Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH

Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 127/2008/ND-CP về hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------------------

Số: 32/2010/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2010

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 127/2008/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 12 NĂM 2008 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp;
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp (sau đây được viết tắt là Nghị định số 127/2008/NĐ-CP) như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

Đối tượng và phạm vi áp dụng của Thông tư này là những đối tượng và phạm vi áp dụng quy định tại Điều 1, Điều 2 và Điều 3 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, trừ những người là công chức theo quy định tại Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ quy định những người là công chức.

Đối với người đang hưởng lương hưu hằng tháng, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng có giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

II. CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

Điều 2. Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp, khi có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 15 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:

1. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ mười hai tháng trở lên trong vòng hai mươi bốn tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

Tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được tính nếu người sử dụng lao động và người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động đã thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc ít nhất 01 ngày trong tháng đó.

2. Đã đăng ký thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây được viết tắt là Trung tâm Giới thiệu việc làm) khi mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

3. Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày đăng ký thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu việc làm theo quy định tại khoản 2 Điều này (ngày thứ nhất trong mười lăm ngày nêu trên là ngày ngay sau ngày người lao động đăng ký thất nghiệp, tính theo ngày làm việc).

Ngày làm việc áp dụng cho tất cả các trường hợp trong Thông tư này là ngày làm việc từ ngày thứ hai đến hết ngày thứ sáu hằng tuần.

Điều 3. Trợ cấp thất nghiệp

1. Mức trợ cấp thất nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 16 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:

Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao động có thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì sáu tháng liền kề để tính mức trợ cấp thất nghiệp là bình quân của sáu tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi người lao động mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 16 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:

a) Ba tháng, nếu có từ đủ mười hai tháng đến dưới ba mươi sáu tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

b) Sáu tháng, nếu có từ đủ ba mươi sáu tháng đến dưới bảy mươi hai tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

c) Chín tháng, nếu có từ đủ bảy mươi hai tháng đến dưới một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

d) Mười hai tháng, nếu có từ đủ một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên.

Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp nêu trên được tính theo dương lịch. Mỗi tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày người lao động bắt đầu hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 3 của Điều này đến ngày đó của tháng sau trừ một ngày.

Ví dụ 1:

Ông Cao Vân được hưởng trợ cấp thất nghiệp 03 tháng, tính từ ngày 15/8/2010. Như vậy, ông Cao Vân được hưởng trợ cấp thất nghiệp của các tháng như sau:

- Tháng thứ nhất hưởng trợ cấp thất nghiệp từ ngày 15/8/2010 đến hết ngày 14/09/2010;

- Tháng thứ hai hưởng trợ cấp thất nghiệp từ ngày 15/09/2010 đến hết ngày 14/10/2010;

- Tháng thứ ba hưởng trợ cấp thất nghiệp từ ngày 15/10/2010 đến hết ngày 14/11/2010.

3. Thời điểm hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 20 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:

Thời điểm tính hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp tính từ ngày thứ mười sáu và tính theo ngày làm việc kể từ ngày đăng ký thất nghiệp theo quy định.

4. Tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 22 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:

Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không trực tiếp thông báo hằng tháng với Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc tìm kiếm việc làm theo quy định.

b) Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị tạm giam theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp trong hai trường hợp nêu trên vào những ngày của tháng đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp của cả tháng đó.

5. Các trường hợp tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng quy định tại khoản 2 Điều 22 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:

a) Người lao động vẫn trong khoảng thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 của Điều này và tiếp tục thực hiện thông báo hằng tháng theo đúng quy định với Trung tâm Giới thiệu việc làm về việc tìm kiếm việc làm.

b) Người lao động vẫn trong khoảng thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều này sau thời gian bị tạm giam.

6. Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 23 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:

a) Hết thời hạn hưởng theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.

b) Có việc làm.

Người lao động được xác định là có việc làm thuộc một trong các trường hợp sau:

- Đã giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc (kể cả thời gian thử việc có hưởng lương) từ đủ ba tháng trở lên;

- Có quyết định tuyển dụng đối với những trường hợp không thuộc đối tượng giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;

- Chủ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ quan có thẩm quyền cấp.

c) Thực hiện nghĩa vụ quân sự.

d) Được hưởng lương hưu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Trong thời hạn ba ngày tính theo ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng lương hưu hằng tháng, người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp phải thông báo bằng văn bản về quyết định hưởng lương hưu hằng tháng, ngày tháng năm bắt đầu được hưởng lương hưu với Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

đ) Sau hai lần từ chối nhận việc làm do Trung tâm Giới thiệu việc làm giới thiệu mà không có lý do chính đáng.

Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ chối nhận việc làm thuộc một trong các trường hợp sau, được xác định là không có lý do chính đáng:

- Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ chối nhận việc làm mà việc làm đó người lao động đã được đào tạo;

- Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ chối những việc làm mà người lao động đó đã từng thực hiện;

- Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp là lao động phổ thông từ chối những việc làm chỉ cần lao động phổ thông thực hiện.

e) Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, ba tháng liên tục không thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm với Trung tâm Giới thiệu việc làm theo quy định.

g) Ra nước ngoài để định cư.

h) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo.

i) Bị chết.

Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong tất cả các trường hợp nêu trên vào những ngày của tháng đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp của cả tháng đó.

7. Trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp khi bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại tiết b, c khoản 6 Điều này được hưởng trợ cấp một lần bằng tổng số tiền trợ cấp thất nghiệp của số thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp còn lại của người thất nghiệp đó.

8. Trợ cấp thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam chi trả.

Điều 4. Hỗ trợ học nghề

1. Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ học nghề quy định tại khoản 1 Điều 17 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:

Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có nhu cầu học nghề được hỗ trợ học nghề thực hiện thông qua các cơ sở dạy nghề. Không hỗ trợ bằng tiền để người lao động tự học nghề.

2. Mức hỗ trợ học nghề quy định tại khoản 2 Điều 17 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:

Mức hỗ trợ học nghề cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bằng mức chi phí học nghề trình độ sơ cấp theo quy định của pháp luật về dạy nghề.

Trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có nhu cầu học nghề với mức chi phí cao hơn mức chi phí học nghề trình độ sơ cấp theo quy định của pháp luật thì phần vượt quá mức chi phí học nghề trình độ sơ cấp do người lao động chi trả.

3. Thời gian được hỗ trợ học nghề quy định tại khoản 3 Điều 17 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:

Thời gian được hỗ trợ học nghề phụ thuộc vào thời gian đào tạo nghề của từng nghề và từng người lao động, nhưng không quá sáu tháng. Thời gian bắt đầu để được hỗ trợ học nghề tính từ ngày người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng.

Trong thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định, nếu người lao động có nhu cầu học nghề thì phải làm đơn đề nghị hỗ trợ học nghề, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội quyết định hỗ trợ học nghề trong thời hạn mười ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị hỗ trợ học nghề của người lao động.

Trường hợp người lao động đã hưởng hết thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà vẫn tiếp tục học nghề hoặc mới tham gia học nghề theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thì vẫn được hỗ trợ học nghề cho đến hết thời gian học nghề.

Ví dụ 2:

Ông Đào Văn Quang được hưởng trợ cấp thất nghiệp là 3 tháng từ ngày 10 tháng 6 đến hết ngày 9 tháng 08 năm 2010, đến ngày 15 tháng 7 năm 2010 ông Quang có nhu cầu học nghề hàn, có đơn đề nghị học nghề và trong tháng 7 năm 2010 Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định hỗ trợ học nghề, ông Quang được hỗ trợ học nghề hàn với thời gian là 6 tháng nhưng khóa học nghề này bắt đầu vào tháng 9 khi ông Quang đã hết thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp thì ông Quang vẫn được hỗ trợ học nghề cho đến hết thời gian quy định được hỗ trợ học nghề là 6 tháng.

Ví dụ 3:

Ông Đặng Quang Khánh được hưởng trợ cấp thất nghiệp là 03 tháng từ ngày 01/05 đến 31/7 năm 2010, đến ngày 30 tháng 7 năm 2010 ông Quang có nhu cầu học nghề hàn, có đơn đề nghị học nghề và ngày 05/08/2010 (thời điểm ông Khánh đã hết thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp) Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định hỗ trợ học nghề, ông Khánh được hỗ trợ học nghề hàn với thời gian là 06 tháng nhưng khóa học nghề này bắt đầu vào tháng 10 khi ông Khánh đã hết thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp thì ông Khánh vẫn được hỗ trợ học nghề cho đến hết thời gian quy định được hỗ trợ học nghề là 6 tháng.

4. Chi phí hỗ trợ học nghề do Bảo hiểm xã hội Việt Nam chi trả.

Điều 5. Hỗ trợ tìm việc làm

1. Hỗ trợ tìm việc làm quy định tại khoản 1 Điều 18 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:

Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được Trung tâm Giới thiệu việc làm tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí. Việc hỗ trợ tìm việc làm phải phù hợp với trình độ đào tạo, kinh nghiệm làm việc của người lao động.

2. Thời gian người lao động được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm quy định tại khoản 2 Điều 18 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:

Thời gian người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được Trung tâm Giới thiệu việc làm hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm tính từ ngày người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng và không quá tổng thời gian mà người lao động đó được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

3. Chi phí cho tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam chi trả.

Điều 6. Bảo hiểm y tế

Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 2 Điều 19 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện như sau:

1. Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động không được hưởng bảo hiểm y tế và phải trả lại thẻ bảo hiểm y tế cho tổ chức bảo hiểm xã hội theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam đóng bảo hiểm y tế cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

III. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

Điều 7. Tham gia bảo hiểm thất nghiệp

1. Người sử dụng lao động có sử dụng từ mười người lao động trở lên quy định tại Điều 3 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:

Số lao động được người sử dụng lao động sử dụng từ mười người lao động trở lên, bao gồm: số lao động là người Việt Nam đang thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên. Đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội khác sử dụng từ mười người lao động trở lên bao gồm cả cán bộ, công chức đang làm việc tại cơ quan.

Thời điểm tính số lao động hằng năm của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức để thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp là ngày 01 tháng 01 theo dương lịch.

Trường hợp thời điểm khác trong năm người sử dụng lao động sử dụng đủ số lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định thì thời điểm tính số lao động của năm đó để thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được tính vào ngày mùng một của tháng tiếp theo, tính theo dương lịch.

Trường hợp người sử dụng lao động đã sử dụng từ mười người lao động trở lên thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, nếu các tháng trong năm có sử dụng ít hơn mười người lao động thì vẫn thực hiện đóng bảo hiểm thất nghiệp cho những người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp.

2. Thời hạn tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 36 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:

Trong thời hạn ba mươi ngày tính theo ngày làm việc, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho tổ chức bảo hiểm xã hội.

Thủ tục nộp và nhận hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn.

3. Hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 36 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, gồm:

a) Tờ khai cá nhân của người lao động, bao gồm các nội dung: họ và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; số chứng minh thư nhân dân, ngày và nơi cấp; số và ngày tháng năm giao kết hợp đồng lao động, loại hợp đồng lao động, tiền lương hoặc tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp và các khoản phụ cấp phải đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định, ngày có hiệu lực của hợp đồng lao động; số sổ bảo hiểm xã hội; thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa được hưởng bảo hiểm thất nghiệp; cam kết của người lao động; xác nhận của người sử dụng lao động. Các nội dung của tờ khai cá nhân nêu trên được ban hành cùng với mẫu Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội và do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành.

b) Danh sách người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp do người sử dụng lao động lập, bao gồm các nội dung: họ và tên; số chứng minh thư nhân dân; số sổ bảo hiểm xã hội; loại hợp đồng lao động; tiền lương hoặc tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp và các khoản phụ cấp phải đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định. Các nội dung của danh sách người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp nêu trên được ban hành cùng với mẫu danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội và do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành.

Điều 8. Đóng bảo hiểm thất nghiệp

1. Phương thức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 26 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:

Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng mức bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp và trích 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của từng người lao động để đóng cùng một lúc vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

2. Tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp theo khoản 3 Điều 27 của Nghị định 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:

Người lao động có mức tiền lương, tiền công tháng cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung (hiện nay là 730.000 đồng/tháng; tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa bằng 14.600.000 đồng/tháng). Khi mức lương tối thiểu chung được điều chỉnh thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cũng sẽ thay đổi theo quy định trên.

Ví dụ 4:

Ông Hoàng Văn Hòa làm việc ở doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, có tiền lương ghi trong hợp đồng lao động là 1.000 USD/tháng, tháng 7/2010 tiền lương thực nhận của ông Hoàng Văn Hòa là 19.100.000 đồng/tháng (tính theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngày 01 tháng 07 năm 2010 là 19.100 đồng/1 USD). Tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của ông Hoàng Văn Hòa là 14.600.000 đồng.

Trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ mười bốn ngày làm việc trở lên trong tháng, không hưởng tiền lương, tiền công tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội thì cả người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp trong tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc.

3. Thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định.

4. Trình tự, thủ tục đóng bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Điều 9. Hưởng bảo hiểm thất nghiệp

1. Đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:

a) Trong thời hạn bảy ngày tính theo ngày làm việc, kể từ ngày bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động phải trực tiếp đến Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đã làm việc trước khi bị mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc để đăng ký thất nghiệp (ngày thứ nhất trong thời hạn bảy ngày là ngày làm việc ngay sau ngày người lao động bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc).

Người lao động có trách nhiệm kê khai đầy đủ các nội dung trong bản Đăng ký thất nghiệp theo mẫu số 1ban hành kèm theo Thông tư này nộp cho Trung tâm Giới thiệu việc làm.

Trung tâm Giới thiệu việc làm có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các nội dung của người lao động kê khai trong bản Đăng ký thất nghiệp và trao lại cho người lao động bản Thông tin đăng ký thất nghiệp theo mẫu số 2ban hành kèm theo Thông tư này.

Ví dụ 5:

Ông Lê Văn Hưng chấm dứt hợp đồng làm việc ngày 01/3/2010 thì ngày thứ nhất trong thời hạn phải đăng ký thất nghiệp của ông Hưng là ngày 02/3/2010. Như vậy, thời hạn cuối cùng đăng ký thất nghiệp của ông Hưng theo quy định (7 ngày làm việc kể từ ngày mất việc làm) là ngày 10/03/2010.

Ví dụ 6:

Ông Nguyễn Văn A chấm dứt hợp đồng lao động ngày 31/12/2009 thì ngày thứ nhất trong thời hạn đăng ký thất nghiệp của ông A là ngày 01/01/2010, nhưng ngày 01/01/2010 là ngày thứ 6 (ngày lễ được nghỉ) và ngày 2/1, 3/1 là thứ 7, chủ nhật, do vậy ngày thứ nhất trong thời hạn đăng ký thất nghiệp của ông A là ngày 04/01/2010. Như vậy, thời hạn cuối cùng đăng ký thất nghiệp của ông A theo quy định (7 ngày làm việc kể từ ngày mất việc làm) là ngày 12/01/2010.

Đánh giá bài viết
1 1.921
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi