máu đào của các liệt sỹ đã nhuộm lá cờ cách mạng càng thêm đỏ chói. Sự hy sinh của các liệt sỹ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do”. Cho nên đối với “những người con trung hiếu ấy, Chính phủ và đồng bào phải báo đáp thế nào cho xứng đáng”, và Người giải thích: “Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy, mọi người phải luôn luôn học tập tinh thần dũng cảm của các liệt sỹ để vượt qua tất cả khó khăn, gian khổ hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sỹ đã để lại”.

“Ngày 27/7 đã đi vào lịch sử đất nước như một dấu ấn nhắc nhở mọi người về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc Việt Nam.

Vì Tổ quốc, vì Nhân dân, rất nhiều người con của dân tộc, trong đó có những con người tuổi đời mới mười chín, đôi mươi như là Đặng Thùy Trâm và Nguyễn Văn Thạc…đã để lại phía sau hạnh phúc riêng tư, những trang sách, giảng đường… sẵn sàng lên đường đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Để đất nước được giải phóng, được thống nhất như ngày hôm nay, rất nhiều người đã anh dũng hy sinh hay để lại một phần thân thể ở chiến trường. Họ sống và chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “tất cả vì Tổ quốc thống nhất ”.

Xin được gửi lời tri ân thành kính tới các thế hệ đã chiến đâu vì độc lập tự do, vì sự bình yên cho Tổ quốc hôm nay. Sống trong cảnh hòa bình, được cất tiếng hát ca sẽ không quên mảnh đất dưới chân mình đã thấm đượm mồ hôi, xương máu của cha anh đi trước, và xin nguyện sống xứng đáng với những kỳ vọng của các thế hệ đi trước.

5. Bài viết tri ân các anh hùng liệt sỹ ngày 27/7

Chiến tranh đã đi qua nhiều năm nhưng những hậu quả và dư âm của nó còn sót lại vẫn rất lớn lao và khốc liệt, ghi dấu mãi mãi trong tâm trí mỗi thế hệ người dân Việt Nam, ngày 27/7 lại đang đến gần, đó là ngày mà nhân dân cả nước đã giành riêng để tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống hi sinh vì đất nước, vì độc lập tự do. Các anh ra đi vì những mục tiêu cao đẹp và ngã xuống hào hùng, bàn tay của giặc đã tàn phá dày xéo đất nước nhưng không bao giờ làm thay đổi được bản chất của con người Việt Nam. Uống nước nhớ nguồn, đó là đạo lí tốt đẹp của dân tộc, và chúng ta có được hòa bình độc lập như ngày hôm nay chính là nhờ một phần lớn công lao của các thế hệ đi trước. Hãy cùng tưởng niệm các anh hùng dân tộc.

Không ai chọn cho mình cách chết, cũng không ai muốn mình phải chết và không có cái chết nào có ý nghĩa bằng được sống. Nhưng khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả của tổ tiên ta bị uy hiếp, cha mẹ, anh em, vợ con, thân thích, họ hàng bị đe doạ, của cải, ruộng nương làng mạc bị xâm chiếm thì lựa chọn cái chết để đất nước được trường tồn là một lựa chọn vinh quang và cao cả. Mỗi một thân xác nằm xuống, mỗi một phần thi thể mất đi là một ánh hào quang soi sáng hơn con đường xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đó là những dòng chữ bằng vàng khắc sâu vào lịch sử 4 nghìn năm dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc.

Đất nước đã hòa bình, nhưng chiến tranh chưa hẳn đã lùi xa, hàng ngày hàng giờ các thế lực thù địch, phản động lưu vong vẫn nhăm nhe chia cắt đất nước, những loại tội phạm nguy hiểm vẫn chực chờ cơ hội, thiên tai lũ lụt vẫn hoành hành.

Thấu hiểu những hy sinh to lớn đó, Bác Hồ đã viết: "Máu đào của các liệt sĩ đã nhuộm lá cờ cách mạng càng thêm đỏ chói. Sự hy sinh của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do". Cho nên đối với "những người con trung hiếu ấy, Chính phủ và đồng bào phải báo đáp thế nào cho xứng đáng", và Người giải thích: "Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy, mọi người phải luôn luôn học tập tinh thần dũng cảm của các liệt sĩ để vượt qua tất cả khó khăn, gian khổ hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sĩ đã để lại".

"Ngày 27/7 đã đi vào lịch sử đất nước như một dấu ấn nhắc nhở mọi người về truyền thống "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ người trồng cây" của dân tộc Việt Nam.

Vì tổ quốc, vì nhân dân, rất nhiều người con của dân tộc, trong đó có những con người tuổi đời mới mười chín, đôi mươi đã để lại phía sau hạnh phúc riêng tư, những trang sách, giảng đường… sẵn sàng lên đường đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Để đất nước được giải phóng, được thống nhất như ngày hôm nay, rất nhiều người đã anh dũng hy sinh hay để lại một phần thân thể ở chiến trường. Họ sống và chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp “không có gì quý hơn độc lập tự do”, “ tất cả vì Tổ quốc thống nhất ”.

Con xin được gửi lời tri ân thành kính tới các thế hệ đã chiến đâu vì độc lập tự do, vì sự bình yên cho Tổ quốc hôm nay. Sống trong cảnh hòa bình, được cất tiếng hát ca sẽ không quên mảnh đất dưới chân mình đã thấm đượm mồ hôi, xương máu của cha anh đi trước, và xin nguyện sống xứng đáng với những kỳ vọng của các thế hệ đi trước.

Hồn thiêng dân tộc đã che chở cho đất nước luôn thái bình, cầu mong những phần mộ liệt sĩ thất lạc tìm thấy và an nghỉ, xin chúc những bác thương binh đều có cuộc sống ổn định và được đền đáp xứng đáng khi đã cống hiến tuổi xuân cho đất nước. Kính chúc các mẹ Việt Nam anh hùng luôn mạnh khỏe. Chúng con trân trọng giá trị hòa bình ngày hôm nay!.

XX mùa thu đi qua là XX mùa tri ân, ngày 27/7 trở thành ngày mà những người còn sống mãi mãi không được quên, không thể quên. Mặt khác, phải thể hiện lòng tri ân một cách thiết thực, hiệu quả thường xuyên, coi việc mình làm cho thân nhân liệt sĩ, thương binh là làm thay những người con ưu tú đã hi sinh vì Tổ quốc, vì mình, vì cả dân tộc Việt Nam. Mỗi một người trẻ hôm nay hãy sống sao cho xứng đáng với sự ra đi của các anh, hãy tự răn mình bằng những việc làm hữu ích cho non sông đất nước.

Bài viết vè ngày 27/7

6. Bài viết về ngày Thương binh liệt sỹ 27/7

Những ngày tháng Bảy, cả nước lại lặng mình tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh cho ngày hòa bình, độc lập và tri ân cho người trở về sau đạn bom khói lửa, gửi lại một phần máu xương nơi chiến trường để bảo vệ bình yên cho Tổ Quốc, cho nhân dân. Chiến tranh đã lùi xa nhưng hình ảnh các anh vẫn sống mãi trong lòng đất mẹ, sống mãi trong các thế hệ chúng tôi hôm nay và mai sau.

Chúng tôi là những người may mắn và hạnh phúc sinh ra trong thời bình nhưng qua những nhân chứng lịch sử, qua trang sử hào hùng chúng tôi luôn tự hào về các anh. Các anh ra đi để lại sự hòa bình cho Tổ quốc. Những lần đến viếng đền thờ các anh hùng liệt sỹ là từng ấy lần tôi không thể không rơi lệ, giọt nước mắt để tưởng nhớ về những người đã quên mình để bảo vệ cho Tổ quốc. Thương lắm khi trên đất nước này thân xác các anh đã không còn nguyên vẹn, từng mảnh, từng mảnh đã hòa cùng cây cỏ, đất trời. Thương lắm, những cánh thư viết vội cho người thân của các anh chưa tìm được địa chỉ…. Hầu hết các anh đã tiên đoán được cái chết sẽ đến với mình bất cứ lúc nào, nhưng các anh vẫn tràn đầy niềm lạc quan, yêu đời vì các anh biết rằng mình đã góp được phần nhỏ bé để bảo vệ cho Tổ quốc thân yêu, cho người thân được an toàn. Và trong thâm tâm các anh luôn chắc chắn một điều rằng rồi đây nước nhà sẽ độc lập – ngày ấy sẽ không còn xa.

Mỗi năm cứ đến ngày 27/7, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cả nước lại tưởng nhớ đến các anh hùng thương binh liệt sỹ và thêm tự hào về bước phát triển của công tác chăm sóc thương binh, liệt sỹ theo tư tưởng và sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cứ hàng năm vào ngày này tháng này, từ già tới trẻ từ bắc chí nam, từ ngược tới xuôi tất cả đều hướng con người và trái tim của mình về những người thương binh liệt sĩ-những người đã hi sinh cả tuổi thanh xuân-cái tuổi đẹp nhất của đời người cho đất nước, cho thế hệ con em chúng ta, sử sách không ghi hết được sự hi sinh cao cả của họ, chỉ có lòng thành kính nhớ ơn mới là đáng quý. Trong đó có những người tuổi đời còn rất trẻ đã gạt lại phía sau những hạnh phúc riêng tư, nguyện đem thân mình dâng hiến cho Tổ quốc. Biết bao người đã mãi mãi nằm lại trong lòng đất mẹ, hay để lại một phần thân thể, đã hy sinh máu xương vì lý tưởng cao đẹp, như anh hùng lực lượng vũ trang, liệt sỹ, bác sỹ Đặng Thuỳ Trâm đã viết: "Hãy giữ vững tinh thần của người cộng sản, tinh thần trong suốt như pha lê, cứng rắn như kim cương và chói lọi muôn nghìn hào quang của lòng tin tưởng ...".

Đây không chỉ là ngày chúng ta ghi nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ, những thương binh đã anh dũng chiến đấu với giặc để giành lại độc lập tư do cho dân tộc, đây cũng là dịp để chúng ta có thể giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta, và cần phải làm cho thế hệ trẻ hiểu được công ơn to lớn của những anh hùng liệt sĩ, những thương binh cựu chiến bình. Một lần nữa mong các anh hùng liệt si hãy an nghỉ nơi chính suối, Tổ quốc sẽ mãi ghi nhớ công ơn của các anh, và mong một điều nữa, các anh sẽ nhanh chống được người thân tìm và đưa về quê hương yêu dấu của mình một lần ra đi mà vẫn chưa trở lại.

Giờ đây chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng, nhưng mỗi tấc đất của quê hương đã chứa đựng tâm hồn và thể xác của các anh, để bây giờ chúng tôi, những người thanh niên Việt Nam được sống trong hòa bình, ấm no và hạnh phúc. Chúng tôi sẽ nguyện bước tiếp con đường mà các anh đã chọn, sống, lao động và học tập thật tốt để xứng đáng với những hy sinh to lớn của các anh.

7. Bài cảm nhận về ngày Thương binh liệt sỹ

Chiến tranh đã qua đi, đất nước hòa bình, nhưng những đau thương mất mát mà chiến tranh để lại thì không gì bù lấp được. Chúng ta chỉ biết tưởng nhớ những người đã khuất, đã bị thương trong cuộc chiến bằng lòng biết ơn, sự kính trọng lớn lao. Hàng năm, cứ đến ngày 27/7, đồng bào cả nước, lại nhớ về những người lính đã quên mình vì hạnh phúc của nhân dân, vì tương lai của đất nước.

Lịch sử dân tộc Việt Nam đã đặt các thế hệ thanh niên vào vị trí đặc biệt. Đó là vị trí chiến đấu và chiến thắng những kẻ thù hung bạo nhất của thế kỷ XX. Theo tiếng gọi của Tổ quốc, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc ta, mà phần lớn là thanh niên đã hiến dâng tuổi thanh xuân và cả cuộc sống của mình cho quê hương, đất nước. Các anh, các chị, có người đã ngã xuống trên chiến trường, hoặc khi trở về mang trên mình những thương tích của chiến tranh. Hàng triệu thân nhân liệt sỹ, những người vợ khắc khoải chờ chồng, những người mẹ mòn mỏi chờ mong những đứa con mãi mãi không về…

Trên những triền dốc nho nhỏ, bóng rừng thông nghiêng mình phủ lên những nấm mồ thẳng tắp, cái có tên, năm sinh, quê quán, cái chưa xác định được tên tuổi…các anh đã quy tập về đây sau khi oanh liệt ngã xuống tại chiến trường....

Dâng nén hương thơm mà khóe mắt cay cay, cắm xuống mộ phần nhỏ xinh của các anh mà lòng bùi ngùi thương xót, những ngày này các anh có thêm nhiều hoa tươi, nến sáng, từng đoàn người tấp nập viếng thăm nhưng làm sao bù đắp được tuổi xuân các anh đã hiến dâng cho đất nước này!

Chính mảnh đất khắc nghiệt này là nơi an nghỉ của hơn XX anh hùng liệt sĩ từ khắp mọi miền Tổ quốc, chưa kể tỉnh XX còn hơn XX nghĩa trang liệt sĩ cấp xã, phường khác. Trong số ấy, có những con người mãi mãi “vô danh” trên bia mộ, có lẽ tên anh đã hòa với hai từ Tổ quốc thiêng liêng!

Cảm ơn những ngày này để những người sống trong nền hòa bình độc lập kín cẩn nghiêng mình trước vong linh các anh hùng liệt sĩ, để mỗi chúng ta tự soi rọi lại chính mình, để thế hệ trẻ tự hào về sự nghiệp của cha ông, lấy đó làm động lực phấn đấu rèn luyện tu dưỡng xây dựng quê hương đất nước.

Bởi thế, bởi chiến tranh đâu phải trò đùa như nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn đã viết trong ca khúc bất hủ “Mùa xuân”. Có đi qua những ngày mưa mới biết trân quý giá trị của ngày nắng, có kinh qua đau thương mất mát của chiến tranh mới biết quý trọng giây phút hòa bình.

Sự hy sinh không thể tả xiết ấy nhắc nhở cho hậu thế phải tiếp bước tiền nhân bảo vệ non sông nước Việt khỏi các thế lực ngoại bang, để không hỗ thẹn với vong linh các anh hùng liệt sĩ. Như chủ tich Hồ Chí Minh nhắn nhủ “Các vua Hùng đã có công dự nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Chiến tranh đã khiến hàng lớp lớp những người con đất Việt ra đi không bao giờ trở lại, có những cuộc chia ly đã trở thành một phần của lịch sử, không ít trong số ấy vẫn chưa tìm thấy hài cốt. Những chiến binh còn sống dẫu mang trong mình những mảnh đạn, mảnh bom nhưng họ không hề gục ngã trước nỗi đau thể xác mà vẫn hừng hực khí thế góp công sức xây dựng quê hương.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
40 23.306
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm