Thông tư 31/2017/TT-BNNPTNT

Thông tư 31/2017/TT-BNNPTNT - Thời giờ làm việc của người lao động làm việc trong lĩnh vực phòng chống thiên tai

Thông tư 31/2017/TT-BNNPTNT quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống thiên tai do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 29/12/2017. Mời các bạn tham khảo.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 31/2017/TT-BNNPTNT

Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2017

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM CÔNG VIỆC CÓ TÍNH CHẤT ĐẶC BIỆT TRONG LĨNH VỰC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Điều 117 Bộ Luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013;

Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/07/2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống thiên tai,

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống thiên tai.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan, tổ chức phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn có sử dụng hoặc huy động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là người lao động) làm công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống thiên tai.

2. Người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống thiên tai tại Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng chống thiên tai, Văn phòng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn hoặc Cơ quan thường trực Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cưu nạn các Bộ, ngành, Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, huyện và bộ phận thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã (sau đây gọi chung là Văn phòng) hoặc tại khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

3. Thông tư này không áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân thuộc lực lượng vũ trang nhân dân bao gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Dân quân tự vệ và người lao động không hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống thiên tai là công việc phải thường trực 24/24 giờ để bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

Chương II

THỜI GIỜ LÀM VIỆC

Điều 4. Thời giờ làm việc

1. Thời giờ làm việc của người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống thiên tai không quá 08 giờ trong một ngày và 40 giờ trong một tuần.

2. Thời giờ làm việc ngoài thời gian quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này được tính là thời gian làm thêm giờ.

3. Số giờ làm thêm của người lao động không quá 4 giờ trong một ngày và tổng số giờ làm thêm không vượt quá 300 giờ trong một năm.

Điều 5. Chế độ thường trực

1. Cơ quan, tổ chức phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thực hiện chế độ thường trực 24/24 giờ

a) Theo dõi, cập nhật thông tin diễn biến thiên tai và thực hiện nghiệp vụ chuyên môn, kỹ thuật trong phòng, chống thiên tai.

b) Chỉ đạo, chỉ huy triển khai thực hiện biện pháp ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

2. Công tác thường trực được tổ chức chặt chẽ, kịp thời để thực hiện các công việc quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư này.

3. Nhân lực tham gia thường trực 24/24 giờ tối thiểu là 03 người. Trường hợp thiên tai diễn biến phức tạp, thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được huy động thêm người lao động để thực hiện nhiệm vụ thường trực.

4. Căn cứ vào tình hình thực tế và nhân lực của Văn phòng, thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn có trách nhiệm ban hành quy chế thường trực, trong đó quy định cụ thể thời gian, số lượng, thành phần, nhiệm vụ thường trực cho người lao động và thông báo cho người lao động trước khi đến làm việc.

Chương III

THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI

Điều 6. Nghỉ bù trực

1. Người lao động thực hiện chế độ thường trực 24/24 giờ được nghỉ và được hưởng nguyên lương như sau:

a) Thường trực vào ngày thường: được nghỉ bù một ngày vào ngày làm việc sau phiên thường trực.

b) Thường trực vào ngày nghỉ hàng tuần, ngày lễ, tết được nghỉ bù hai ngày vào ngày làm việc sau phiên thường trực.

2. Trường hợp do yêu cầu công việc trong lĩnh vực phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn mà không thể bố trí nghỉ bù, thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phải trả tiền lương làm thêm giờ tương ứng với số giờ vượt quá thời gian làm việc trong chế độ thường trực:

a) Vào ngày thường: số giờ làm thêm tương ứng là 12 giờ.

b) Vào ngày nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ lễ, tết: số giờ làm thêm tương ứng là 24 giờ.

3. Số thời gian không nghỉ bù và được trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động trong trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư này không tính vào quỹ thời gian làm thêm giờ trong năm.

Điều 7. Thời giờ nghỉ ngơi

1. Khi thực hiện chế độ thường trực 24/24 giờ tại Văn phòng người tham gia thường trực được nghỉ giải lao tối thiểu 45 phút vào ban ngày và 60 phút vào ban đêm tính vào thời giờ thường trực. Trong thời gian nghỉ giải lao, người lao động không được rời khỏi nơi thường trực.

2. Cơ quan, tổ chức phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn sử dụng hoặc huy động người lao động thực hiện chế độ thường trực 24/24 giờ phải bố trí nơi ăn, nghỉ theo chế độ và quy định hiện hành cho người lao động.

3. Chi phí cho chế độ thường trực và bảo đảm ăn, nghỉ tại chỗ cho người lao động được tính vào ngân sách chi hoạt động thường xuyên hoặc các nguồn ngân sách hợp pháp khác để thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai của Cơ quan, tổ chức phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Điều 8. Nghỉ hàng tuần, nghlễ, tết

1. Người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống thiên tai được nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, tết và những ngày nghỉ được hưởng lương khác theo quy định của Bộ Luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động.

2. Trường hợp do yêu cầu đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống thiên tai không thể bố trí nghỉ hằng tuần, thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân một tháng ít nhất bốn ngày.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 9. Tổ chức thực hiện

1. Tổng cục Phòng chống thiên tai chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy định tại Thông tư này trên phạm vi cả nước.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính và các cơ quan liên quan, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp hướng dẫn triển khai và kiểm tra việc thực hiện các quy định tại Thông tư này tại các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.

3. Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai; Văn phòng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn hoặc Cơ quan thường trực Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các bộ, ngành; Văn phòng Ban ch huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, cấp huyện; bộ phận thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Điều 10. Hiệu lc thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2018.

2. Trong quá trình thực hiện, trường hợp có phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu, giải quyết./.

Thuộc tính văn bản: Thông tư 31/2017/TT-BNNPTNT

Số hiệu31/2017/TT-BNNPTNT
Loại văn bảnThông tư
Lĩnh vực, ngànhLao động - Tiền lương, Tài nguyên - Môi trường
Nơi ban hànhBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người kýHoàng Văn Thắng
Ngày ban hành29/12/2017
Ngày hiệu lực20/02/2018
Đánh giá bài viết
1 110
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo