Thông tư 46/2017/TT-BTTTT

Tải về

Thông tư 46/2017/TT-BTTTT - Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim

Ngày 29/12/2017, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 46/2017/TT-BTTTT về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim. Thông tư sẽ có hiệu lực từ ngày 15/02/2018.

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 46/2017/TT-BTTTT

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2017

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VIÊN CHỨC ÂM THANH VIÊN, PHÁT THANH VIÊN, KỸ THUẬT DỰNG PHIM, QUAY PHIM THUỘC CHUYÊN NGÀNH THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông.

2. Thông tư này áp dụng đối với các chức danh viên chc âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 2. Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp

1. Chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về thông tin và truyền thông.

2. Trung thực, khách quan, có tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao; thực hiện đúng và đầy đcác nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.

3. Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nghề nghiệp; không lạm dụng vị trí công tác, nhiệm vụ được phân công để trục lợi; đoàn kết, sáng tạo, sẵn sàng tiếp thu, học hỏi cái mới, tự nâng cao trình độ; có ý thức phối hợp, giúp đỡ đồng nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác; tích cực tham gia nghiên cứu khoa học để phát triển nghề nghiệp và nâng cao trình độ.

Chương II

TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP

Mục 1. CHỨC DANH ÂM THANH VIÊN

Điều 3. Âm thanh viên hạng I

1. Nhiệm vụ:

- Chủ trì tổng kết chuyên môn, nghiệp vụ; chuẩn bị nội dung, tham gia các cuộc hội thảo chuyên ngành trong nước và trên thế giới;

- Tổ chức thực hiện ghi âm, hòa âm cho những phim, công trình nghệ thuật có quy mô lớn, phải sử dụng nhiều phương tiện kỹ thuật đảm bo chất lượng âm thanh cao;

- Đưa ra định hướng phát triển kỹ thuật của đơn vị, ngành và cấp nhà nước;

- Quy hoạch, lập kế hoạch phát triển hệ thống kỹ thuật mang tính tiên tiến trong trung và dài hạn;

- Phát hiện và tổ chức ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực âm thanh nhầm góp phần nâng cao chất lượng nghệ thuật đối với các chương trình biểu diễn, điện ảnh và truyền hình;

- Ch trì xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng cho ngạch âm thanh viên hạng dưới;

- Chuẩn bị nội dung, trực tiếp tham gia các cuộc hội thảo về âm thanh trong nước và trên thế giới.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành âm thanh, điện tử viễn thông hoặc tương đương trở lên;

b) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn knăng sử dụng công nghệ thông tin (sau đây viết tắt là Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT);

c) Có trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (sau đây viết tắt là Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT);

d) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh Âm thanh viên hạng I.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Nắm vng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành;

b) Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành; Am hiểu về âm nhạc, nắm vững nguyên tắc kết hợp giữa các loại âm thanh, giữa âm thanh với hình ảnh hoặc với nghệ thuật biểu diễn;

c) Đã chủ trì hoặc tham gia biên tập ít nhất 04 (bốn) tác phẩm được Hội đồng nghệ thuật, khoa học chuyên ngành thừa nhận hoặc đạt gii thưởng; hoặc tham gia ít nhất 02 (hai) công trình lý luận, nghiên cứu lý luận về khoa học nghiệp vụ chuyên ngành (cấp Bộ, tỉnh hoặc tương đương);

d) Viên chức thăng hạng từ chức danh Âm thanh viên hạng II lên chức danh Âm thanh viên hạng I phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này và có tổng thời gian giữ chức danh Âm thanh viên hạng II và chức danh tương đương tối thiểu là 06 (sáu) năm (từ đủ 72 tháng), trong đó có ít nhất 02 (hai) năm (từ đủ 24 tháng) giữ chức danh Âm thanh viên hạng II.

Điều 4. Âm thanh viên hạng II

1. Nhiệm vụ:

- Tổng kết chuyên môn nghiệp vụ; tham gia chuẩn bị nội dung các hội thảo nghiệp vụ chuyên ngành ở trong và ngoài nước;

- Xây dựng phương án kỹ thuật, trang âm và dự toán âm thanh đáp ứng yêu cầu chương trình và thực tế hiện trường;

- Tổ chức thực hiện ghi âm (lời thoại, âm nhạc, tiếng động...) và phối hợp âm thanh (hòa âm) cho các thể loại phim;

- Sử dụng thành thạo và bảo quản các thiết bị ghi âm thanh, quy chế và quy trình công nghệ;

- Thiết lập hệ thống dự phòng đảm bảo yếu tố an toàn khi có yêu cầu đối với các sự kiện truyền hình trực tiếp;

- Tổ chức triển khai lắp đặt, cân chỉnh hệ thống theo yêu cầu chương trình và phương án kỹ thuật đề ra;

- Hướng dẫn nghiệp vụ cho viên chức Âm thanh viên hạng dưới.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành âm thanh, điện tử viễn thông hoặc tương đương trở lên;

b) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT;

c) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 (B1) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT;

d) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh Âm thanh viên hạng II.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đng và pháp luật của Nhà nước và các văn bản liên quan đến chính trị, tư tưởng lĩnh vực mình hoạt động;

b) Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành; am hiểu về âm nhạc, nắm vững nguyên tắc kết hợp giữa các loại âm thanh, giữa âm thanh với hình ảnh hoặc với nghệ thuật biểu diễn;

c) Đã chủ trì hoặc tham gia biên tập ít nhất 02 (hai) tác phẩm được Hội đồng nghệ thuật, khoa học chuyên ngành thừa nhận hoặc đạt giải thưởng; hoặc tham gia viết chuyên đề trong ít nhất 01 (một) công trình lý luận, nghiên cứu lý luận về khoa học nghiệp vụ chuyên ngành (cấp Bộ, tỉnh hoặc tương đương);

d) Viên chức thăng hạng từ chức danh Âm thanh viên hạng III lên chức danh Âm thanh viên hạng II phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này và có tổng thời gian giữ chức danh Âm thanh viên hạng III và chức danh tương đương tối thiểu là 09 (chín) năm (từ đủ 108 tháng), trong đó có ít nhất 03 (ba) năm (từ đủ 36 tháng) giữ chức danh Âm thanh viên hạng III.

Điều 5. Âm thanh viên hạng III

1. Nhiệm vụ:

- Triển khai tổ chức thực hiện ghi âm, tiếng động cho các thể loại phim theo sự phân công của chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng trên;

- Thực hiện thu thanh, chọn nhạc, lồng nhạc, hòa âm theo quy trình sản xuất đề ra;

- Phối hợp những loại âm thanh không phức tạp cho các thể loại phim;

- Tiến hành cân chỉnh hệ thống thiết bị kỹ thuật trước khi tiến hành thực hiện chương trình nhằm đảm bảo chất lượng yêu cầu;

- Thực hiện khai thác hệ thống kỹ thuật nhằm đảm bảo hiệu quả âm thanh thu được về không gian âm thanh, tiếng chương trình và đảm bảo chất lượng âm thanh;

- Sử dụng thành thạo và bảo quản trang thiết bị kỹ thuật được giao theo quy trình sản xuất chương trình.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành điện tử viễn thông, âm thanh, điện thanh, vô tuyến điện trở lên;

b) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tincơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT;

c) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT;

d) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh Âm thanh viên hạng III.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành; những thành tựu mới, các sự kiện quan trọng của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội;

b) Thành thạo nghiệp vụ chuyên ngành;

c) Viên chức thăng hạng từ chức danh Âm thanh viên hạng IV lên chức danh Âm thanh viên hạng III phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này và có tổng thời gian giữ chức danh Âm thanh viên hạng IV và chức danh tương đương tối thiểu là 03 (ba) năm (từ đủ 36 tháng), trong đó có ít nhất 01 (một) năm (từ đủ 12 tháng) giữ chức danh Âm thanh viên hạng IV

Đánh giá bài viết
1 255
Thông tư 46/2017/TT-BTTTT
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm