Thông tư 70/2022/TT-BTC quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm
Thông tư số 70 2022 BTC
- Thông tư 70/2022/TT-BTC
- Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
- Chương II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
- Mục 1. QUẢN TRỊ RỦI RO
- Điều 4. Tổ chức quản trị rủi ro
- Điều 5. Chính sách, quy định nội bộ về quản trị rủi ro
- Điều 6. Nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro
- Điều 7. Kiểm tra sức chịu đựng
- Điều 8. Báo cáo quản trị rủi ro
- Điều 9. Hệ thống thông tin quản lý
- Điều 10. Văn hóa quản trị rủi ro
- Mục 2. KIỂM SOÁT NỘI BỘ
- Điều 11. Yêu cầu đối với các quy trình nghiệp vụ
- Điều 12. Hoạt động kiểm soát nội bộ
- Điều 13. Nhiệm vụ của bộ phận kiểm soát tuân thủ
- Mục 3. KIỂM TOÁN NỘI BỘ
- Điều 14. Nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ
- Điều 15. Nguyên tắc của kiểm toán nội bộ
- Điều 16. Quy chế, quy trình kiểm toán nội bộ
- Điều 17. Kế hoạch kiểm toán nội bộ
- Điều 18. Quyền hạn và trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ
- Điều 19. Trách nhiệm của các bộ phận được kiểm toán
- Điều 20. Báo cáo kiểm toán nội bộ
- Mục 4. TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ, HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN, CÔNG TY MẸ CỦA CHI NHÁNH NƯỚC NGOÀI VÀ TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC)
- Điều 21. Trách nhiệm của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, công ty mẹ của chi nhánh nước ngoài
- Điều 22. Trách nhiệm của Tổng giám đốc (Giám đốc)
- Chương III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
- Thuộc tính Thông tư 70/2022/TT-BTC
Ngày 16/11 năm 2022, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 70/2022/TT-BTC về quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài.
Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải ban hành quy chế, quy trình kiểm toán nội bộ. Sau đây là nội dung chi tiết Thông tư số 70/2022/TT-BTC, mời các bạn cùng theo dõi.
Thông tư 70/2022/TT-BTC
BỘ TÀI CHÍNH Số: 70/2022/TT-BTC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2022 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO, KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM, DOANH NGHIỆP TÁI BẢO HIỂM, CHI NHÁNH DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ NƯỚC NGOÀI, CHI NHÁNH DOANH NGHIỆP TÁI BẢO HIỂM NƯỚC NGOÀI
_______________
Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 16 tháng 6 năm 2022;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài.
Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định Điều 84, Điều 85 và khoản 1, khoản 2 Điều 86 Luật Kinh doanh bảo hiểm.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe (sau đây viết tắt là doanh nghiệp bảo hiểm), doanh nghiệp tái bảo hiểm.
2. Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài (sau đây gọi là chi nhánh nước ngoài).
3. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công ty mẹ của chi nhánh nước ngoài là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam.
2. Rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất (tổn thất tài chính, tổn thất phi tài chính) làm giảm thu nhập, vốn tự có dẫn đến làm giảm tỷ lệ an toàn vốn hoặc hạn chế khả năng đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
3. Khẩu vị rủi ro là khả năng mà doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài sẵn sàng chấp nhận các loại rủi ro và mức độ của từng loại rủi ro phù hợp với chiến lược kinh doanh và năng lực tài chính của doanh nghiệp, chi nhánh nước ngoài.
4. Hạn mức rủi ro là giới hạn của từng loại rủi ro mà cá nhân, bộ phận thuộc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có thể được làm trong từng thời điểm, từng quy trình nghiệp vụ.
5. Rủi ro trọng yếu bao gồm nhóm rủi ro bảo hiểm, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, rủi ro đối tác và các rủi ro khác theo đánh giá của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài là có tác động trọng yếu đến an toàn tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
6. Rủi ro bảo hiểm là các rủi ro phát sinh do biến động các yếu tố kỹ thuật liên quan đến tính phí bảo hiểm và trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, bao gồm:
a) Rủi ro liên quan đến tính phí bảo hiểm: Việc thiết lập các giả định tính phí không phù hợp dẫn đến phí bảo hiểm tính toán không đủ để chi trả các quyền lợi bảo hiểm cam kết trong thời hạn hợp đồng và bù đắp các chi phí hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài. Các giả định tính phí bao gồm: Tỷ lệ rủi ro tử vong, tỷ lệ rủi ro sống thọ, tỷ lệ bồi thường, tỷ lệ chi phí, lãi suất đầu tư, tỷ lệ hủy bỏ hợp đồng và các giả định khác sử dụng trong mô hình tính phí bảo hiểm;
b) Rủi ro liên quan đến trích lập dự phòng bồi thường của bảo hiểm phi nhân thọ: Việc trích lập dự phòng bồi thường không đủ để chi trả tiền bồi thường đối với phần trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;
c) Rủi ro liên quan đến thảm họa: Là rủi ro khi tỷ lệ bồi thường thực tế lớn, vượt quá giá định tính phí do các nguyên nhân dịch bệnh, thảm họa gây ra.
7. Rủi ro thị trường là các rủi ro phát sinh từ thị trường đầu tư đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, bao gồm:
a) Rủi ro liên quan đến biến động bất lợi của lãi suất trên thị trường đối với giá trị của giấy tờ có giá, công cụ tài chính có lãi suất, công cụ phái sinh, tài sản đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài;
b) Rủi ro liên quan đến biến động bất lợi của tỷ giá trên thị trường đối với các hoạt động nhận, nhượng tái bảo hiểm, đầu tư nước ngoài;
c) Rủi ro liên quan đến biến động bất lợi của giá cổ phiếu trên thị trường đối với giá trị của cổ phiếu, giá trị chứng khoán phái sinh của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài;
d) Rủi ro không tương xứng về thời hạn của tài sản đầu tư và trách nhiệm cam kết trong hợp đồng bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
8. Rủi ro hoạt động là các rủi ro phát sinh từ việc thiết lập, thực hiện quy trình hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, bao gồm:
a) Rủi ro liên quan đến việc thiết lập không đầy đủ và không tuân thủ các quy định nội bộ và quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài;
b) Rủi ro pháp lý;
c) Rủi ro liên quan đến việc thiết lập các hoạt động thẩm định chưa đầy đủ, chưa phù hợp, làm gia tăng tỷ lệ những đối tượng tham gia bảo hiểm có mức rủi ro cao;
d) Rủi ro liên quan đến việc thiết kế các quyền lợi bảo hiểm không phù hợp với thị trường;
đ) Rủi ro liên quan đến các chính sách về nhân viên và an toàn nơi làm việc;
e) Rủi ro liên quan đến chất lượng hoạt động thuê ngoài không đáp ứng yêu cầu, đối tác thuê ngoài không thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng thuê ngoài;
g) Rủi ro liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin, bảo mật dữ liệu cá nhân và an ninh mạng;
h) Rủi ro liên quan đến gián đoạn kinh doanh;
i) Rủi ro gian lận;
k) Các rủi ro khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
9. Rủi ro đối tác là rủi ro liên quan đến việc đối tác không thực hiện được các cam kết thanh toán đối với các hoạt động đầu tư và hoạt động tái bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
10. Rủi ro thanh khoản là rủi ro doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không có đủ tiền để đáp ứng được khả năng thanh toán cho các khoản phải trả đến hạn của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
11. Quản trị rủi ro là việc nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
12. Văn hóa quản trị rủi ro là giá trị văn hóa của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, thể hiện sự nhận thức thống nhất về tầm quan trọng của hoạt động quản trị rủi ro của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) và các cá nhân, bộ phận trong doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
Chương II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục 1. QUẢN TRỊ RỦI RO
Điều 4. Tổ chức quản trị rủi ro
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải tổ chức quản trị rủi ro với 03 tuyến bảo vệ độc lập như sau:
a) Tuyến bảo vệ thứ nhất: Các bộ phận nghiệp vụ, là các bộ phận trực tiếp xác định, tiếp nhận, đánh giá, kiểm soát, báo cáo và theo dõi các rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh;
b) Tuyến bảo vệ thứ hai: Bộ phận quản trị rủi ro, bộ phận kiểm soát tuân thủ và các bộ phận khác có chức năng kiểm soát rủi ro đối với hoạt động của tuyến bảo vệ thứ nhất;
c) Tuyến bảo vệ thứ ba: Bộ phận kiểm toán nội bộ.
2. Tùy theo quy mô, điều kiện và mức độ phức tạp của hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài xây dựng cơ cấu tổ chức của tuyến bảo vệ thứ hai, bảo đảm thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ sau:
a) Tham mưu cho Tổng giám đốc (Giám đốc) ban hành quy định nội bộ về quản trị rủi ro;
b) Phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ ở tuyến bảo vệ thứ nhất nhận dạng và theo dõi các rủi ro trọng yếu phát sinh;
c) Xây dựng, sử dụng các mô hình đánh giá và đo lường rủi ro để cảnh báo, nhận biết sớm rủi ro và nguy cơ vi phạm các hạn mức rủi ro, đề xuất các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro phát sinh (nếu có);
d) Lập kịch bản kiểm tra sức chịu đựng của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài đối với các rủi ro;
đ) Báo cáo định kỳ quý, năm và báo cáo đột xuất cho Tổng giám đốc (Giám đốc) về tình hình quản trị rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài; kịp thời báo cáo Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, công ty mẹ của chi nhánh nước ngoài trong trường hợp phát hiện các rủi ro có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn tài chính và hiệu quả hoạt động. Báo cáo định kỳ quý phải được gửi không chậm hơn 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý, báo cáo định kỳ năm phải được gửi không chậm hơn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm.
Điều 5. Chính sách, quy định nội bộ về quản trị rủi ro
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải xây dựng các chính sách quản trị rủi ro, quy định nội bộ về quản trị rủi ro như sau:
1. Chính sách quản trị rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải đáp ứng các quy định tại điểm c khoản 2 Điều 86 Luật Kinh doanh bảo hiểm.
2. Các quy định nội bộ về quản trị rủi ro bao gồm các nội dung sau:
a) Chức năng nhiệm vụ, cơ chế phân cấp, thẩm quyền quyết định và trách nhiệm của cá nhân, bộ phận trong hoạt động quản trị rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài;
b) Quy trình xác định, đo lường, theo dõi, giám sát rủi ro liên quan đến các rủi ro trọng yếu; báo cáo trao đổi thông tin, phản hồi về các thay đổi rủi ro và xử lý rủi ro;
c) Các hạn mức rủi ro cụ thể đối với từng loại rủi ro trọng yếu và các rủi ro có liên quan, mối tương quan giữa các rủi ro đó. Các hạn mức rủi ro phải bảo đảm tuân thủ khẩu vị rủi ro và quy định nội bộ về quản trị rủi ro; được đánh giá lại định kỳ tối thiểu một năm một lần và đột xuất khi có thay đổi lớn ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài;
d) Các biện pháp kiểm soát rủi ro phát sinh từ hoạt động kinh doanh và kiểm soát các cá nhân, bộ phận tham gia vào các hoạt động đó.
đ) Kiểm tra sức chịu đựng đáp ứng quy định tại Điều 7 Thông tư này.
e) Kế hoạch dự phòng cho các tình huống khẩn cấp xảy ra nhằm bảo đảm tính liên tục trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài. Kế hoạch này phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, công ty mẹ của chi nhánh nước ngoài thông qua;
g) Cơ chế báo cáo nội bộ về quản trị rủi ro.
Điều 6. Nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro bảo đảm kịp thời, chính xác theo quy định sau:
1. Nhận dạng các rủi ro trọng yếu mà doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có thể gặp phải trong quá trình hoạt động kinh doanh.
2. Đo lường mức độ rủi ro trên cơ sở xác định tác động của rủi ro đó đối với hoạt động, vốn và khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài. Việc đo lường rủi ro được thực hiện bằng các phương pháp, mô hình. Các phương pháp, mô hình đo lường rủi ro phải được kiểm tra, đánh giá định kỳ về tính chính xác và tính hợp lý theo quy định nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài. Các dữ liệu sử dụng trong các phương pháp, mô hình đo lường rủi ro phải bảo đảm độ tin cậy và khả năng kiểm tra được.
3. Theo dõi trạng thái rủi ro và đánh giá kịp thời, cảnh báo sớm khả năng vi phạm các hạn mức rủi ro, hạn chế nguy cơ xảy ra rủi ro để bảo đảm an toàn trong hoạt động; lập các báo cáo nội bộ về theo dõi rủi ro và gửi đến các cá nhân, bộ phận có liên quan.
4. Kiểm soát việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ theo các hạn mức rủi ro tương ứng; kiểm tra sức chịu đựng theo quy định tại Điều 7 Thông tư này, có các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu và xử lý kịp thời các rủi ro để bảo đảm tuân thủ các hạn mức rủi ro.
Điều 7. Kiểm tra sức chịu đựng
1. Hàng năm, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải thực hiện kiểm tra sức chịu đựng về vốn và khả năng thanh toán theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Việc kiểm tra sức chịu đựng được thực hiện như sau:
a) Lập tối thiểu 02 kịch bản: 01 kịch bản với các điều kiện hoạt động bình thường; 01 kịch bản với các diễn biến bất lợi về tỷ lệ rủi ro bảo hiểm, hoạt động đầu tư, chi phí hoạt động và các yếu tố khác theo đánh giá của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài. Các kịch bản lựa chọn phải được lập tối thiểu cho 05 năm tài chính tiếp theo và được xây dựng trên cơ sở phân tích số liệu thống kê, thực tế hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, dự báo diễn biến kinh tế vĩ mô;
b) Tính toán tác động của các giả định tới chỉ tiêu vốn, biên khả năng thanh toán và an toàn tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài trong từng kịch bản (bao gồm phân tích định lượng và phân tích định tính).
3. Căn cứ kết quả kiểm tra sức chịu đựng, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài xác định các biện pháp nhằm bảo đảm duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài khi có các diễn biến bất lợi (nếu có).
Điều 8. Báo cáo quản trị rủi ro
1. Báo cáo quản trị rủi ro phải bao gồm các nội dung sau:
a) Đánh giá mức độ đầy đủ của hoạt động quản trị rủi ro, xác định nguồn lực tài chính cần có để quản lý hoạt động kinh doanh trong khả năng chấp nhận rủi ro và các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài;
b) Đánh giá chi tiết về từng loại rủi ro trọng yếu của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài và các thay đổi rủi ro trong hoạt động;
c) Cách thức quản lý từng loại rủi ro trọng yếu của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài;
d) Kết quả kiểm tra sức chịu đựng và phân tích khả năng tiếp tục hoạt động trong các tình huống bất lợi đối với hoạt động kinh doanh.
2. Hàng năm, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm lập và gửi Bộ Tài chính trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc nộp trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ Tài chính báo cáo quản trị rủi ro chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Báo cáo quản trị rủi ro được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục Thông tư này.
Điều 9. Hệ thống thông tin quản lý
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải có hệ thống thông tin quản lý để cung cấp thông tin, báo cáo nội bộ cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, công ty mẹ của chi nhánh nước ngoài, Tổng giám đốc (Giám đốc) và các cá nhân, bộ phận có liên quan để thực hiện chức năng, nhiệm vụ bảo đảm tuân thủ quy định tại Thông tư này.
2. Hệ thống thông tin quản lý tối thiểu bao gồm:
a) Các báo cáo nội bộ, biên bản họp, nghị quyết của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm hoặc quyết định của công ty mẹ của chi nhánh nước ngoài, các quyết định của Tổng Giám đốc (Giám đốc) và các thông tin quản lý khác theo quy định của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài. Các báo cáo nội bộ phải tối thiểu bao gồm các báo cáo sau: Báo cáo quản trị rủi ro; báo cáo kiểm toán nội bộ, các báo cáo của bộ phận kiểm soát tuân thủ;
b) Cơ cấu tổ chức quản lý, vận hành hệ thống thông tin quản lý, trong đó quy định cụ thể trách nhiệm sử dụng hệ thống thông tin quản lý của cá nhân, bộ phận có liên quan;
c) Thu thập, xử lý, lưu trữ, cung cấp thông tin; xây dựng, gửi, tiếp nhận và xử lý báo cáo;
d) Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu tại điểm c, điểm d khoản 3 Điều này.
3. Hệ thống thông tin quản lý phải bảo đảm:
a) Cung cấp thông tin, dữ liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời, đáp ứng các yêu cầu của công tác quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài;
b) Cập nhật tình hình tuân thủ các quy định của pháp luật, quy định nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài;
c) Bảo mật, bảo đảm an toàn thông tin, dữ liệu và có các hệ thống thông tin dự phòng để bảo đảm việc lưu trữ, sử dụng thông tin được an toàn, hiệu quả và không bị gián đoạn;
d) Được rà soát, đánh giá lại, được nâng cấp, cập nhật thường xuyên, kịp thời đáp ứng nhu cầu thông tin quản lý, quy mô, cơ cấu và mức độ phức tạp trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
Điều 10. Văn hóa quản trị rủi ro
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài xây dựng văn hóa quản trị rủi ro thông qua việc ban hành và thực hiện bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, quy định nội bộ về quản trị rủi ro, chế độ khen thưởng, kỷ luật.
2. Bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
a) Nhân viên thực hiện nhiệm vụ, thẩm quyền được giao một cách trung thực vì lợi ích của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài; không lợi dụng chức vụ, thông tin của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài để thu lợi cá nhân, làm tổn hại tới lợi ích của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài;
b) Các cá nhân, bộ phận có trách nhiệm báo cáo kịp thời với cấp có thẩm quyền khi phát hiện các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản này và các hành vi vi phạm quy định pháp luật, quy định nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
3. Quy định nội bộ về quản trị rủi ro phải tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
4. Chế độ khen thưởng, kỷ luật phải bảo đảm nguyên tắc chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời. Việc thực hiện khen thưởng, kỷ luật phải được đánh giá theo chức năng, nhiệm vụ được giao của từng bộ phận, cá nhân của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
Mục 2. KIỂM SOÁT NỘI BỘ
Điều 11. Yêu cầu đối với các quy trình nghiệp vụ
1. Để bảo đảm thực hiện hoạt động kiểm soát nội bộ, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải xây dựng các quy trình nghiệp vụ. Các quy trình nghiệp vụ bao gồm tối thiểu các quy trình sau: Quy trình định phí và phát triển sản phẩm bảo hiểm; quy trình khai thác, thẩm định; quy trình bồi thường và trả tiền bảo hiểm; quy trình tái bảo hiểm và quy trình kiểm soát nội bộ.
2. Các quy trình nghiệp vụ phải bảo đảm việc phân cấp và thẩm quyền phê duyệt rõ ràng, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cá nhân và bộ phận thực hiện; thẩm quyền phê duyệt được xác định căn cứ vào quy mô giao dịch, hạn mức rủi ro và các giới hạn khác theo quy định nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
Điều 12. Hoạt động kiểm soát nội bộ
Hoạt động kiểm soát nội bộ bảo đảm các nguyên tắc sau:
1. Kiểm soát nội bộ được thực hiện đối với tất cả hoạt động, quy trình nghiệp vụ và các bộ phận của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
2. Bộ phận kiểm soát tuân thủ phải độc lập với các bộ phận nghiệp vụ.
3. Một nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không đảm nhiệm cùng một lúc những chức vụ, nhiệm vụ có mục đích, quyền lợi mâu thuẫn hoặc chồng chéo nhau.
4. Nhân viên không được sử dụng thông tin của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài đó phục vụ cho mục đích cá nhân; không được che giấu hành vi vi phạm quy định của pháp luật và quy định nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
5. Bảo đảm có sự kiểm tra, giám sát chéo trong việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ.
6. Hệ thống thông tin về tài chính phục vụ hoạt động kiểm soát nội bộ phải trung thực, hợp lý, đầy đủ, chính xác, kịp thời.
Điều 13. Nhiệm vụ của bộ phận kiểm soát tuân thủ
Nhiệm vụ của bộ phận kiểm soát tuân thủ bao gồm:
1. Tham mưu cho Tổng giám đốc (Giám đốc) hoặc cấp có thẩm quyền ban hành quy trình kiểm soát nội bộ.
2. Kiểm tra, đánh giá định kỳ hàng năm, đột xuất việc tuân thủ các quy định của pháp luật, quy chế, quy trình nội bộ và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của các cá nhân, bộ phận nghiệp vụ.
3. Hỗ trợ các bộ phận liên quan trong việc xây dựng, rà soát quy định nội bộ nhằm bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật; kiến nghị, hoàn thiện quy trình, quy định nội bộ.
4. Lập báo cáo định kỳ hàng quý, hàng năm và đột xuất cho Tổng giám đốc (Giám đốc) về tình hình tuân thủ các quy định của pháp luật, quy chế, quy trình nội bộ và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của các cá nhân, bộ phận nghiệp vụ, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy trình nghiệp vụ (nếu cần thiết). Báo cáo định kỳ quý phải được gửi không chậm hơn 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý, báo cáo định kỳ năm phải được gửi không chậm hơn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm.
5. Kịp thời báo cáo Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, công ty mẹ của chi nhánh nước ngoài trong trường hợp phát hiện các vi phạm trong việc tuân thủ quy định pháp luật của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
Mục 3. KIỂM TOÁN NỘI BỘ
Điều 14. Nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ
Nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ bao gồm:
1. Kiểm toán việc tuân thủ pháp luật, quy trình và quy chế nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
2. Kiểm toán tính an toàn, hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản và nguồn lực của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
3. Kiểm toán tính chính xác, trung thực, hiệu quả của quy trình kiểm soát các thông tin tài chính và việc lập báo cáo tài chính.
4. Kiểm toán tính đầy đủ, chính xác, an toàn của hệ thống công nghệ thông tin và phần mềm nghiệp vụ.
5. Kiểm toán các nội dung khác theo yêu cầu của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, công ty mẹ của chi nhánh nước ngoài.
Điều 15. Nguyên tắc của kiểm toán nội bộ
1. Tính độc lập:
a) Tổ chức và hoạt động của bộ phận kiểm toán nội bộ phải độc lập với các bộ phận của tuyến bảo vệ thứ nhất và tuyến bảo vệ thứ hai;
b) Người làm công tác kiểm toán nội bộ không được đồng thời đảm nhận các công việc tại các bộ phận của tuyến bảo vệ thứ nhất và tuyến bảo vệ thứ hai;
c) Kiểm toán nội bộ không chịu bất cứ sự can thiệp nào trong quá trình xác định phạm vi và nội dung kiểm toán, khi thực hiện đánh giá và báo cáo kết quả kiểm toán.
2. Tính khách quan:
a) Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải bảo đảm tính khách quan, trung thực, công bằng, không định kiến;
b) Các ghi nhận trong báo cáo kiểm toán nội bộ phải được phân tích cẩn trọng và dựa trên cơ sở các dữ liệu, thông tin thu thập được;
c) Người làm công tác kiểm toán nội bộ không được thực hiện kiểm toán đối với quy định, chính sách nội bộ, thủ tục, quy trình mà người này chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng quy định, chính sách nội bộ, thủ tục, quy trình đó;
d) Người làm công tác kiểm toán nội bộ không được tham gia kiểm toán các hoạt động, các bộ phận mà người này chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động hoặc quản lý bộ phận đó trong thời hạn 02 năm kể từ khi có quyết định không thực hiện hoạt động hoặc quản lý bộ phận đó;
đ) Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải kịp thời báo cáo cho Trưởng bộ phận kiểm toán nội bộ các vấn đề có thể ảnh hưởng đến tính khách quan khi thực hiện hoạt động kiểm toán nội bộ. Trường hợp phát hiện người làm công tác kiểm toán nội bộ có thể không bảo đảm thực hiện nguyên tắc về tính khách quan trong hoạt động kiểm toán nội bộ, Trưởng bộ phận kiểm toán nội bộ phải báo cáo cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, công ty mẹ của chi nhánh nước ngoài để có giải pháp phù hợp;
e) Kết quả thực hiện nhiệm vụ của Trưởng bộ phận kiểm toán nội bộ phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, công ty mẹ của chi nhánh nước ngoài thường xuyên kiểm tra, rà soát, đánh giá.
3. Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kiểm toán nội bộ trong phạm vi nhiệm vụ được giao.
Điều 16. Quy chế, quy trình kiểm toán nội bộ
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải ban hành quy chế, quy trình kiểm toán nội bộ.
2. Quy chế kiểm toán nội bộ phải bao gồm các nội dung sau:
a) Mục tiêu, phạm vi hoạt động, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài và mối quan hệ với các bộ phận khác;
b) Các nguyên tắc cơ bản, yêu cầu về trình độ chuyên môn, việc bảo đảm chất lượng của kiểm toán nội bộ và các nội dung có liên quan khác.
3. Quy trình kiểm toán nội bộ hướng dẫn chi tiết các nội dung:
a) Phương thức đánh giá, phân loại mức độ rủi ro (thấp, trung bình, cao) làm căn cứ xây dựng kế hoạch kiểm toán nội bộ;
b) Phương thức lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm, cách thức thực hiện công việc kiểm toán, lập và gửi báo cáo kiểm toán, theo dõi thực hiện kiến nghị sau kiểm toán;
c) Cách thức lưu hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ.
Điều 17. Kế hoạch kiểm toán nội bộ
1. Bộ phận kiểm toán nội bộ xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm, bao gồm phạm vi kiểm toán, đối tượng kiểm toán, các mục tiêu kiểm toán, thời gian kiểm toán và việc phân bổ các nguồn lực.
2. Những bộ phận, nghiệp vụ có mức độ rủi ro cao theo đánh giá của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải được đưa vào kế hoạch kiểm toán hàng năm.
3. Khi xây dựng kế hoạch kiểm toán nội bộ, bộ phận kiểm toán nội bộ phải dự phòng quỹ thời gian đủ để thực hiện các cuộc kiểm toán đột xuất khi có yêu cầu.
Điều 18. Quyền hạn và trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ
1. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, bộ phận kiểm toán nội bộ có các quyền sau đây:
a) Được cung cấp đầy đủ, kịp thời tất cả các thông tin, tài liệu, hồ sơ cần thiết cho công tác kiểm toán nội bộ;
b) Được tiếp cận, xem xét tất cả các quy trình nghiệp vụ, tài sản khi thực hiện kiểm toán nội bộ;
c) Được tiếp cận, phỏng vấn tất cả nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài về các vấn đề liên quan đến nội dung kiểm toán;
d) Được nhận tài liệu, văn bản, biên bản họp của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, công ty mẹ của chi nhánh nước ngoài có liên quan đến công việc của kiểm toán nội bộ.
2. Bộ phận kiểm toán nội bộ có các trách nhiệm sau:
a) Bảo mật tài liệu, thông tin theo đúng quy định pháp luật hiện hành, Điều lệ và quy chế nội bộ về kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài;
b) Báo cáo ngay cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, công ty mẹ của chi nhánh nước ngoài, Tổng giám đốc (Giám đốc) nếu trong quá trình kiểm toán phát hiện các sai phạm nghiêm trọng hoặc khi nhận thấy có nguy cơ rủi ro cao có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài;
c) Kịp thời lập, hoàn thành và gửi báo cáo kiểm toán cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, công ty mẹ của chi nhánh nước ngoài, Tổng giám đốc (Giám đốc) và bộ phận được kiểm toán sau khi kết thúc mỗi cuộc kiểm toán;
d) Giám sát, đánh giá và theo dõi các hoạt động sửa chữa, khắc phục, hoàn thiện đối với các vấn đề mà kiểm toán nội bộ đã ghi nhận và có khuyến nghị;
đ) Thông báo cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, công ty mẹ của chi nhánh nước ngoài trong trường hợp các tồn tại nêu trong báo cáo kiểm toán không được sửa chữa và khắc phục kịp thời;
e) Thực hiện lưu trữ hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ dưới dạng văn bản, theo trình tự để các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền khai thác.
Điều 19. Trách nhiệm của các bộ phận được kiểm toán
1. Cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của bộ phận kiểm toán nội bộ để thực hiện hoạt động kiểm toán.
2. Thông báo ngay cho bộ phận kiểm toán nội bộ khi phát hiện dấu hiệu vi phạm, rủi ro có thể ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
3. Thực hiện kịp thời kiến nghị tại báo cáo kiểm toán nội bộ và chỉ đạo của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, công ty mẹ của chi nhánh nước ngoài, Tổng Giám đốc (Giám đốc) (nếu có).
Điều 20. Báo cáo kiểm toán nội bộ
1. Bộ phận kiểm toán nội bộ phải trình báo cáo kiểm toán nội bộ cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, công ty mẹ của chi nhánh nước ngoài trong thời hạn tối đa không quá 90 ngày kể từ ngày kết thúc mỗi cuộc kiểm toán.
2. Báo cáo kiểm toán nội bộ phải trình bày rõ:
a) Nội dung kiểm toán, phạm vi kiểm toán;
b) Những đánh giá, kết luận về nội dung đã được kiểm toán và cơ sở đưa ra các ý kiến này;
c) Tồn tại, vi phạm, các ý kiến giải trình của đối tượng kiểm toán;
d) Kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót và xử lý vi phạm; các biện pháp nhằm cải tiến quy trình nghiệp vụ, hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro, cơ cấu tổ chức doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài (nếu có).
Mục 4. TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ, HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN, CÔNG TY MẸ CỦA CHI NHÁNH NƯỚC NGOÀI VÀ TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC)
Điều 21. Trách nhiệm của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, công ty mẹ của chi nhánh nước ngoài
Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, công ty mẹ của chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm:
1. Quyết định cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài để thực hiện quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ.
2. Ban hành chính sách quản trị rủi ro trong từng thời kỳ; nguyên tắc thực hiện kiểm soát nội bộ; quy trình kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
3. Phê duyệt các quy định nội bộ về quản trị rủi ro trước khi Tổng giám đốc (Giám đốc) ban hành; phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm.
4. Chỉ đạo, giám sát Tổng giám đốc (Giám đốc) trong việc:
a) Xử lý, khắc phục các tồn tại, hạn chế về tổ chức quản trị rủi ro và thực hiện các yêu cầu, kiến nghị tổ chức kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ và các cơ quan có thẩm quyền;
b) Xử lý các hành vi vi phạm, vi phạm đạo đức nghề nghiệp và quy định nội bộ của các cá nhân và bộ phận có liên quan.
5. Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm có trách nhiệm phê duyệt báo cáo quản trị rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm trước khi báo cáo Bộ Tài chính. Thẩm quyền phê duyệt báo cáo quản trị rủi ro của chi nhánh nước ngoài trước khi báo cáo Bộ Tài chính thực hiện theo quy chế hoạt động của chi nhánh nước ngoài và quy định của công ty mẹ.
Điều 22. Trách nhiệm của Tổng giám đốc (Giám đốc)
Tổng giám đốc (Giám đốc) của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm:
1. Ban hành các quy trình nghiệp vụ (bao gồm cả quy trình kiểm soát nội bộ), chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; các quy định nội bộ về quản trị rủi ro; chế độ khen thưởng, kỷ luật; thực hiện phân bổ hạn mức rủi ro theo từng quy trình và hoạt động nghiệp vụ.
2. Tổ chức thực hiện hoạt động kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro theo quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương này.
3. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và quyết định các giải pháp điều chỉnh, khắc phục (nếu cần thiết).
4. Tổ chức vận hành và hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý.
5. Chỉ đạo các bộ phận thuộc tuyến bảo vệ thứ nhất và tuyến bảo vệ thứ hai phối hợp với kiểm toán nội bộ theo quy chế về kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
6. Chỉ đạo thực hiện những kiến nghị tại báo cáo kiểm toán nội bộ và thực hiện chỉ đạo của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên (nếu có), thông báo cho bộ phận kiểm toán nội bộ tình hình kết quả thực hiện.
Chương III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 23. Hiệu lực của Thông tư
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
Thuộc tính Thông tư 70/2022/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 70/2022/TT-BTC | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Cao Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 16/11/2022 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm |
Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Bảo hiểm xã hội được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.
Tải Thông tư 70/2022/TT-BTC pdf
05/12/2022 10:11:03 SA
Cơ quan ban hành: | Người ký: | ||
Số hiệu: | Lĩnh vực: | Đang cập nhật | |
Ngày ban hành: | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật | |
Loại văn bản: | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật | |
Tình trạng hiệu lực: |
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Bài liên quan
-
Hướng dẫn sinh viên muốn thi lại Đại học, Cao đẳng 2025
-
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2024
-
(Mới nhất) Lịch nghỉ Quốc khánh 2/9/2025
-
Chính sách mới về tiền lương sắp có hiệu lực 2024
-
Người lái xe sử dụng đèn như thế nào khi lái xe trong khu đô thị và đông dân cư vào ban đêm?
-
Điểm mới Lịch nghỉ tết âm lịch 2023
-
Lịch nghỉ Tết của sinh viên năm 2023
-
Lịch nghỉ Tết 2025 chính thức các đối tượng
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Bảo hiểm
Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15
Thông tuyến bảo hiểm y tế là gì 2024?
Thông tư 01/2013/TT-BLĐTBXH
Quyết định 959/QĐ-BHXH về Quy định thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
Công văn 2935/LĐTBXH-BHXH chỉ đạo thực hiện luật bảo hiểm xã hội năm 2014
Tải Quyết định 208/QĐ-LĐTBXH 2024 TTHC sửa đổi lĩnh vực bảo trợ xã hội file Doc, Pdf
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác