Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu ca dao Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ơi, ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta là câu ca dao quen thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam. Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài Trâu ơi là câu hỏi thường gặp đối với các em học sinh, để giải đáp được mời các bạn tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

1. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu ca dao Trâu ơi

Đề bài: Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong bài ca dao:

Trâu ơi ta bảo trâu này,

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

Cấy cày vốn nghiệp nông gia,

Ta đây trâu đấy ai mà quản công.

Bao giờ cây lúa còn bông,

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Trả lời:

Biện pháp tu từ trong bài ca dao Trâu ơi là:

- Biện pháp tu từ nhân hóa: Người nông dân đã gọi con trâu bằng từ ngữ như gọi một người bạn. Bài thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa có tác dụng là thể hiện sự thân thiết giữa người nông dân và con trâu. Người nông dân đã coi trâu như một người bạn đồng hành trong lao động và cuộc sống.

2. Trâu ơi ta bảo trâu này phương thức biểu đạt

Phương thức biểu đạt của bài ca dao Trâu ơi ta bảo trâu này là:

  • Phương thức biểu đạt: biểu cảm
  • Giải thích: Đây là một bài ca dao thể hiện tình cảm, lời nói, niềm vui của người lao động với con trâu - con vật quen thuộc, người bạn thân thiết của nhà nông, có vai trò quan trọng giúp năng suất lao động tăng. Lời nói của người lao động thủ thỉ với chú trâu của mình như một người bạn để cả hai cùng chăm chỉ lao động, cày cấy, tạo ra những hạt gạo dẻo thơm cho đời.
    Trâu ơi ta bảo trâu này
    Trâu ơi ta bảo trâu này

3. Ý nghĩa bài ca dao Trâu ơi

Từ ngàn xưa, nhân dân lao động nước ta âm thầm làm việc trên mảnh đất tổ tiên. Đôi khi nửa đêm, đôi khi sáng sớm, họ cô đơn bên cầu ao, bên mảnh ruộng. Người nông dân thiết tha yêu cuộc sống ruộng đồng, gắn bó với quê hương, đất nước. Đối với vườn cải, luống rau họ còn tỏ bày tình thân thiết:

Trời đừng nắng lắm trời ơi,

Rau con nó mệt nữa rồi nó đau!

Và có khi bên cạnh người nông dân chỉ còn lại con trâu hiền lành. Họ nói trâu bằng giọng thân tình và ngọt ngào như nói với con, với cháu:

"Trâu ơi ta bảo trâu này,

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

Cấy cày vốn nghiệp nông gia.

Ta đây trâu đấy, ai mà quản công.

Bao giờ cây lúa còn bông,

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn."

Ta hãy tìm hiểu ý nghĩa bài ca dao trên.

Tiếng gọi “Trâu ơi” mở đầu bài ca dao bằng giọng điệu thân tình và từ xưng hô “ta”thể hiện lòng trìu mến. Nhà nông xem trâu như người bạn để tâm sự. Trâu được dẫn dụ, khuyên nhủ nên siêng năng ra đồng cùng cày ruộng với người:

Trâu ơi ta bảo trâu này.

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

Trâu với ta, đây với đấy chung nghiệp nông gia nên phải cùng chịu nhọc nhằn dãi nắng dầm mưa để một ngày nào đó sẽ thu hoạch vụ mùa:

Cấy cày vốn nghiệp nông gia.

Ta đây trâu đấy, ai mà quản công.

Đại từ “ai”có nội dung và sắc thái biểu cảm đặc biệt: người và vật bình đẳng, không có chút phân biệt, ngăn cách.

Nhà nông và con vật thân yêu như cùng giao ước: bây giờ cùng ra công khó nhọc, ngày mai sẽ cùng được hường lợi. Ta có lúa để ăn thì trâu có cỏ để gặm, ta no thì trâu không bao giờ phải đói:

Bao giờ cây lúa còn bông

Thì cồn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Lòng trìu mến khăng khít qua lời nhắn nhủ trên đã thể hiện tình thân thiết của người nông dân đối với loài gia súc gần gũi nhất trong đời sống hằng ngày.

Đối với nhà nông, trâu bò còn là sức kéo không thể thiếu được, từ việc cày bừa, dọn đất gieo cấy đến việc cộ lúa, xe đất làm nền, chở cây, lá cất nhà… Mọi việc nặng nhọc đều do trâu đảm đương, cho nên trong sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt nông thôn, không thể không có sự giúp sức của con vật thân yêu đó. Hình ảnh con trâu đi trước cái cày theo sau là hình ảnh phổ biến ở nông thôn ta.

Qua bài ca dao này, chúng ta thấy hiện lên hình ảnh một người nông dân chất phác, hiền hòa và chăm chỉ. Đó là hình ảnh một người dân quê chỉ biết trông cậy vào hai bàn tay mình, mảnh đất và con trâu, để tìm kế mưu sinh và đóng góp của cải cho xã hội. Hàng ngàn năm qua, bao nhiêu người nông dân ấy đã sống, đã nuôi hi vọng “cây lúa còn bônng” và đã ra đi, truyền lại hi vọng ấy và truyền cả trái tim yêu thương gia súc cho cháu con – Là người Việt Nam ai không từng hưởng thụ những hạt gạo dẻo, những chén cơm thơm? Nhưng mấy ai từng nghĩ đến một phương thức mới, cho người nông dân Việt Nam nở nụ cười hạnh phúc trên cánh đồng trìu hạt?

Trên đây là đáp án cho câu hỏi Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu ca dao sau: “Trâu ơi ta bảo trâu này/Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.”?

Mời bạn đọc tham khảo các bài viết có liên quan tại mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
23 21.185
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi