Giáo án Tiếng việt lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục (Trọn bộ cả năm)

Tải về

Giáo án Tiếng việt lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục là mẫu giáo án bài giảng cả năm theo chương trình mới để các thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo.

Lưu ý: Do nội dung giáo án rất dài, nên mời các bạn bấm vào nút Tải về để xem đầy đủ Giáo án Tiếng việt lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục cả năm nhé.

Giáo án môn Tiếng việt sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục

Bài 1: Làm quen (Tiết 1)

I. Mục tiêu

- Nói và đáp lại được lời chào hỏi. Giới thiệu được tên mình với thầy cô giáo, các bạn; nghe, hiểu các hướng dẫn, yêu cầu, quy định của GV

- Gọi tên, phân biệt được đồ dùng, sách vở.

- Ngồi đúng tư thế khi đọc, viết, biết cầm bút đúng cách.

- Tô, viết được nét thẳng, nét ngang, nét xiên trái, xiên phải.

- HS có ý thức giữ gìn sách vở, đồ dùng HT

II. Đồ dùng dạy học

1. HS:

- SGK TV1 tập 1, vở BTTV 1 tập 1, vở tập viết, bút, phấn, bảng, giẻ lau.

2. GV:

- Như HS. Tranh minh họa tư thế ngồi viết.

III. Các hoạt động dạy- học:

1. Khởi động:

- Cả lớp hát bài: Rửa mặt như mèo

2. Hoạt động chính:

a. Chào hỏi, làm quen thầy cô và các bạn:

- GV hướng dẫn HS tư thế đứng dậy chào, cách chào: HS làm vài lần.

- GV giới thiệu tên mình: 1 số HS nhắc lại tên cô.

- GV lưu ý HS cách trả lời đầy đủ câu: Thưa cô, cô tên là…ạ!

- GV hỏi tên 1 số bạn. GV lưu ý HS cách trả lời đầy đủ câu: HS trả lời: Thưa cô, e, tên là…ạ!

- GVHDHD làm quen với nhau: 2 HS lên bảng làm mẫu:

HS1: Chào bạn, mình tên là …bạn tên là gì?

HS 2: Mình tên là …

+ HS đổi vai cho nhau

+ HS thực hành trong nhóm.

- GV nhận xét. Lưu ý HS thái độ khi làm quen.

b. Làm quen với đồ dùng, sách vở:

- Gv giới thiệu quyển sách TV 1:

+ Đây là sách gì?

+ Sách TV dùng để làm gì?

- HS lấy sách TV để lên bàn

…dùng để học

- GV giới thiệu qua công dụng của sách TV

- GV giới thiệu tương tự vở BTTV, đồ dùng học môn TV.

+ Để sách vở. đồ dùng học tập được bền đẹp, chúng ta cần phải làm gì?

+ HS trả cá nhân lời theo hiểu biết

- GV nhận xét, GV hướng dẫn ý thức giữ gìn sách vở, đồ dùng HT

c. Giới thiệu tư thế ngồi đọc, viết, cách cầm bút.

- GV giới thiệu tranh tư thế ngồi học đúng

- GV hướng dẫn, làm mẫu tư thế ngồi đọc, viết

- HS quan sát

- GV chỉnh sửa cho HS

- GV hướng dẫn HS cách cầm bút

- HS thực hành

- GV quan sát, chỉnh sửa.

TIẾT 2

I. Tập viết nét thẳng, nét ngang, nét xiên trái, nét xiên phải

1. GV giới thiệu các nét

- GV hướng dẫn HS với các ô vuông, dòng kẻ li.

- GV giới thiệu các nét ẩn trong tranh vẽ.

b.GV hướng dẫn HS viết các nét thẳng, nét ngang, nét xiên trái, nét xiên phải vào bảng con

- GV hướng dẫn HS viết nét thẳng: HS quan sát

- GV lưu ý HS tọa độ các nét, điểm đặt bút, dừng bút.

- GV quan sát, uốn nắn cho HS.

- GV nhận xét.

- GV HS tương tự với các nét còn lại.

2. HDHS viết vở tập viết

- GV hướng dẫn HS viết, lưu ý HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, uốn nắn.

- HS viết vào vở TV.

- GV quan sát.

II. Củng cố, mở rộng, đánh giá:

- GV hướng dẫn HD cách chào hỏi các thầy cô giáo khác, các cô chú nhân viên trong trường: HS thực hành sắm vai

- GV chỉ các nét vừa học không theo thứ tự: HS đọc

- HS về nhà tìm các nét ẩn trong đồ vật. Trao đổi với người thân về sách vở, đồ dùng học tập cũng như công dụng của chúng

- GVNX giờ học.

* Điều chỉnh, bổ sung tiết dạy

.................................................................................................................................

Bài 2: Chữ cái a, b, c, d, đ, e - A, B, C, D, Đ, E

I. Mục tiêu:

Sau bài học, học sinh:

- Nhận biết được các chữ cái in thường a,b, c, d, đ, e và in hoa A, B, C, D, Đ, E

- Tô viết được các nét móc ngược, nét móc xuôi, nét móc 2 đầu.

II. Đồ dùng dạy học

1. HS:

Bộ ĐDTV, vở tập viết, bút, phấn, bảng, giẻ lau.

2. GV:

Bộ ĐDTV, Ti vi

III. Các hoạt động dạy- học:

TIẾT 1

1. Khởi động:

- GV cho HS chơi trò chơi: Thi kể nối tiếp: HS thi kể nhanh tên các bạn trong lớp theo hình thức nối tiếp. GV chia thành 2 đội, mỗi đội có 1 phút để kể, đội nào kể được nhiều hơn sẽ chiến thắng.

- GVNX. Tổng kết trò chơi

- GV giới thiệu vào bài, ghi bảng

a b c d đ e

A B C D Đ E

-HS đọc được các chữ cái in thường, in hoa

2. Hoạt động chính:

a. Tìm chữ cái trong tranh

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Chữ cái trốn ở đâu? Chẳng hạn:

+ GV: Có 6 chữ cái ẩn nấp trong căn bếp kì diệu, ví dụ chữ a đang trốn trong ấm trà.

+ HS mở SGK trang 12, quan sát tranh

- HS làm việc nhóm bàn, tìm các chữ cái ẩn trong tranh

- HS lên chỉ chữ và nêu tên chữ:

+ chỉ vào cái ấm nói : chữ a

+ chỉ vào lọ hoa nói: chữ d

……

- GV nhận xét.

b. GV giới thiệu các nét móc ngược, nét móc xuôi, nét móc 2 đầu

- GV giới thiệu các nét: HS quan sát

- GV chỉ cho HS đọc các nét: HS đọc

3. Tập viết các nét móc ngược, nét móc xuôi, nét móc 2 đầu vào bảng con

- GV hướng dẫn HS viết nét móc xuôi: HS quan sát, viết trên không trung

- GV lưu ý HS độ cao, rộng, tọa độ các nét, điểm đặt bút, dừng bút: nét móc ngược cao 2 li, rộng 1 li, …

- GV quan sát, uốn nắn cho HS: HS viết bảng con. HS nhận xét bài của 1 số bạn

- GV nhận xét.

- GV hướng dẫn tương tự với các nét còn lại.

TIẾT 2

1. Tìm và đọc chữ cái:

a. Chữ cái in thường:

- GV cho HS đọc các chữ cái: a, b, c, d, đ, e: HS đọc

- GV đọc tên chữ: HS lấy rồi đặt các chữ cái lên bàn, HS lấy nhanh chữ cô vừa đọc

b. Chữ cái in hoa: A, B, C, D, Đ, E

- GV chia nhóm 4, phát thẻ chữ hoa cho các nhóm, hướng dẫn HS thực hành. - - - HS làm việc theo nhóm: 1 em giơ chữ in hoa, HS khác đọc rồi lần lượt đổi cho nhau

- GV quan sát, hướng dẫn

- GV chỉ bảng các chữ in hoa không theo thứ tự: HS đọc

- GV giơ chữ thường và chữ hoa lần lượt với từng chữ: HS các nhóm tìm và giơ theo

- Cho các nhóm tìm nhanh các cặp sinh đôi: Các nhóm thi đua tìm nhanh, tìm đúng

- GV nhận xét

2. Hướng dẫn HS viết vở tập viết

- GV hướng dẫn HS viết, lưu ý HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút.

- HS viết vở TV

- GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ HS còn khó khăn khi viết và HS viết chưa đúng.

- GV nhận xét vở của 1 số HS

3. Củng cố, mở rộng, đánh giá:

- GV chỉ các nét, các chữ vừa học không theo thứ tự: HS đọc.

- HS về nhà tìm các nét, chữ cái ẩn trong đồ vật. xung quanh.

- GV nhận xét giờ học.

*Điều chỉnh, bổ sung tiết dạy:

.................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

1. Khởi động:

2. Hình thành kiến thức:

bàn là bát chè

bàn bát

an at

a-n-an a-t-at

G: Ghi đầu bài lên bảng:

Bài 26: an –at

bàn là bát chè

bàn bát

an at

3. Khám phá:

*Đọc từ ứng dụng:

Nhãn vở bờ cát

Nghỉ giãn cách

*.Tìm tiếng mới chứa vần an-at

*.Viết bảng con:

an,at,bàn là ,bát chè

4. Củng cố:

H: Hát

H: Học chơi trò chơi tìm tiếng có vần ia, ua ,ưa…

H+G: NX-ĐG

H: QS tranh (Bàn là)

H: Tìm tiếng đã học, tiếng chưa học

H: Phân tích tiếng rút ra vần mới (an)

H: QS tranh (Bát chè)

H: Tìm tiếng đã học ,tiếng chưa học

H:phân tích tiếng rút ra vần mới (at)

H: Luyện đọc bảng lớp (phân tích đọc trơn) vần tiếng từ. Luyện đọc cn-cặp–nhóm-đồng thanh

H: Đọc bài SGK(CN,Cặp đôi…)

H: Quan sát tranh (Nhãn vở ,Bờ cát)

H: Tìm tiếng ,từ chứa vần mới.

H: Phân tích tiếng vừa tìm được.

H: Luyện đọc lại.

H: Vận động-múa,hát

H: Tìm tiếng mới cài vào thẻ.

H: Luyện đọc lại tiếng vừa tìm được.

H: Đặt câu tiếng vừa tìm được.

H+G: Mô tả chữ trên không

H: QS giáo viết mẫu trên bảng

H: Viết vần ,từ vào bảng con

H+G: NX-ĐG

H: Học nhắc lại vần vừa học…(an,at)

Mời các bạn tham khảo các bài khác trong chuyên mục Giáo án - Bài Giảng của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 15.938
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm