Kin tết bươn chét nghĩa là gì?

Kin tết bươn chét nghĩa là gì? Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trên dải đất hình chữ S, mỗi dân tộc lại có một nền văn hóa, tiếng nói và chữ viết riêng. Vì thế, có rất nhiều ngôn ngữ mang bản sắc dân tộc mà cá nhân từng người chưa biết đến. Câu nói Kin tết bươn chét nghĩa là gì? Đây cũng là thắc mắc nhận được nhiều sự quan tâm của bạn đọc những ngày gần đây. Để tìm hiểu rõ hơn về ý nghĩa câu nói này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây cùng HoaTieu.vn.

Phong tục ăn rằm tháng bảy của người dân tộc
Phong tục ăn rằm tháng bảy của người dân tộc

1. Kin tết bươn chét nghĩa là gì?

Trong tiếng Tày "Kin tết bươn chét" có nghĩa là: Ăn rằm tháng bảy.

Đối với dân tộc Tày, Nùng, Lễ rằm tháng 7 được coi là một trong những ngày lễ lớn nhất trong năm. Đặc biệt đối với những khu vực vùng cao, ít người sinh sống, nếp văn hóa của người Tày vẫn được lưu truyền thì họ coi Lễ rằm tháng bảy, Tết thanh minh, Tết Nguyên đán là những ngày lễ lớn nhất của năm và tổ chức đón tết, ăn cỗ rất lớn.

Chẳng thế mà người Cao Bằng (vùng đất có đông người dân tộc Tày sinh sống) có câu “Tết tháng Giêng hẹn từ tháng 7” và tết tháng 7 người Cao Bằng cũng hẹn từ tháng Giêng.

Ở dân tộc Tày có tập tục người mất chỉ cúng trong 3 năm đầu, sau đó sẽ không tổ chức cúng giỗ nữa. Chỉ đến những ngày lễ, tết, 15 hay mồng 1 âm hàng tháng, gia chủ mới thắp hương, làm mâm cơm dâng lên ban thờ tổ tiên để tưởng nhớ người đã khuất.

Vì vậy, vào dịp ngày rằm tháng 7 vừa là ngày lễ lớn để tưởng nhớ về cội nguồn, lại vừa là dịp để con cháu đi làm ăn xa quây quần, hội tụ bên gia đình, báo hiếu cho cha mẹ, ông bà.

2. Kin tết bươn chét ăn rằm tháng bảy là gì?

Hình ảnh mâm cơm ngày rằm tháng bảy của người Tày không thể thiếu được món vịt nướng lá mắc mật.
Hình ảnh mâm cơm ngày rằm tháng bảy của người Tày không thể thiếu được món vịt nướng lá mắc mật.

Rằm tháng Bảy người Tày, Nùng cũng có tín ngưỡng cúng Xá tội vong nhân, mọi thủ tục và nghi thức cúng bái cũng được tổ chức, tiến hành giống như người Kinh.

Nói đến nơi người dân tộc Tày sinh sống đông đảo thì không thể không kể đến Cao Bằng. Tại vùng đất này, người Tày có cuộc sống ngày càng hiện đại, phát triển nhưng vẫn lưu giữ những nét văn hóa đậm đà bản sắc từ lâu đời cho đến ngày nay.

Người dân tộc Tày quan niệm rằng con vịt là vị sứ giả của mường trần gian với mường trời. Vịt có công cõng gà trống vượt biển để đi cống cho sứ mường trời vào ngày rằm tháng Bảy hằng năm. Món ăn không thể thiếu trong dịp rằm tháng 7 ở Cao Bằng là thịt vịt quay lá mắc mật hay canh vịt nấu măng. Hai món ăn đều là đặc sản vùng núi của người dân tộc và được nhiều du khách cả trong và ngoài nước khen ngợi.

"Bươn Chiêng kin nựa Cáy, bươn Chất kin nựa Pết" có nghĩa là "Tết tháng Giêng ăn thịt gà, tết tháng Bảy ăn thịt vịt". Đây cũng là câu nói cửa miệng quen thuộc của người Tày khi kể về các món ăn đặc trưng của dân tộc mình trong dịp lễ tết.

3. Nguồn gốc Kin tết bươn chét?

Hình ảnh bánh gai đặc trưng trong phong tục "Pây Tái" của người Tày, Nùng
Hình ảnh bánh gai đặc trưng trong phong tục "Pây Tái" của người Tày, Nùng

Kin tết bươn chét - Ăn rằm tháng bảy ở dân tộc Tày có nhiều ý nghĩa khác nhau.

Theo cụ Vương Hùng, 85 tuổi, người dân tộc Tày bản địa, nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Cao Bằng thì rằm tháng 7 ở Cao Bằng mang nhiều ý nghĩa.

Đầu tiên, đây là dấu mốc quan trọng của quá trình sản xuất trong năm. Mùa này, bà con thu hoạch xong vụ lúa chiêm, vụ ngô và cấy xong vụ mùa. Việc lao động sản xuất thảnh thơi, chỉ cần làm cỏ, chăm bón chờ đến ngày thu hoạch. Vì thế, bà con mở tiệc ăn mừng, làm cỗ thắp hương mời tổ tiên về chứng kiến và mong tổ tiên phù hộ cho mưa thuận gió hòa, cây lúa sinh trưởng tốt tươi, vụ này trúng mùa.

Ý nghĩa thứ 2 của rằm tháng 7 là tưởng nhớ vong linh những chiến binh của nghĩa quân Nùng Chí Cao - một anh hùng dân tộc Tày sống ở thời nhà Lý thế kỷ XI.

Nùng Trí Cao là con của một thủ lĩnh địa phương, được triều đình nhà Lý đào tạo, giao quyền cai quản, bảo vệ biên cương phía Bắc của Tổ quốc trước sự xâm lấn của nhà Tống ở phương Bắc. Trong một trận chiến ác liệt ở Tổng Quỷ, gần cửa khẩu Tà Lùng, huyện Phục Hoà (Cao Bằng), nhiều quân binh của Nùng Trí Cao tử trận.

Vì thế nhân dân thương tiếc lấy ngày 14/7 làm ngày giỗ của quân binh. Trong ngày này, người dân thường làm “péng tái” (người Kinh gọi là bánh gai) để cúng vong hồn binh sỹ. “Péng Tái” dịch ra nguyên nghĩa là bánh đưa đường. Tương truyền khi quân của Trí Cao lên đường đánh giặc, đi đến đâu, người dân cũng làm bánh gai cho quân sỹ làm lương thực.

Người Cao Bằng còn có tục “Pây Tái” trong dịp rằm tháng 7. Đó là dịp những cô con gái đi lấy chồng về thăm cha mẹ, gia đình. Quà cho cha mẹ thường là một đôi vịt béo, một chục bánh gai. Ngày Tết, cả gia đình quây quần bên mâm cơm ấm cúng thưởng thức những món ăn đặc sản của địa phương. Món ăn không thể thiếu trong dịp rằm tháng 7 ở Cao Bằng là thịt vịt quay lá mác mật với bún trắng, canh thịt vịt nấu măng.

4. Kin hi tua ma đăm ăn rằm tháng bảy là gì?

Kin hi tua ma đăm trước kia được chia sẻ với nghĩa là ăn rằm tháng 7 với ý nghĩa trêu đùa. Vì vậy, nếu bạn được nghe người dân tộc giải thích rằng Kin hi tua ma đăm với nghĩa ăn rằm tháng bảy là người ta đang trêu đùa bạn đấy.

Theo chia sẻ của bạn Hoàng Vương, một người dân tộc Tày sinh sống tại Cao Bằng thì nghĩa của từ Kin hi tua ma đăm rất bậy và dùng để chửi người khác.

Từ Kin có nghĩa là ăn, Hi là từ có nghĩa xấu, Tua có nghĩa là con, Ma là chó và Đăm có nghĩa là đen. Tổng hợp cả cụm từ thì là một câu nói bậy.

Cũng theo thông tin bạn Hoàng Vương chia sẻ thì ăn rằm tháng 7 tiếng Tày là "kin chất", tuy nhiên có lẽ do phát âm và tùy từng vùng miền mà nhiều nơi cũng gọi ăn rằm tháng 7 là Kin tết bươn chét (chia sẻ của một bạn dân tộc Tày ở Bắc Kạn).

Bài viết trên đã giải đáp cho thắc mắc về câu nói Kin tết bươn chét nghĩa là gì? Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
12 2.758
2 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
  • Anh Tâm
    Anh Tâm

    Hò ma tăn = thằng này giỏi => khen tác giả

    Thích Phản hồi 11/08/22
    • hoai le
      hoai le

      Ad đã đính chính như vậy là rất tốt! Chứ bài viết mà để nguyên cụm từ " kin hi tua ma đăm" giải thích với nghĩa " ăn rằm tháng bảy" như ban đầu thì dẫu có hay đến mấy cũng chỉ là " vớ vẩn",  không có sức thuyết phục!

      Lần sau, nên tìm hiểu kỹ hãy viết bài, hiểu không rõ thì đừng dùng từ đó, đừng giải thích, kẻo sai lại càng sai! 

      Cảm ơn bạn Hoàng Vương đã giúp ad trả lại "sự trong sáng" cho tiếng Tày! 

      Chúc mọi người "kin chất" vui vẻ!

      Thích Phản hồi 13/08/22
      • Ban Quản Trị HoaTieu.vn
        Ban Quản Trị HoaTieu.vn

        Ban Quản Trị luôn ghi nhận sự đóng góp ý kiến của các bạn trên MXH để liên hệ bạn viết bài điều chỉnh thông tin kịp thời ạ. Cảm ơn các bạn đã đóng góp ý kiến để trang ngày càng hoàn thiện hơn. Chúc bạn một ngày nhiều niềm vui, làm việc hiệu quả và luôn ủng hộ cho MXH Hoatieu nhé.

        Thích Phản hồi 14/08/22
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm