Thông tư 139/2015/TT-BTC hướng dẫn bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn nước ngoài

Tải về

Thông tư 139/2015/TT-BTC hướng dẫn bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn nước ngoài

Thông tư 139/2015/TT-BTC hướng dẫn bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn nước ngoài có hiệu lực ngày 09/11/2015, hướng dẫn việc ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay; kiểm tra, giám sát, xử lý tài sản bảo đảm, chế độ báo cáo và trách nhiệm của các bên đối với tài sản bảo đảm cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ theo quy định của pháp luật.

BỘ TÀI CHÍNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 139/2015/TT-BTCHà Nội, ngày 03 tháng 9 năm 2015

THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VIỆC BẢO ĐẢM TIỀN VAY CHO KHOẢN VAY LẠI VỐN VAY NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ

Căn cứ Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Quản lý nợ công số 29/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm và Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm;

Căn cứ Nghị định số 78/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn việc bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ.

Chương I

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này hướng dẫn việc ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay; kiểm tra, giám sát, xử lý tài sản bảo đảm, chế độ báo cáo và trách nhiệm của các bên đối với tài sản bảo đảm cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ theo quy định của pháp luật.

2. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan cho vay lại, người vay lại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động bảo đảm tiền vay, quản lý và sử dụng tài sản bảo đảm đối với khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bên nhận bảo đảm: là Bộ Tài chính hoặc Cơ quan cho vay lại được Bộ Tài chính ủy quyền thực hiện việc cho vay lại theo pháp luật hoặc tổ chức thay mặt Bộ Tài chính thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay.

2. Bên bảo đảm: là người vay lại hoặc tổ chức, cá nhân dùng tài sản thuộc sở hữu của mình, dùng quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của người vay lại theo quy định của pháp luật.

3. Hợp đồng bảo đảm tiền vay là Hợp đồng được ký kết giữa Bên nhận bảo đảm và Bên bảo đảm để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán của người vay lại đối với Bộ Tài chính hoặc Cơ quan cho vay lại theo Thỏa thuận cho vay lại đã ký.

4. Tài sản bảo đảm cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ: là tài sản hình thành từ khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ và/hoặc các tài sản khác thuộc sở hữu của người vay lại hoặc tổ chức, cá nhân sở hữu tài sản (nếu có) được sử dụng để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của người vay lại theo quy định của pháp luật.

5. Dự án: là chương trình, dự án vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ của doanh nghiệp.

6. Tổ chức thay mặt Bộ Tài chính thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay là pháp nhân có chức năng thực hiện các nghiệp vụ có liên quan trong một giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật, được giao thay mặt Bộ Tài chính ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay, kiểm tra, giám sát và xử lý tài sản thế chấp trong quá trình thực hiện nghiệp vụ về giao dịch bảo đảm.

7. Hợp đồng dịch vụ thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay là Hợp đồng được ký kết giữa Bộ Tài chính, Bên bảo đảm và Tổ chức thay mặt Bộ Tài chính thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay để thực hiện các nghiệp vụ về giao dịch bảo đảm với Bên bảo đảm trong trường hợp Bộ Tài chính cho vay lại trực tiếp.

Điều 3. Nguyên tắc ký kết hợp đồng, kiểm tra và giám sát tài sản bảo đảm

1. Việc bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ được thực hiện thông qua Hợp đồng bảo đảm tiền vay đối với 100% giá trị khoản vay lại.

2. Hợp đồng bảo đảm tiền vay phải được đăng ký giao dịch bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản thuộc Cục đăng ký quốc gia về giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp) hoặc tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Đối với tài sản chưa có quy định pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm, Bên bảo đảm hoặc Cơ quan cho vay lại báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ việc áp dụng quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm.

4. Tài sản bảo đảm cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ được giám sát, kiểm tra và xử lý trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm do cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm cấp hoặc Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm có chứng nhận của cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, bảng kê mô tả tài sản đăng ký giao dịch bảo đảm.

5. Bên bảo đảm chịu mọi chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay, kể cả dịch vụ trả cho Tổ chức thay mặt Bộ Tài chính thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay.

Đánh giá bài viết
1 105
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm