Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 11 môn Lịch sử (Cả 3 bộ sách)

Tải về

Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 11 môn Lịch sử (Cả 3 bộ sách) được HoaTieu.vn giới thiệu dưới đây là Biên bản họp tổ chuyên môn Nhận xét sách giáo khoa lớp 11 theo thông tư 25/2020/TT-BGDĐT. Mời thầy cô tham khảo để thực hiện đánh giá, góp ý chọn sách giáo khoa lớp 11 môn Lịch sử cả 3 bộ sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo và Cánh Diều năm học mới. Tải file tại bài viết.

1. Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 11 môn Lịch sử Kết nối tri thức

TRƯỜNG TH ……

TỔ …..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN

NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 11 THEO THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT

NĂM HỌC 2023 - 2024

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Thời gian họp: Vào hồi … giờ … phút ngày … tháng … năm 2023

Địa điểm:

Tổng số thành viên: …

Số thành viên có mặt: ….

Thành viên vắng mặt: ….

II. NỘI DUNG NHẬN XÉT

TÊN SÁCH: Lịch sử 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Tác giả: Vũ Minh Giang (Tổng Chủ biên xuyên suốt), Phạm Hồng Tung (Tổng Chủ biên
cấp THPT), Trần Thị Vinh (Chủ biên), Hoàng Hải Hà, Đào Tuấn Thành, Nguyễn Thị Thu Thủy.

Tiêu chí (Theo TT 25/2020/TT-BGDĐT) và các chỉ báo cụ thể của tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của SGK

Lịch sử 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

1. Tiêu chí 1: Phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương.

1.1. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm về văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc dân tộc, ngôn ngữ, tính chất vùng miền... trên địa bàn

SGK Lịch sử 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn gồm 6 chủ đề và 13 bài học bám sát yêu cầu cần đạt của Chương trình môn Lịch sử (cấp THPT) và Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT. Nội dung các bài học với dung lượng kiến thức cơ bản, cốt lõi, có tính phổ thông phù hợp với đặc điểm văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán, tính chất vùng miền trên cả nước.

1.2. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm các ngành kinh tế của các địa phương trên địa bàn tỉnh (du lịch, cửa khẩu, khoáng sản, nông lâm nghiệp...).

SGK Lịch sử 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn với nhiều chủ đề cụ thể. Nhiều chủ đề tạo điều kiện cho học sinh cơ hội tìm hiểu về truyền thống lịch sử - văn hoá dân tộc, kết nối quá khứ với hiện tại, gắn liền với từng địa phương, vùng miền về kinh tế, văn hoá. Trên cơ sở đó HS dễ liên hệ, gắn kết lịch sử thế giới với lịch sử dân tộc và lịch sử dân tộc với lịch sử địa phương trên tất cả các mặt hoạt động kinh tế: đối ngoại du lịch, du lịch văn hoá,…; có cơ hội tìm hiểu các hoạt động, sản phẩm kinh tế nổi tiếng của địa phương có cội nguồn từ trong quá khứ ra sao và được phát triển trong hiện tại thế nào và dự kiến xu thế phát triển trong tương lai,… từ đó HS sẽ có thêm hiểu biết về các hoạt động kinh tế của địa phương, bước đầu có những ý tưởng về mặt định hướng nghề nghiệp theo xu hướng phát triển kinh tế của đất nước, của địa phương

1.3. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện cho các trường, các địa phương bổ sung thông tin và nội dung phù hợp, gắn với đặc thù của địa phương.

SGK Lịch sử 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống có những hoạt động vận dụng mang tính chất liên hệ thực tế ở địa phương, thúc đẩy HS tự học, tự tìm hiểu thêm những thông tin về lịch sử, văn hoá, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở địa phương.

1.4. Giá sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế và thu nhập của người dân; sách có thể sử dụng lâu dài.

SGK Lịch sử 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống có giá bán phù hợp với mức sống của người dân địa phương. Sách được thiết kế không có diện tích cho học sinh điền, viết, vẽ vào nên có thể sử dụng lâu dài.

2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông.

2.1. Phù hợp với năng lực, trình độ cán bộ quản lý, giáo viên; phù hợp với các hoạt động đổi mới giáo dục có hiệu quả đã triển khai ở địa phương:

2.1.1. Nội dung mỗi bài học trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động học tập cho học sinh.

Tất cả các hoạt động trong SGK Lịch sử 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống đều có tính chất mở, giúp giáo viên có thể vận dụng linh hoạt nhiều hình thức tổ chức, phương pháp, phương tiện, kĩ thuật dạy học. Ví dụ: xemina, thảo luận nhóm, cặp đôi, tổ chức đóng vai, tổ chức dạy học trên lớp, trải nghiệm tại thực địa, tại bảo tàng, di tích lịch sử - văn hoá,…

2.1.2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức liên môn giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết bài học với thực tiễn cuộc sống.

– Nội dung các chủ đề/bài học trong SGK Lịch sử
11 – Kết nối tri thức với cuộc sống đều rất chú ý đến việc tích hợp kiến thức liên môn thông qua các câu hỏi, yêu cầu hoạt động học tập và các hộp thông tin mở rộng như: Em có biết? Kết nối với với văn học – nghệ thuật, Kết nối với khoa học, Kết nối với
ngày nay,…

2.1.3. Nội dung sách giáo khoa giúp giáo viên có thể đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực của học sinh.

– Tất cả các bài trong SGK Lịch sử 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống đều có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, gắn với các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh được quy định trong Chương trình môn Lịch sử năm 2018 và Thông tư 13/2022 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình 2018 nói chung, Chương trình Lịch sử lớp 10 nói riêng.

– Các hoạt động có yêu cầu rõ ràng, tường minh về kết quả cần đạt của hoạt động, GV có thể sử dụng chính hoạt động để đánh giá học sinh.

2.1.4. Nội dung sách giáo khoa giúp nhà trường và giáo viên tự chủ, sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

– Các chủ đề/bài học trong SGK Lịch sử 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn theo hướng mở, linh hoạt. Tùy theo đặc điểm của nhà trường và địa phương, tùy theo khả năng nhận thức của học sinh, GV có thể chủ động, linh hoạt trong việc thay đổi trình tự giảng dạy các chủ đề/bài học cũng như việc tổ chức các hoạt động trong từng bài học mà không ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch giáo dục.

2.2. Phù hợp với năng lực và tâm lý lứa tuổi học sinh:

2.2.1. Mức độ tiếp cận kiến thức hợp lý, vừa phù hợp với sức học của đại đa số học sinh ở các vùng miền, vừa tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực riêng; đảm bảo sự thân thiện, gần gũi với mọi học sinh.

– Chương trình môn Lịch sử theo Chương trình GDPT 2018, Thông tư 13/2022 nói chung và Lịch sử 10 nói riêng là một sự đổi mới hoàn toàn về nội dung và cách tiếp cận với các chủ đề hoàn toàn mới so với chương trình 2006. Tuy nhiên, cách biên soạn các chủ đề trong SGK Lịch sử 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống có lượng kiến thức bám sát yêu cầu cần đạt trong Chương trình, được chuyển tải bằng nhiều hình thức khác nhau rất sinh động (kênh chữ ngắn gọn, được sơ đồ hoá, hình ảnh hoá,…) nên rất hợp lí, phù hợp với nhận thức của đại đa số học sinh ở các vùng miền. Đồng thời, sách cũng chú trọng đến việc tạo điều kiện cho các em học sinh khá, giỏi phát huy năng lực riêng của mình (thông qua việc cung cấp thêm một số thông tin tạo điều kiện cho việc tra cứu mở rộng kiến thức (Bảng tra cứu khái niệm, thuật ngữ, Bảng phiên âm), cũng như việc đặt ra một số yêu cầu, hoạt động theo hướng mở,... tạo điều kiện cho HS tiếp tục tìm hiểu, nâng cao kiến thức, kĩ năng, phát triển năng lực chung và năng lực môn học theo nhu cầu.

– Văn phong, từ ngữ được sử dụng trong sách thân thiện, gần gũi, dễ hiểu với mọi học sinh. Hình ảnh sinh động, hấp dẫn, làm tăng tính hứng thú cho học sinh trong quá trình tiếp cận kiến thức.

2.2.2. Sách giáo khoa có chỉ dẫn rõ ràng, giúp học sinh xác định được mục tiêu học tập, tương tác, hình thành các năng lực của học sinh.

SGK Lịch sử 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống có chỉ dẫn rõ ràng. Được thể hiện rất tường minh, dễ hiểu thông qua:

– Trang Hướng dẫn sử dụng sách (mở đầu cuốn sách).

– Cách thiết kế các chủ đề, bài học với các chỉ dẫn rất cụ thể về:

+ Mục tiêu (yêu cầu cần đạt)

+ Tên hoạt động

+ Câu hỏi/chỉ dẫn thực hiện hoạt động

+ Mỗi đầu mục hoạt động đều có logo để học sinh dễ nhận biết; hệ thống kênh hình, kênh chữ, tuyến chính, tuyến phụ đều được thể hiện rất rõ thông phương pháp thiết kế mĩ thuật chuyên nghiệp, hiện đại, thống nhất. Dựa vào đó học sinh rất dễ dàng khai thác, sử dụng sách (kể cả khi tự học).

2.2.4. Sách giáo khoa, học liệu điện tử hỗ trợ tối đa cho học sinh học tích cực, hiệu quả.

SGK Lịch sử 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống được NXB Giáo dục Việt Nam hỗ trợ tối đa về học liệu điện tử qua hệ tài nguyên trực tuyến gồm các trang web:

taphuan.nxbgd.vn

hanhtrangso.nxbgd.vn

2.3. Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập...) của địa phương.

SGK Lịch sử 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống có cách thể hiện nội dung phong phú, gần gũi với học sinh, nhiều hình ảnh sinh động, ngôn ngữ chọn lọc, dễ hiểu, các hoạt động học tập được xây dựng với cách tổ chức đơn giản, linh hoạt nên phù hợp điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập...) của địa phương.

2.4. Phù hợp với thiết bị dạy học: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.

SGK Lịch sử 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống có thể triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học nằm trong danh mục thiết bị dạy học tối thiểu theo Thông tư 44/2020/TT-BGDĐT và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học do giáo viên và học sinh sáng tạo tùy theo điều kiện của địa phương và nhà trường.

III. KẾT LUẬN:

- Kết quả bỏ phiếu lựa chọn …… /….. (100%)

- Sau khi rà soát theo các tiêu chí của Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT và bỏ phiếu, tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn sách giáo khoa Lịch sử 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống do Vũ Minh Giang (Tổng Chủ biên xuyên suốt) để thực hiện trong năm học 2023 – 2024 và các năm học tiếp theo.

2. Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 11 môn Lịch sử Chân trời sáng tạo

TRƯỜNG TH ……

TỔ …..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN

NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 11 THEO THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT

NĂM HỌC 2023 2024

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Thời gian họp: Vào hồi giờ phút ngày tháng năm

Địa điểm: Phòng Giáo viên

Tổng số thành viên: …

Tổng số thành viên: ….

Số thành viên có mặt: ….

Thành viên vắng mặt: Không

II. NỘI DUNG NHẬN XÉT

TÊN SÁCH: LỊCH SỬ 11 – BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tác giả: Hà Minh Hồng (Chủ biên), Trần Thị Mai, Trần Nam Tiến, Nguyễn Thanh Tiến, Trần Thị Thanh Vân, Nguyễn Tiến Vinh, Nguyễn Kim Tường Vy.

Tiêu chí (Theo TT 25/2020/TT-BGDĐT) và các chỉ báo cụ thể của tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của Sách giáo khoa

LỊCH SỬ 11 – bộ sách Chân trời sáng tạo

1. Tiêu chí 1: Phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương.

1.1. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm về văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc dân tộc, ngôn ngữ, tính chất vùng miền... trên địa bàn.

Sách giáo khoa Lịch sử 11 – bộ sách Chân trời sáng tạo được biên soạn theo 6 chương với 13 bài học được quy định theo yêu cầu cần đạt của chương trình. Nội dung các bài học phù hợp với đặc điểm văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc dân tộc,… của từng quốc gia, đất nước.

1.2. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm của một số chủ đề về Cách mạng tư sản và sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản; Chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay; Quá trình giành độc lập của các quốc gia ở Đông Nam Á; Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945); Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858); Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

Sách giáo khoa Lịch sử 11 – bộ sách Chân trời sáng tạo xây dựng được nhiều hoạt động cho học sinh cơ hội trải nghiệm, để tìm hiểu đặc những bài học về Cách mạng tư sản và sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản (bài 1, 2); tiếp đến là phần kiến thức gồm các nội dung về Chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay (bài 3, 4); Quá trình giành độc lập của các quốc gia ở Đông Nam Á (bài 5, 6); Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945) (bài 7, 8); Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858) (bài 9, 10, 11); Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông (bài 12, 13).

1.3. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện cho các trường, các địa phương bổ sung thông tin và nội dung phù hợp, gắn với đặc thù của địa phương.

Nội dung sách được biên soạn nhằm hướng dẫn người dạy và người học thực hiện quá trình tổ chức dạy và học một cách chủ động; gợi ý các phương pháp để HS có thể tự học, giáo viên có thể dễ dàng hướng dẫn HS học tập. Chú ý đến việc phân phối bố cục và nội dung hợp lí, cho phép GV có thể dễ dàng tham khảo xây dựng kế hoạch dạy học, bổ sung tư liệu, thông tin giảng dạy một cách mềm dẻo, linh hoạt, tuỳ theo điều kiện của địa phương và đối tượng HS (ví dụ, GV có thể sử dụng mà không cần sự hỗ trợ của máy chiếu, phim ảnh; GV có thể phân bổ các bài trong một chương theo thực tế từng địa phương).

1.4. Giá sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế và thu nhập của người dân; sách có thể sử dụng lâu dài.

Sách giáo khoa Lịch sử 11 – bộ sách Chân trời sáng tạo viết theo chương/ bài không có chỗ cho HS viết, vẽ nên có thể sử dụng lâu dài. Giá sách được Bộ Tài chính duyệt và phù hợp với kinh tế của người dân địa phương.

2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông.

2.1. Phù hợp với năng lực, trình độ cán bộ quản lí, giáo viên; phù hợp với các hoạt động đổi mới giáo dục có hiệu quả đã triển khai ở địa phương.

2.1.1. Nội dung mỗi bài học trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động học tập cho học sinh.

Tất cả các hoạt động trong sách giáo khoa Lịch sử 11 – bộ sách Chân trời sáng tạo đều mở về hình thức tổ chức hoạt động. Khi tổ chức dạy học cho HS, GV có thể tuỳ chọn hình thức tổ chức theo cá nhân, cặp đôi, nhóm hay cả lớp hoặc kết hợp nhiều hình thức tổ chức trong cùng 1 hoạt động, sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học một cách linh hoạt.

Ví dụ: Các hình thức, phương pháp kĩ thuật dạy học linh hoạt trong bài 1. Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

Hoạt động khám phá 1. Tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản

+ Thời gian: 15 phút

+ Hình thức dạy học: Nhóm 2 học sinh

+ Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, sử dụng phương tiện trực quan, sử dụng bài tập.

+ Phương tiện dạy học: Tài liệu bài học

Hoạt động khám phá 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của các cuộc cách mạng tư sản

+ Thời gian: 15 phút

+ Hình thức dạy học: cá nhân

+ Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, sử dụng phương tiện trực quan

+ Phương tiện dạy học: Tài liệu bài học

Hoạt động khám phá 3. Kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản

+ Thời gian: 15 phút

+ Hình thức dạy học: Chia thành 2 nhóm

+ Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, sử dụng phương tiện trực quan

+ Phương tiện dạy học: Tài liệu bài học

2.1.2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức liên môn giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết bài học với thực tiễn cuộc sống.

Sách giáo khoa Lịch sử 11 – bộ sách Chân trời sáng tạo có sự kết nối, tích hợp, tương tác tối đa với các môn học và các hoạt động giáo dục khác để đạt mục tiêu giáo dục từ đó hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh.

Nội dung SGK chú trọng kiến thức tích hợp ở cả hai cấp độ là tích hợp nội môn và tích hợp liên môn. Nội dung tích hợp sẽ nằm chính ngay trong bản chất của Khoa học lịch sử.

2.1.3. Nội dung sách giáo khoa giúp giáo viên có thể đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực của học sinh.

Tất cả các bài của Sách giáo khoa Lịch sử 11 – bộ sách Chân trời sáng tạo đều có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, gắn chặt với các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh được quy định trong Chương trình.

Các lệnh hoạt động có yêu cầu rõ ràng, tường minh về kết quả cần đạt của hoạt động, GV có thể sử dụng chính hoạt động để đánh giá học sinh.

2.1.4. Nội dung sách giáo khoa giúp nhà trường và giáo viên tự chủ, sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

Các chủ đề của sách giáo khoa Lịch sử 11 – bộ sách Chân trời sáng tạo đều viết theo hướng mở, chủ yếu chỉ định hướng yêu cầu cần đạt của hoạt động. GV có thể chủ động, sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch dạy học cho phù hợp với đặc thù của trường lớp, địa phương.

2.2. Phù hợp với năng lực và tâm lí lứa tuổi học sinh:

2.2.1. Mức độ tiếp cận kiến thức hợp lí, vừa phù hợp với sức học của đại đa số học sinh ở các vùng miền, vừa tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực riêng; đảm bảo sự thân thiện, gần gũi với mọi học sinh.

Sách giáo khoa Lịch sử 11 – bộ sách Chân trời sáng tạo có nội dung và hình thức chú trọng đến trình độ và đặc điểm tâm sinh lí của HS lớp 11 trên các vùng miền (thông qua việc trình bày một cách có hệ thống, hợp lí nhiều kênh hình, biểu đồ, sơ đồ, bản đồ; nội dung các câu hỏi, các hoạt động xoay quanh các nguồn tư liệu viết, tư liệu hình ảnh, hạn chế việc sử dụng từ ngữ khó, câu chữ phức tạp).

Nhóm tác giả biên soạn sách cũng quán triệt cách tiếp cận học qua thực hành, thực hành để học; học qua trải nghiệm, trải nghiệm để học; xem sách giáo khoa là công cụ giúp HS phát triển khả năng tự học.

Khi biên soạn, tác giả tích cực vận dụng nguyên lí “Người học là trung tâm” của quá trình dạy và học, với trọng tâm là chú trọng giáo dục hình thành và phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học.

Ngoài ra, nội dung của SGK chú trọng đặc biệt đến quá trình tiếp cận năng lực của HS; giúp GV dễ dàng kết nối với đời sống thực ngay trong lớp học, cung cấp các kĩ năng cần thiết trong đời sống thực tế thông qua việc trình bày các tình huống có vấn đề và gợi mở.

2.2.2. Sách giáo khoa có chỉ dẫn rõ ràng, giúp học sinh xác định được mục tiêu học tập, tương tác, hình thành các năng lực của học sinh.

Với quan điểm biên soạn SGK theo hướng tiếp cận năng lực, cấu trúc trong từng bài học gồm các phần được thiết kế rõ ràng, mạch lạc như sau:

• Mở đầu, bao gồm:

Yêu cầu cần đạt: nêu ngắn gọn các yêu cầu cần đạt trong bài nhằm định hướng cho người học.

Ví dụ. Bài 4: Chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay

Học xong bài này, các em sẽ:

– Nêu được nét chính về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay.

– Nêu được những thành tựu chính và ý nghĩa của công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc.

– Có ý thức trân trọng những thành tựu, giá trị của chủ nghĩa xã hội, sẵn sàng tham gia đóng góp vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Kiến thức mà học sinh cần nắm ở đây là khái quát về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay và nêu được những thành tựu chính, ý nghĩa của công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc. Còn kĩ năng là giải thích được, trình bày được, nêu được và lập được sơ đồ.

• Dẫn nhập: Nêu tình huống gợi sự tò mò của học sinh để bắt đầu bài học. Không yêu cầu học sinh phải biết câu trả lời chính xác.

• Nội dung kiến thức mới:

– Giới thiệu chi tiết nội dung kiến thức mới. Cuốn sách cấu trúc theo đề mục số tự nhiên đi kèm với những tiêu đề: giúp học sinh dự đoán được nội dung chính của bài.

– Các nguồn tư liệu (tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ, tư liệu viết,…), chất liệu hình thành nên nội dung bài học.

– Hệ thống câu hỏi phát triển năng lực trong từng phần của mỗi bài nhằm dẫn dắt học sinh nắm được nội dung chính của từng phần khi sử dụng sách.

• Luyện tập Vận dụng:

Ở cuối mỗi bài học là hệ thống các câu hỏi và bài tập hướng tới rèn luyện kĩ năng và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết một vấn đề có liên quan đến hiện tại, thực tế. Một số câu hỏi mang tính chất hệ thống lại kiến thức của bài học cũng có trong mục này.

− Phần Luyện tập là những câu hỏi, nhiệm vụ học tập nhằm ôn luyện kiến thức, kĩ năng cho học sinh.

– Phần Vận dụng cuối mỗi bài gồm các câu hỏi vận dụng thể hiện rõ quan điểm và yêu cầu cần đạt về phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng của HS vào trong cuộc sống.

Ví dụ về vận dụng trong bài Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV): Theo em, cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông có những điểm tiến bộ gì có thể vận dụng được trong bối cảnh hiện nay?

Bài tập thực hành ở bài Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) không chỉ nhằm kiểm tra, rèn luyện kiến thức của học sinh mà điều quan trọng là khi tìm ra kết quả, học sinh sẽ càng thấy khâm phục hơn về những điểm tiến bộ trong cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông ở mọi mặt.

• Kiến thức mở rộng và nâng cao: chiếm khoảng từ 10 đến 15 % nội dung của bài học tuỳ theo từng bài, nằm ở các mục Em có biết.

Như vậy, qua một bài học, học sinh có rất nhiều cơ hội để tiếp xúc với thế giới bên ngoài, kết nối quá khứ với hiện tại khi được đặt trong những tình huống có thật và phải vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn đề. Cách tiếp cận này của sách hoàn toàn phù hợp với quan điểm tiếp cận năng lực đã đặt ra cho việc biên soạn sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.2.4. Sách giáo khoa, học liệu điện tử hỗ trợ tối đa cho học sinh học tích cực, hiệu quả.

Sách giáo khoa Lịch sử 11 – bộ sách Chân trời sáng tạo được hỗ trợ tối đa về học liệu tại các trang Website:

http://taphuan.nxbgd.vn/trang-chu

https://hanhtrangso.nxbgd.vn/

https://chantroisangtao.vn/

2.3. Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập...) của địa phương.

Sách giáo khoa Lịch sử 11 – bộ sách Chân trời sáng tạo với cách thể hiện nội dung rất thú vị, gần gũi với HS, nhiều hình ảnh đẹp mắt, ngôn ngữ chọn lọc, dễ hiểu, các hoạt động được xây dựng với cách tổ chức đơn giản, linh hoạt nên phù hợp điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng,...) của trường lớp, địa phương.

2.4. Phù hợp với thiết bị dạy học: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.

Sách giáo khoa Lịch sử 11 – bộ sách Chân trời sáng tạo không sử dụng các đồ dùng, thiết bị dạy học không có trong danh mục thiết bị tối thiểu theo Thông tư 44/2020/TT-BGDĐT vì vậy địa phương triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.

III. KẾT LUẬN

– Kết quả bỏ phiếu lựa chọn …… /….. (100%)

– Sau khi rà soát theo các tiêu chí của Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT bỏ phiếu tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn sách giáo khoa Lịch sử 11 – bộ sách Chân trời sáng tạo do Hà Minh Hồng (Chủ biên) để thực hiện trong năm học 2023 – 2024 và các năm tiếp theo.

3. Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 11 môn Lịch sử Cánh Diều

Đang cập nhật...

Trên đây là mẫu Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 11 môn Lịch sử cả 3 bộ sách mới kèm file tải về. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan khác trong mục Tài liệu: Dành cho giáo viên nhé.

Đánh giá bài viết
1 1.364
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm