Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 11 môn Địa lí (Cả 3 bộ sách)

HoaTieu.vn xin giới thiệu Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 11 môn Địa lí (Cả 3 bộ sách). Đây là mẫu Biên bản họp tổ chuyên môn Nhận xét sách giáo khoa lớp 11 theo thông tư 25/2020/TT-BGDĐT. Tài liệu này sẽ giúp thầy cô tham khảo để thực hiện góp ý chọn sách giáo khoa lớp 11 môn Địa lí cả 3 bộ sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo và Cánh Diều năm học mới. Mời thầy cô tham khảo và tải file tại bài viết.

1. Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 11 môn Địa lí Kết nối tri thức

TRƯỜNG THPT ……

TỔ …..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN

NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 11 THEO THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT

NĂM HỌC 2023 – 2024

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Thời gian họp: Vào hồi … giờ … phút ngày … tháng … năm 2023

Địa điểm:

Tổng số thành viên: …

Số thành viên có mặt: ….

Thành viên vắng mặt: ….

II. NỘI DUNG NHẬN XÉT

TÊN SÁCH: Địa lí 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Tác giả: Lê Huỳnh (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Vũ Hà (Chủ biên), Trần Thị Thanh Hà, Nguyễn Tú Linh, Phạm Thị Thu Phương, Phạm Thị Ngọc Quỳnh, Phí Công Việt

Tiêu chí (Theo TT 25/2020/TT-BGDĐT) và các chỉ báo cụ thể của tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của SGK

Địa lí 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

1. Tiêu chí 1: Phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương.

1.1. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm về văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc dân tộc, ngôn ngữ, tính chất vùng miền,... trên địa bàn

SGK Địa lí 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn gồm hai phần: Một số vấn đề về kinh tế – xã hội thế giới, Địa lí khu vực và quốc gia bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình môn Địa lí cấp THPT. Nội dung các bài học với dung lượng kiến thức cơ bản, cốt lõi, hiện đại, có tính phổ thông phù hợp với đặc điểm văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán, tính chất vùng miền trên cả nước.

1.2. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm các ngành kinh tế của các địa phương trên địa bàn tỉnh (du lịch, cửa khẩu, khoáng sản, nông lâm nghiệp...).

SGK Địa lí 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống xây dựng được nhiều hoạt động cho học sinh cơ hội vận dụng kiến thức, thành tựu phát triển các ngành kinh tế trên thế giới (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, du lịch, xuất nhập khẩu, giao thông vận tải,…) để áp dụng vào tìm hiểu thực tế ở địa phương, Việt Nam, từ đó HS sẽ có thêm hiểu biết về các hoạt động kinh tế, đặc biệt là các hoạt động kinh tế quan trọng của địa phương; bước đầu có những ý tưởng về mặt định hướng nghề nghiệp liên quan đến các ngành kinh tế theo xu hướng phát triển của thế giới nói chung.

Ví dụ: Bài 26, hoạt động vận dụng: Tìm kiếm thông tin về một hoạt động kinh tế khu vực Tây Nam Á (các ứng dụng khoa học – công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, du lịch, xuất khẩu,…

1.3. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện cho các trường, các địa phương bổ sung thông tin và nội dung phù hợp, gắn với đặc thù của địa phương.

SGK Địa lí 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống có những nội dung và hoạt động vận dụng mang tính chất liên hệ thực tế ở địa phương, giúp học sinh tự học, tự tìm hiểu thêm những thông tin về đặc điểm vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên (địa hình, đất, khí hậu, khoáng sản, sinh vật, biển), về dân cư và xã hội, về tình hình phát triển kinh tế ở địa phương.

1.4. Giá sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế và thu nhập của người dân; sách có thể sử dụng lâu dài.

SGK Địa lí 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống có giá bán phù hợp với mức sống của người dân địa phương. So với các bộ SGK của các nhà xuất bản khác, giá bán SGK của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam nói chung và SGK Địa lí 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống nói riêng thấp hơn từ 10 – 20%. Sách có nội dung ổn định, không có chỗ cho học sinh viết, vẽ vào nên có thể sử dụng lâu dài.

2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông.

2.1. Phù hợp với năng lực, trình độ cán bộ quản lý, giáo viên; phù hợp với các hoạt động đổi mới giáo dục có hiệu quả đã triển khai ở địa phương:

2.1.1. Nội dung mỗi bài học trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động học tập cho học sinh.

Tất cả các hoạt động trong SGK Địa lí 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống đều có tính chất mở, giúp giáo viên có thể vận dụng linh hoạt nhiều hình thức tổ chức, phương pháp, phương tiện, kĩ thuật dạy học như: thảo luận cả lớp, đàm thoại, đóng vai, sơ đồ tư duy, khăn trải bàn, nhóm, thực địa,…

2.1.2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức liên môn giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết bài học với thực tiễn cuộc sống.

SGK Địa lí 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống có nhiều nội dung kiến thức liên môn với các môn Lịch sử, Giáo dục Kinh tế và pháp luật, Toán học, Công nghệ, Sinh học và thực tế cuộc sống. Các kiến thức của các môn học sẽ tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện dạy học tích hợp, giúp học sinh áp dụng liên thông kiến thức các môn học khác để học tập tốt hơn Địa lí 11 đồng thời gắn kết bài học với thực tế cuộc sống.

2.1.3. Nội dung sách giáo khoa giúp giáo viên có thể đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực của học sinh.

Tất cả các bài của SGK Địa lí 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống đều gắn với các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh được quy định trong Chương trình môn Địa lí.

Các hoạt động có yêu cầu rõ ràng, tường minh về kết quả cần đạt của hoạt động, giáo viên có thể sử dụng chính hoạt động để đánh giá học sinh về phẩm chất và năng lực.

2.1.4. Nội dung sách giáo khoa giúp nhà trường và giáo viên tự chủ, sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

Các chủ đề/bài học trong SGK Địa lí 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn theo hướng mở, linh hoạt. Tùy theo đặc điểm của nhà trường và địa phương, tùy theo khả năng nhận thức của học sinh, giáo viên có thể chủ động, sáng tạo trong việc thay đổi trình tự giảng dạy các chủ đề/bài học cũng như việc tổ chức các hoạt động trong từng bài học mà không ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch giáo dục.

2.2. Phù hợp với năng lực và tâm lý lứa tuổi học sinh:

2.2.1. Mức độ tiếp cận kiến thức hợp lý, vừa phù hợp với sức học của đại đa số học sinh ở các vùng miền, vừa tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực riêng; đảm bảo sự thân thiện, gần gũi với mọi học sinh.

Nhìn chung SGK Địa lí 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống có lượng kiến thức hợp lí, phù hợp với sức học của phần lớn học sinh ở các vùng miền khác nhau, đồng thời tạo điều kiện cho các em học sinh khá, giỏi phát huy năng lực riêng của mình. Ngôn ngữ, văn phong, hình ảnh sử dụng trong sách thân thiện, gần gũi với mọi học sinh.

2.2.2. Sách giáo khoa có chỉ dẫn rõ ràng, giúp học sinh xác định được mục tiêu học tập, tương tác, hình thành các năng lực của học sinh.

SGK Địa lí 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống có chỉ dẫn rõ ràng các hoạt động.

Sách có bảng hướng dẫn sử dụng ở đầu với các chú thích hoạt động rõ ràng. Từng đầu mục của sách mạch lạc, rõ ràng, có logo nhận biết các hoạt động, hệ thống kênh hình, kênh chữ, kênh phụ thiết kế thống nhất dễ dàng cho học sinh sử dụng sách. Sách chú trọng đến việc khai thác và phát huy tối đa các kiến thức, kinh nghiệm thực tế của cá nhân trong việc xây dựng, hình thành kiến thức khoa học mới trong bài học. Phần lớn các bài học trong sách đều có những câu hỏi gần gũi để học sinh tự liên hệ, vận dụng và tự đánh giá trong quá trình học.

Các bảng số liệu, biểu đồ sử dụng trong sách đều có chú thích nguồn rõ ràng, thuận tiện cho giáo viên và học sinh tra cứu và cập nhật.

2.2.4. Sách giáo khoa, học liệu điện tử hỗ trợ tối đa cho học sinh học tích cực, hiệu quả.

SGK Địa lí 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống được hỗ trợ tối đa về học liệu điện tử qua hệ tài nguyên trực tuyến của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam gồm các trang web:

taphuan.nxbgd.vn

hanhtrangso.nxbgd.vn

Nhóm Facebook, zalo của các tác giả

2.3. Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập...) của địa phương.

SGK Địa lí 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống có cách thể hiện nội dung phong phú, gần gũi với học sinh; bản đồ được thiết kế khoa học, đáp ứng tiêu chí bản đồ giáo khoa, nhiều hình ảnh sinh động; ngôn ngữ chọn lọc, dễ hiểu; các hoạt động được xây dựng với cách tổ chức đơn giản, linh hoạt nên phù hợp điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập...) của địa phương.

2.4. Phù hợp với thiết bị dạy học: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.

SGK Địa lí 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn có nội dung phù hợp với các đồ dùng, thiết bị dạy học không có trong danh mục thiết bị tối thiểu theo Thông tư 39/2021/TT-BGDĐT vì vậy địa phương triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.

B. TÊN SÁCH: CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP ĐỊA LÍ 11KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Tác giả: Lê Huỳnh (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Vũ Hà (Chủ biên), Nguyễn Tú Linh, Phạm Thị Ngọc Quỳnh

Tiêu chí (Theo TT 25/2020/TT-BGDĐT) và các chỉ báo cụ thể của tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP ĐỊA LÍ 11Kết nối tri thức với cuộc sống

1. Tiêu chí 1: phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương.

1.1. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm về văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc dân tộc, ngôn ngữ, tính chất vùng miền... trên địa bàn

− Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP ĐỊA LÍ 11 Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn gồm ba chuyên đề: Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á, Một số vấn đề về du lịch thế giới, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0). Mỗi chuyên đề có các mục nội dung kiến thức nhằm giải quyết các vấn đề được đặt ra trong yêu cầu cần đạt của Chương trình môn Địa lí cấp THPT năm 2018. Mạch nội dung được trình bày theo logic khoa học, văn phong giáo khoa phổ thông, các nội dung của từng chuyên đề được thể hiện khách quan, phù hợp với định hướng phát triển của đất nước. Ngôn ngữ được sử dụng trong sách giáo khoa là ngôn ngữ phổ thông với mọi vùng mọi trên cả nước.

1.2. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm các ngành kinh tế của các địa phương trên địa bàn tỉnh (du lịch, cửa khẩu, khoáng sản, nông lâm nghiệp...).

Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP ĐỊA LÍ 11 Kết nối tri thức với cuộc sống với ba chuyên đề đều có chú ý liên hệ đến vấn đề kinh tế - xã hội chung của các địa phương và cả nước cũng như định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Chuyên đề Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á (Uỷ hội sông Mê Công, Hợp tác hoà bình trong khai thác Biển Đông) đều là những nội dung liên quan mật thiết đến Việt Nam nói chung cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương (ngành nông nghiệp, thuỷ sản,…). Chuyên đề Một số vấn đề du lịch thế giới có các nội dung liên quan đến ngành du lịch thế giới cũng như Việt Nam và địa phương như về tài nguyên du lịch, về loại hình du lịch. Chuyên đề Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) có nội dung liên quan đến thực tế Việt Nam và địa phương (áp dụng thành tựu, xu hướng,…).

1.3. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện cho các trường, các địa phương bổ sung thông tin và nội dung phù hợp, gắn với đặc thù của địa phương.

Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP ĐỊA LÍ 11 Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn theo hướng mở, tạo điều kiện cho các nhà trường và địa phương có thể lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục địa phương hoặc thay đổi linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp nhất theo đối tượng học sinh và điều kiện, cơ sở vật chất của nhà trường. Trong sách có các mục em có biết mở rộng, cung cấp thêm thông tin cho học sinh.

Ví dụ: trong chuyên đề Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có yêu cầu: Sưu tầm thông tin, tìm hiểu về các xu hướng phát triển công nghệ trong Cách mạng công nghiệp 4.0 tại một ngành kinh tế ở địa phương em. Với hoạt động gợi ý này giáo viên có thể tổ chức dạy học theo nhiều cách khác nhau, có thể dạy học dự án, phân công hoặc để học sinh tự tìm hiểu sau một khoảng thời gian các kết quả của dự án sẽ được trình bày trong buổi hội thảo nhỏ của nhóm lớp.

1.4. Giá sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế và thu nhập của người dân; sách có thể sử dụng lâu dài.

Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP ĐỊA LÍ 11 Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn không có chỗ cho học sinh viết, vẽ nên SGK có thể sử dụng lâu dài. Giá sách phù hợp với thu nhập của người dân địa phương.

2. Tiêu chí 2: phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông.

2.1. Phù hợp với năng lực, trình độ cán bộ quản lý, giáo viên; phù hợp với các hoạt động đổi mới giáo dục có hiệu quả đã triển khai ở địa phương:

2.1.1. Nội dung mỗi bài học trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động học tập cho học sinh.

Nội dung các bài học trong Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP ĐỊA LÍ 11 Kết nối tri thức với cuộc sống rất phong phú, gợi ý cho giáo viên và nhà trường có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau theo hướng phát triển năng lực cho học sinh. Ví dụ: Năng lực giao tiếp và hợp tác (thông qua các hoạt động tìm kiếm, thoả luận, trao đổi thông tin trong quá trình quan sát, xây dựng giả thuyết khoa học, lập và thực hiện kế hoạch kiểm chứng giả thuyết, thu thập và xử lí dữ kiện, tổng hợp kết quả và trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu); năng lực giải quyết vấn đề (thông qua các hoạt động tổ chức cho học sinh đề xuất vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch tìm hiểu các hiện tượng đa dạng của thế giới sống gần gũi với cuộc sống hằng ngày); năng lực nhận thức sinh học, tìm hiểu thế giới sống, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về sinh học vào thực tiễn được giáo viên tổ chức dễ dàng, thuận lợi qua cách tiếp cận cấu trúc của mỗi bài học trong sách.

Một số bài học được trình bày dạng tiếp cận quan điểm tìm tòi khám phá, tạo điều kiện để giáo viên và nhà trường có thể khai thác và sử dụng các phương thức tổ chức dạy học hiện đại như: dạy học thực hành, dạy học dựa trên giải quyết vấn đề, dạy học bằng dự án, dạy học dựa trên trải nghiệm, khám phá; dạy học phân hoá,…

Hình thức tổ chức dạy học được thể hiện và gợi ý trong sách rõ ràng, đa dạng. Nhìn vào nội dung và cấu trúc bài học được gợi ý trong sách, giáo viên có thể tổ chức dạy học trong lớp kết hợp dạy học ngoài lớp, tham quan,… và học sinh sẽ có cơ hội được trải nghiệm trong các hoạt động thực hành, gắn với thực tiễn cao. Ví dụ: các hoạt động trong chuyên đề Một số vấn đề về du lịch thế giới.

Tăng cường tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm trong môn học. Các bài học dự án có gợi ý tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động thực hành như điều tra, khảo sát, thu thập thông tin,… nhằm tạo cơ hội cho học sinh được tham gia rèn luyện và phát triển năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống. Ví dụ: Các hoạt động ở cả 3 chuyên đề đều có thể thực hiện nhiều hình thức khác nhau: dạy học trên lớp, dạy học trên thư viện, đi khảo sát điều tra thực tế,…

2.1.2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức liên môn giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết bài học với thực tiễn cuộc sống.

Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP ĐỊA LÍ 11 Kết nối tri thức với cuộc sống có những nội dung kiến thức liên môn với các môn Lịch sử, Giáo dục Kinh tế và pháp luật, Toán học, Công nghệ, Sinh học. Các kiến thức của các môn học sẽ tạo điều kiện cơ sở cho học sinh học tập tốt hơn chuyên đề học tập môn Địa lí ở lớp 11, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp.

2.1.3. Nội dung sách giáo khoa giúp giáo viên có thể đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực của học sinh.

Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP ĐỊA LÍ 11 Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn với cấu trúc thống nhất, gắn liền với các năng lực đặc thù của học sinh. Giáo viên dễ hiểu và có thể thu thập thông tin để đánh giá các năng lực đặc thù của học sinh được phát triển trong mỗi chuyên đề.

Mỗi nội dung chuyên đề bao gồm bốn hoạt động: mở đầu, kiến thức mới, luyện tập và vận dụng.

2.1.4. Nội dung sách giáo khoa giúp nhà trường và giáo viên tự chủ, sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP ĐỊA LÍ 11 Kết nối tri thức với cuộc sống đều viết theo hướng mở, chủ yếu chỉ định hướng yêu cầu cần đạt của hoạt động. Giáo viên chủ động, sáng tạo trong việc thay đổi nội dung chất liệu trải nghiệm. Giáo viên có thể đảo đổi vị trí các chuyên đề hoặc các nội dung trong một chuyên đề nếu hợp logic nhận thức để thực hiện khi xây dựng kế hoạch giáo dục mà không ảnh hưởng đến việc đạt mục tiêu giáo dục.

2.2. Phù hợp với năng lực và tâm lý lứa tuổi học sinh:

2.2.1. Mức độ tiếp cận kiến thức hợp lý, vừa phù hợp với sức học của đại đa số học sinh ở các vùng miền, vừa tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực riêng; đảm bảo sự thân thiện, gần gũi với mọi học sinh.

Nhìn chung Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP ĐỊA LÍ 11 Kết nối tri thức với cuộc sống có lượng kiến thức hợp lí, phù hợp với sức học của đại đa số học sinh ở các vùng miền, đồng thời tạo điều kiện cho các em học sinh khá, giỏi phát huy năng lực riêng của mình. Các hình ảnh, từ ngữ sử dụng trong sách thân thiện, gần gũi với mọi học sinh.

2.2.2. Sách giáo khoa có chỉ dẫn rõ ràng, giúp học sinh xác định được mục tiêu học tập, tương tác, hình thành các năng lực của học sinh.

Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP ĐỊA LÍ 11 Kết nối tri thức với cuộc sống có chỉ dẫn rõ ràng các hoạt động.

Sách có bảng hướng dẫn sử dụng ở đầu với các chú thích hoạt động rõ ràng. Thiết kế các đầu mục mạch lạc, rõ ràng, có logo nhận biết các hoạt động, hệ thống kênh hình, kênh chữ, kênh phụ thiết kế thống nhất dễ dàng cho học sinh sử dụng sách. Sách chú trọng đến việc khai thác và phát huy tối đa các kiến thức, kinh nghiệm thực tế của cá nhân trong việc xây dựng, hình thành kiến thức khoa học mới trong bài học. Các chuyên đề trong sách đều có những câu hỏi gần gũi để học sinh tự liên hệ, vận dụng và tự đánh giá trong quá trình học.

Các bảng số liệu, biểu đồ sử dụng trong sách đều có chú thích nguồn rõ ràng, thuận tiện cho giáo viên và học sinh tra cứu và cập nhật.

2.2.4. Sách giáo khoa, học liệu điện tử hỗ trợ tối đa cho học sinh học tích cực, hiệu quả.

Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP ĐỊA LÍ 11 Kết nối tri thức với cuộc sống được hỗ trợ tối đa về học liệu tại các trang Web của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam:

taphuan.nxbgd.vn

hanhtrangso.nxbgd.vn

www.chantroisangtao.vn

Nhóm Facebook, zalo của các tác giả

2.3. Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập...) của địa phương.

Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP ĐỊA LÍ 11 Kết nối tri thức với cuộc sống có cách thể hiện nội dung phong phú, gần gũi với học sinh, nhiều hình ảnh sinh động, ngôn ngữ chọn lọc, dễ hiểu, các hoạt động được xây dựng với cách tổ chức đơn giản, linh hoạt nên phù hợp điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập...) của địa phương.

2.4. Phù hợp với thiết bị dạy học: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.

Sách CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP ĐỊA LÍ 11 Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn có nội dung phù hợp với các đồ dùng, thiết bị dạy học không có trong danh mục thiết bị tối thiểu theo Thông tư 39/2021/TT-BGDĐT vì vậy địa phương triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.

III. KẾT LUẬN:

– Kết quả bỏ phiếu lựa chọn …… /….. (100%)

– Sau khi rà soát theo các tiêu chí của Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT và bỏ phiếu, tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn sách giáo khoa Địa lí 11 Chuyên đề học tập Địa lí 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống do tác giả Lê Huỳnh (Tổng Chủ biên) để thực hiện trong năm học 2023 – 2024 và các năm học tiếp theo.

2. Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 11 môn Địa lí Chân trời sáng tạo

TRƯỜNG TH ……

TỔ …..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN

NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 11 THEO THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT

NĂM HỌC 2023 – 2024

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Thời gian họp: ….….….….….….….….….….….

Địa điểm: ….….….….….….….….….….….…...

Tổng số thành viên: …….

Tổng số thành viên: ….….

Số thành viên có mặt: ….….

Thành viên vắng mặt: ….….

II. NỘI DUNG NHẬN XÉT

TÊN SÁCH: ĐỊA LÍ 11 – BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tác giả: Nguyễn Kim Hồng (Tổng Chủ biên), Mai Phú Thanh – Hoàng Trọng Tuân (Đồng Chủ biên), Huỳnh Ngọc Sao Ly – Bùi Vũ Thanh Nhật – Phan Văn Phú, Phạm Thị Bạch Tuyết – Trần Quốc Việt

Tiêu chí (Theo TT 25/2020/TT-BGDĐT) và các chỉ báo cụ thể của tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của SGK

ĐỊA LÍ 11 – Chân trời sáng tạo

1. Tiêu chí 1: phù hợp với đặc điểm kinh tế – xã hội của địa phương.

1.1. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm về văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc dân tộc, ngôn ngữ, tính chất vùng miền,... trên địa bàn.

Sách Địa lí 11 – Chân trời sáng tạo được biên soạn theo 2 phần gồm 30 bài học được quy định theo yêu cầu cần đạt của chương trình. Nội dung các bài học phù hợp với đặc điểm văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc dân tộc,… của các địa phương. Nội dung các bài giúp các em được khám phá những vấn đề về tự nhiên cũng như các vấn đề về kinh tế – xã hội đang diễn ra hằng ngày trong các bài học.

1.2. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế của các quốc gia, khu vực.

Địa lí 11 – Chân trời sáng tạo xây dựng được nhiều hoạt động cho HS có cơ hội trải nghiệm, tìm hiểu về một số vấn đề kinh tế – xã hội thế giới (bài 1 đến bài 7); đặc điểm tự nhiên, xã hội (bài 8, 12, 15, 19, 25,...) và đặc điểm kinh tế (bài 18, 20, 26, 30,...) của các khu vực, quốc gia.

1.3. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện cho các trường, các địa phương bổ sung thông tin và nội dung phù hợp, gắn với đặc thù của địa phương.

Nội dung sách được biên soạn cũng nhằm hướng dẫn người dạy và người học thực hiện quá trình tổ chức việc dạy và học một cách chủ động; gợi ý các phương pháp để HS có thể tự học, GV có thể dễ dàng hướng dẫn HS học tập. Chú ý đến việc phân phối bố cục và nội dung hợp lí cho phép GV có thể dễ dàng tham khảo xây dựng kế hoạch dạy học, bổ sung tư liệu, thông tin giảng dạy một cách mềm dẻo, linh hoạt, tuỳ theo điều kiện của địa phương và đối tượng HS (ví dụ, GV có thể sử dụng mà không cần sự hỗ trợ của máy chiếu, phim ảnh; GV có thể phân bổ các bài trong một chương theo thực tế từng địa phương).

1.4. Giá sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế và thu nhập của người dân; sách có thể sử dụng lâu dài.

SGK Địa lí 11 – Chân trời sáng tạo viết theo phần/bài không có chỗ cho HS viết, vẽ nên có thể sử dụng lâu dài. Giá sách được Bộ Tài chính duyệt và phù hợp với kinh tế của người dân địa phương.

2. Tiêu chí 2: phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông.

2.1. Phù hợp với năng lực, trình độ cán bộ quản lí, giáo viên; phù hợp với các hoạt động đổi mới giáo dục có hiệu quả đã triển khai ở địa phương.

2.1.1. Nội dung mỗi bài học trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động học tập cho học sinh.

Tất cả các hoạt động trong SGK Địa lí 11 – Chân trời sáng tạo đều mở về hình thức tổ chức hoạt động. Khi tổ chức dạy học cho HS, GV có thể tuỳ chọn hình thức tổ chức theo cá nhân, cặp đôi, nhóm hay cả lớp hoặc kết hợp nhiều hình thức tổ chức trong cùng 1 hoạt động, sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học một cách linh hoạt.

Ví dụ: Các hình thức, phương pháp kĩ thuật dạy học linh hoạt trong bài 12. Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á

2.1. Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về lãnh thổ và vị trí địa lí

a) Mục tiêu

HS phân tích được ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực Đông Nam Á.

b) Nội dung

HS dựa vào hình 12.1 và thông tin trong bài, hãy:

– Trình bày đặc điểm về phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí khu vực Đông Nam Á.

– Phân tích ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực.

c) Sản phẩm

Nội dung trình bày của HS.

d) Tổ chức thực hiện

– Bước 1: GV tổ chức cho HS làm việc cặp đôi kết hợp kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ ở mục b.

– Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:

+ HS suy nghĩ, ghi chép câu trả lời ra giấy nháp.

+ HS trao đổi, thảo luận cùng nhau và thống nhất nội dung.

– Bước 3: GV gọi ngẫu nhiên 2 cặp đôi lên trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.

– Bước 4: GV nhận xét, góp ý và tổng kết nội dung.

2.2. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

a) Mục tiêu

HS phân tích được ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế – xã hội khu vực Đông Nam Á.

b) Nội dung

HS dựa vào hình 12.1, hình 12.2 và thông tin trong bài, hãy:

– Trình bày đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Đông Nam Á.

– Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế – xã hội khu vực Đông Nam Á.

c) Sản phẩm

Kết quả thảo luận của các nhóm.

d) Tổ chức thực hiện

– Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm (nhóm tối ưu 4 HS). Mỗi nhóm thực hiện một trong các hợp phần của tự nhiên: địa hình và đất đai; khí hậu; sông, hồ; sinh vật; khoáng sản; biển. Trong mỗi hợp phần tự nhiên, mỗi nhóm trình bày đặc điểm và ảnh hưởng của hợp phần đó đến phát triển kinh tế – xã hội (các nhóm thực hiện nhiệm vụ ở mục b). GV sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm, kĩ thuật “khăn trải bàn” để HS thảo luận và trình bày kết quả.

– Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.

– Bước 3: trong mỗi hợp phần tự nhiên, GV gọi ngẫu nhiên một nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

– Bước 4: GV đặt câu hỏi cho các nhóm (nếu có), nhận xét, tuyên dương các nhóm thực hiện tốt và tổng kết nội dung.

2.3. Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về dân cư

a) Mục tiêu

HS phân tích được tác động của các đặc điểm dân cư tới phát triển kinh tế – xã hội khu vực Đông Nam Á.

b) Nội dung

HS dựa vào bảng 12.1, hình 12.3, hình 12.4 và thông tin trong bài, hãy:

– Trình bày đặc điểm dân cư của khu vực Đông Nam Á.

– Phân tích tác động của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế – xã hội khu vực Đông Nam Á.

c) Sản phẩm

Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

– Bước 1: GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ ở mục b. GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, phương pháp dạy học trực quan.

– Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.

– Bước 3: GV gọi một số HS trả lời, các HS còn lại nhận xét, bổ sung.

– Bước 4: GV nhận xét, góp ý và tổng kết nội dung.

2.4. Hoạt động 2.4: Tìm hiểu về xã hội

a) Mục tiêu

HS phân tích được tác động của các đặc điểm xã hội tới phát triển kinh tế – xã hội khu vực Đông Nam Á.

b) Nội dung

HS dựa vào thông tin trong bài, hãy:

– Cho biết đặc điểm xã hội của khu vực Đông Nam Á.

– Phân tích những ảnh hưởng của đặc điểm xã hội đến sự hợp tác, phát triển kinh tế – xã hội trong khu vực.

c) Sản phẩm

Câu trả lời của nhóm HS.

d) Tổ chức thực hiện

– Bước 1:

+ GV tổ chức cho HS làm việc nhóm để thực hiện nhiệm vụ ở mục b. GV sử dụng phương pháp trò chơi “Hiểu ý đồng đội”.

+ GV tổ chức phân nhóm, mỗi nhóm cử 1 đại diện lên bốc thăm nội dung chứa các từ khoá, 1 đại diện thực hiện giám sát chéo và chấm điểm nhóm bạn.

• Nội dung 1: lâu đời, bảo tồn, chất lượng cuộc sống, y tế, phong tục, hợp tác.

• Nội dung 2: đa dạng, giao thoa, du lịch, biết chữ, đầu tư, độc lập.

– Bước 2: các nhóm thực hiện nhiệm vụ.

– Bước 3: GV gọi đại diện HS mỗi nhóm tham gia trò chơi:

+ Đại diện mỗi nhóm dùng lời để diễn tả từ khoá cho đồng đội của mình. Các thành viên khác trong nhóm trả lời. Lưu ý: không được lặp từ, không sử dụng tiếng Anh để diễn tả.

+ Giám sát viên tổng kết điểm các nhóm.

– Bước 4: GV nhận xét, góp ý và tổng kết nội dung.

2.5. Hoạt động 2.5: Tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế chung

a) Mục tiêu

HS trình bày và giải thích được tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực Đông Nam Á.

b) Nội dung

HS dựa vào các bảng 12.2, 12.3, các hình 12.5, 12.6 và thông tin trong bài, hãy trình bày và giải thích tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực Đông Nam Á.

c) Sản phẩm

Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

– Bước 1: GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ ở mục b. GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, phương pháp dạy học trực quan.

– Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.

– Bước 3: GV gọi một số HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.

– Bước 4: GV nhận xét, góp ý và tổng kết nội dung.

2.6. Hoạt động 2.6: Tìm hiểu về các ngành kinh tế

a) Mục tiêu

HS trình bày và giải thích được sự phát triển các ngành kinh tế của khu vực Đông Nam Á.

b) Nội dung

HS dựa vào hình 12.7, hình 12.8 và thông tin trong bài, hãy trình bày và giải thích sự phát triển các ngành kinh tế của khu vực Đông Nam Á.

c) Sản phẩm

Kết quả thảo luận của các nhóm.

d) Tổ chức thực hiện

– Bước 1: GV tổ chức lớp thành các nhóm (nhóm tối ưu từ 4 đến 6 HS) để thực hiện nhiệm vụ ở mục b. GV sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ để phân công công việc cho các nhóm thảo luận theo nội dung trong phiếu học tập 2.

– Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.

– Bước 3: đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

– Bước 4: GV đặt câu hỏi cho các nhóm (nếu có), nhận xét, tuyên dương nhóm thực hiện tốt và tổng kết nội dung.

2.1.2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức liên môn giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết bài học với thực tiễn cuộc sống.

SGK Địa lí 11 – Chân trời sáng tạo có sự kết nối, tích hợp, tương tác tối đa với các môn học và các hoạt động giáo dục khác để đạt mục tiêu giáo dục từ đó hình thành phẩm chất, năng lực cho HS.

Nội dung SGK chú trọng kiến thức tích hợp ở cả hai cấp độ là tích hợp nội môn và tích hợp liên môn. Nội dung tích hợp sẽ nằm chính ngay trong bản chất của khoa học Địa lí. Ngoài tích hợp nội môn, phần tích hợp liên môn được chú trọng trong nội dung kiến thức, nhiều bài học có kiến thức môn Toán học, Ngữ văn, Lịch sử,... Kiến thức tích hợp được thể hiện trong sách ở cả 3 phần: Mở đầu; Hình thành kiến thức mới; Luyện tập và Vận dụng.

2.1.3. Nội dung sách giáo khoa giúp giáo viên có thể đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực của học sinh.

Tất cả các bài của SGK Địa lí 11 – Chân trời sáng tạo đều có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, gắn chặt với các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của HS được quy định trong Chương trình GDPT môn Địa lí.

Các lệnh hoạt động có yêu cầu rõ ràng, tường minh về kết quả cần đạt của hoạt động, GV có thể sử dụng chính hoạt động để đánh giá HS.

2.1.4. Nội dung sách giáo khoa giúp nhà trường và giáo viên tự chủ, sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

Các chủ đề của SGK Địa lí 11 – Chân trời sáng tạo đều viết theo hướng mở, chủ yếu chỉ định hướng yêu cầu cần đạt của hoạt động. GV có thể chủ động, sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch dạy học cho phù hợp với đặc thù của trường lớp, địa phương.

2.2. Phù hợp với năng lực và tâm lý lứa tuổi học sinh:

2.2.1. Mức độ tiếp cận kiến thức hợp lý, vừa phù hợp với sức học của đại đa số học sinh ở các vùng miền, vừa tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực riêng; đảm bảo sự thân thiện, gần gũi với mọi học sinh.

SGK Địa lí 11 – Chân trời sáng tạo có nội dung và hình thức chú trọng đến trình độ và đặc điểm tâm sinh lí của HS lớp 11 trên các vùng miền (thông qua việc trình bày một cách có hệ thống, hợp lí nhiều kênh hình, biểu đồ, sơ đồ, bản đồ; nội dung các câu hỏi, các hoạt động xoay quanh các nguồn tư liệu viết, tư liệu hình ảnh, hạn chế việc sử dụng từ ngữ khó, câu chữ phức tạp).

Nhóm tác giả biên soạn sách cũng quán triệt cách tiếp cận học qua thực hành, thực hành để học; học qua trải nghiệm, trải nghiệm để học; xem sách giáo khoa là công cụ giúp HS phát triển khả năng tự học.

Khi biên soạn, tác giả tích cực vận dụng nguyên lí “Người học là trung tâm” của quá trình dạy và học, với trọng tâm là chú trọng giáo dục hình thành và phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học.

Ngoài ra, nội dung của SGK chú trọng đặc biệt đến quá trình tiếp cận năng lực của HS; giúp GV dễ dàng kết nối với đời sống thực ngay trong lớp học, cung cấp các kĩ năng cần thiết trong đời sống thực tế thông qua việc trình bày các tình huống có vấn đề và gợi mở.

2.2.2. Sách giáo khoa có chỉ dẫn rõ ràng, giúp học sinh xác định được mục tiêu học tập, tương tác, hình thành các năng lực của học sinh.

Với quan điểm biên soạn SGK theo hướng tiếp cận năng lực, cấu trúc trong từng bài học gồm các phần được thiết kế rõ ràng, mạch lạc như sau:

· Mở đầu, bao gồm:

Yêu cầu cần đạt: nêu ngắn gọn các yêu cầu cần đạt trong bài nhằm định hướng cho người học.

Ví dụ: bài 18. Kinh tế Hoa Kỳ

– Giải thích được đặc điểm của nền kinh tế hàng đầu thế giới.

– Trình bày được sự phát triển, phân bố của các ngành kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ), sự chuyển dịch cơ cấu ngành và sự phân hoá lãnh thổ của nền kinh tế Hoa Kỳ.

– Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu.

– Khai thác được thông tin từ các nguồn khác nhau về địa lí Hoa Kỳ.

Kiến thức mà HS cần nắm ở đây là đặc điểm, sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế; sự phân hoá lãnh thổ của nền kinh tế; đọc được bản đồ và khai thác thông tin địa lí.

· Dẫn nhập: Nêu tình huống gợi sự tò mò của HS để bắt đầu bài học. Không yêu cầu HS phải biết câu trả lời chính xác.

Ví dụ: phần dẫn nhập của bài 22. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc đảo đông dân, có cơ cấu dân số già, người dân cần cù, chăm chỉ trong lao động. Vậy, đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư và xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế – xã hội Nhật Bản?

· Hình thành kiến thức mới:

Giới thiệu chi tiết nội dung kiến thức mới. Cuốn sách cấu trúc theo đề mục số La Mã và số tự nhiên đi kèm với những tiêu đề: giúp HS dự đoán được nội dung chính của bài.

– Các nguồn tư liệu (tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, biểu đồ, tư liệu viết,…), chất liệu hình thành nên nội dung bài học.

– Hệ thống câu hỏi phát triển năng lực trong từng phần của mỗi bài nhằm dẫn dắt HS nắm được nội dung chính của từng phần khi sử dụng sách.

· Luyện tập Vận dụng

Ở cuối mỗi bài học là hệ thống các câu hỏi và bài tập hướng tới rèn luyện kĩ năng và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết một vấn đề có liên quan đến hiện tại, thực tế. Một số câu hỏi mang tính chất hệ thống lại kiến thức của bài học cũng có trong mục này.

− Phần Luyện tập là những câu hỏi, nhiệm vụ học tập nhằm ôn luyện kiến thức, kĩ năng cho HS.

– Phần Vận dụng cuối mỗi bài gồm các câu hỏi vận dụng thể hiện rõ quan điểm và yêu cầu cần đạt về phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng của HS vào trong cuộc sống.

Ví dụ về vận dụng trong bài 6. Một số vấn đề an ninh toàn cầu: Hãy tìm hiểu về vai trò và một số hoạt động của Liên hợp quốc trong việc gìn giữ hoà bình trên thế giới.

Như vậy, qua một bài học, HS có rất nhiều cơ hội để tiếp xúc với thế giới bên ngoài, kết nối quá khứ với hiện tại khi được đặt trong những tình huống có thật và phải vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn đề. Cách tiếp cận này của sách hoàn toàn phù hợp với quan điểm tiếp cận năng lực đã đặt ra cho việc biên soạn sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.2.4. Sách giáo khoa, học liệu điện tử hỗ trợ tối đa cho học sinh học tích cực, hiệu quả.

SGK Địa lí 11 – Chân trời sáng tạo được hỗ trợ tối đa về học liệu tại các trang website:

taphuan.nxbgd.vn

hanhtrangso.nxbgd.vn

www.chantroisangtao.vn

2.3. Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập...) của địa phương.

SGK Địa lí 11 – Chân trời sáng tạo với cách thể hiện nội dung rất thú vị, gần gũi với HS, nhiều hình ảnh đẹp mắt, ngôn ngữ chọn lọc, dễ hiểu, các hoạt động được xây dựng với cách tổ chức đơn giản, linh hoạt nên phù hợp điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng,...) của trường lớp, địa phương.

2.4. Phù hợp với thiết bị dạy học: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.

SGK Địa lí 11 – Chân trời sáng tạo không sử dụng các đồ dùng, thiết bị dạy học không có trong danh mục thiết bị tối thiểu theo Thông tư 44/2020/TT-BGDĐT vì vậy địa phương triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.

III. KẾT LUẬN:

– Kết quả bỏ phiếu lựa chọn …… /….. (100%)

– Sau khi rà soát theo các tiêu chí của Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT bỏ phiếu tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn sách giáo khoa Địa lí 11 – Chân trời sáng tạo do Nguyễn Kim Hồng (Tổng Chủ biên), Mai Phú Thanh – Hoàng Trọng Tuân (Đồng Chủ biên) để thực hiện trong năm học 2023 – 2024 và các năm tiếp theo.

3. Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 11 môn Địa lí Cánh Diều

Đang cập nhật...

Trên đây là mẫu Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 11 môn Địa lí cả 3 bộ sách mới kèm file tải về. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan khác trong mục Tài liệu: Dành cho giáo viên nhé.

Đánh giá bài viết
4 1.060
0 Bình luận
Sắp xếp theo