(Đủ 3 chuyên đề) Giáo án chuyên đề Ngữ văn 12 Kết nối tri thức

Kế hoạch bài dạy chuyên đề Văn 12 KNTT

Giáo án chuyên đề Ngữ văn 12 Kết nối tri thức trong bài viết dưới đây là mẫu soạn giáo án môn Ngữ văn lớp 12 sách chuyên đề của bộ Kết nối tri thức. Kế hoạch bài dạy chuyên đề Ngữ văn 12 Kết nối tri thức được biên soạn bằng file word bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa mới lớp 12 môn Ngữ văn sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô trong công tác soạn giáo án cho năm học mới.

Giáo án chuyên đề 1 Ngữ văn 12 KNTT

Tìm hiểu tri thức tổng quát

(Thời gian thực hiện: 2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

− HS hiểu được khái niệm văn học hiện đại và nắm được các đặc trưng của văn học hiện đại.

− HS phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập cụ thể liên quan đến việc nghiên cứu văn học hiện đại.

− Khuyến khích HS đọc rộng hơn, sâu hơn về văn học hiện đại.

− HS biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.

− HS biết phối hợp với bạn cùng nhóm, thực hiện công việc trong nhóm nhỏ; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân.

− HS biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập.

− HS nắm được những kiến thức tổng quát về văn học hiện đại.

2. Phẩm chất

− Trung thực trong việc lắng nghe, ghi chép tóm tắt nội dung trình bày của người khác và nội dung góp ý về sản phẩm của bạn; tích cực tham gia hoạt động trong tiết học;…

− Chủ động, tự tin,...

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. GV:

− Chuyên đề học tập Ngữ văn 12 – SGK, Chuyên đề học tập Ngữ văn 12 – SGV.

− Một số tác phẩm hội hoạ hiện đại (được dùng làm tài liệu so sánh với các tác phẩm văn học hiện đại hoặc dùng để minh hoạ cho sự chi phối về một số nguyên tắc mĩ học chung trong đời sống văn học nghệ thuật).

− Phiếu học tập.

− Slide bài giảng (nếu có).

2. HS: Chuyên đề học tập Ngữ văn 12 – SGK, hồ sơ tài liệu, bảng biểu,… liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động mở đầu

a. Mục tiêu:

− HS có tâm thế hứng thú, sẵn sàng tiếp cận bài học, kích hoạt tri thức nền về văn học hiện đại.

− HS có sự liên hệ hiểu biết cá nhân với chuyên đề học tập.

− HS có định hướng học tập, hình dung được sản phẩm học tập cần làm.

− HS sẵn sàng làm việc theo nhóm học tập.

b. Nội dung: Trả lời câu hỏi khởi động.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Chuyển giao nhiệm vụ:

GV cung cấp một số hình ảnh và tên của các tác giả văn học, yêu cầu HS sắp xếp tên các tác giả thành hai nhóm và lí giải tại sao có thể sắp xếp được như vậy.

− Nguyễn Trãi

− Nguyễn Bính

− Hồ Xuân Hương

− Xuân Quỳnh

− Xuân Diệu

− Nguyễn Khuyến

Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ.

Báo cáo kết quả: HS báo cáo kết quả nhiệm vụ, HS khác nhận xét.

Đánh giá kết quả, đưa ra kết luận:

GV nhận xét, kết luận: Sở dĩ chúng ta có thể phân chia thành hai nhóm tác giả bởi sự khác biệt về thời gian lẫn thi pháp. Đó cũng là ranh giới cơ bản để phân biệt văn học trung đại và văn học hiện đại.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

a. Mục tiêu:

− HS có kiến thức tổng quát về văn học hiện đại.

− HS có năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác.

− HS chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập.

b. Nội dung: Tìm hiểu tri thức tổng quát về văn học hiện đại.

c. Sản phẩm: Phiếu học tập, tri thức tổng quát về văn học hiện đại.

d. Tổ chức thực hiện:

Chuyn giao nhim vụ:

– GV yêu cầu HS đọc kĩ phần Tri thức tổng quát trong SGK tr. 4 – 7.

− GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm điền thông tin vào một phiếu học tập.

Phiếu học tập số 1

Họ và tên:…………… Lớp:………..........

1. Những cách hiểu về khái niệm “văn học hiện đại.

..............................

..............................

2. Liệt kê những tác giả văn học hiện đại của Việt Nam và thế

giới mà em đã học

..............................

..............................

..............................

1. Khái nim văn hc hin đi

− Có nhiều cách hiểu khác nhau về văn học hiện đại:

+ Thứ nhất, văn học hiện đại là một thời đại văn học, phân biệt với văn học trung đại.

+ Thứ hai, văn học hiện đại là một trào lưu văn học.

+ Thứ ba, văn học hiện đại có thể được hiểu như một khuynh hướng nghệ thuật, nhằm chỉ tính chất cách tân, phá bỏ khuôn mẫu, giải phóng cá tính trong văn chương.

− Trong chuyên đề này, văn học hiện đại được hiểu theo nghĩa một thời đại văn học.

2. Đặc tng của văn hc hin đi

− Ý thức về cá tính và phong cách cá nhân: Văn học hiện đại khẳng định tiếng nói của cái tôi, cái riêng như một cá thể duy nhất, không lặp lại.

− Sự phá vỡ điển phạm: Văn học hiện đại có xu hướng phá vỡ những điển phạm, khuôn mẫu nhận thức và biểu đạt đã định hình trong văn học trung đại.

− Sự cách tân về nghệ thuật: Các trào lưu văn học liên tục thay thế, phủ định lẫn nhau.

+ Âm hưởng chủ đạo trong văn học hiện đại là nỗi buồn.

+ Con người trong văn học hiện đại là con người bị tha hoá trong thời đại lên ngôi của thế giới vật chất, của những dây chuyền sản xuất công nghiệp và cô đơn, hoang mang trước một thực tại phi lí, không thể nhận thức, giải thích.

+ Sự ra đời của những thủ pháp nghệ thuật đặc biệt trong văn chương như kĩ thuật dòng ý thức, trần thuật phân mảnh, ám dụ, huyền thoại hoá,...

Phiếu học tập số 2

Họ và tên:…………… Lớp:…….............…

1. Ý thức về cá tính và phong cách cá nhân trong văn học hiện đại được thể hiện như thế nào?

2. Biểu hiện của việc phá vỡ điển phạm trong văn học hiện đại.

.....................

Giáo án chuyên đề 2 Ngữ văn 12 KNTT

Xem trong file tải về....

Giáo án chuyên đề 3 Ngữ văn 12 KNTT

Xem trong file tải về....

Để xem trọn bộ kế hoạch bài dạy 3 chuyên đề Ngữ văn 12 KNTT, mời các bạn sử dụng file tải về của Hoatieu.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 530
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi