Thông tư 05/2016/TT-BKHĐT hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào kế hoạch phát triển ngành, kinh tế-xã hội
Thông tư 05/2016/TT-BKHĐT - Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào kế hoạch phát triển ngành kinh tế-xã hội
Thông tư 05/2016/TT-BKHĐT hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào kế hoạch phát triển ngành, kinh tế-xã hội ban hành ngày 06/06/2016. Theo đó thông tư nêu rõ việc hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào phát triển ngành trong cả nước và chính sách lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào phát triển xã hội.
Quyết định 01/2016/QĐ-TTg về quy trình hỗ trợ kinh phí cho địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai
Nghị quyết 142/2016/QH13 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020
Thông tư 50/2015/TT-BCT về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp và thương mại
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 05/2016/TT-BKHĐT | Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 2016 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN LỒNG GHÉP NỘI DUNG PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀO QUY HOẠCH,
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH, KINH TẾ-XÃ HỘI
Căn cứ Luật Phòng chống thiên tai số 33/2013/QH13;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 116/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành kinh tế-xã hội.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn nguyên tắc, nội dung thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); các thành phố thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã (gọi chung là cấp huyện); và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức có liên quan đến lập, thẩm định, phê duyệt, giám sát, đánh giá lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế-xã hội.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Đối tượng dễ bị tổn thương là nhóm người có đặc điểm và hoàn cảnh khiến họ có khả năng phải chịu nhiều tác động bất lợi hơn từ thiên tai so với những nhóm người khác trong cộng đồng. Đối tượng dễ bị tổn thương bao gồm: trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người khuyết tật, người bị bệnh hiểm nghèo và người nghèo.
2. Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực là luận chứng, lựa chọn phương án phát triển và phân bố ngành, lĩnh vực hợp lý trong thời kỳ dài hạn trên phạm vi cả nước và các tỉnh, thành phố trên cả nước.
3. Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội là công cụ quản lý kinh tế của nhà nước theo mục tiêu, được thể hiện bằng những mục tiêu định hướng phát triển kinh tế-xã hội phải đạt được trong khoảng thời gian nhất định của một quốc gia hoặc của một địa phương và những giải pháp, chính sách nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra một cách có hiệu quả và cao nhất.
4. Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế-xã hội là một quá trình tích hợp có chọn lọc những đánh giá tác động thiên tai, giải pháp ưu tiên về giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu vào quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế-xã hội.
Điều 3. Nguyên tắc lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai
1. Nội dung phòng, chống thiên tai phải được lồng ghép vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế-xã hội.
2. Căn cứ vào kết quả đánh giá, loại hình rủi ro thiên tai, phân vùng rủi ro thiên tai ứng với mỗi loại hình và cấp độ rủi ro thiên tai của ngành và/hoặc địa phương để lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai.
3. Ưu tiên các công trình đa mục tiêu, kết hợp giải pháp công trình và phi công trình, hướng tới phát triển bền vững và đối tượng dễ bị tổn thương trong lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai.
4. Nguồn vốn cho công tác phòng, chống thiên tai được lồng ghép, cân đối trong quá trình lập đề cương, nhiệm vụ quy hoạch; trong quá trình xây dựng dự toán ngân sách kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, kế hoạch đầu tư phát triển.
Chương II
THỰC HIỆN LỒNG GHÉP NỘI DUNG PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀO QUY HOẠCH,
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH, KINH TẾ-XÃ HỘI
Điều 4. Quy trình thực hiện lồng ghép
1. Rà soát, đánh giá việc thực hiện nội dung phòng, chống thiên tai trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch của giai đoạn trước.
a) Rà soát, nghiên cứu các văn bản pháp lý, chương trình kế hoạch có liên quan đến phòng, chống thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu;
b) Rà soát các nghiên cứu, báo cáo, dự báo về xu thế thiên tai và biến đổi khí hậu có thể tác động đến sự phát triển ngành, kinh tế-xã hội;
c) Đánh giá tình hình thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra đối với kinh tế, xã hội và môi trường trong kỳ kế hoạch, quy hoạch. Căn cứ vào báo cáo tổng kết công tác phòng, chống thiên tai hàng năm và 5 năm, các Bộ, ngành, địa phương dự báo và xác định những loại thiên tai thường xảy ra, bao gồm cả tần suất, cường độ và số liệu thiệt hại của mỗi loại thiên tai: xác định loại thiên tai nguy hiểm nhất, thường xuyên xảy ra nhất và gây tác hại nặng nề nhất; tiến hành phân tích, đánh giá mức độ thiệt hại của thiên tai với từng lĩnh vực.
2. Phân tích tình trạng và khả năng chống chịu thiên tai của các đối tượng dễ bị tổn thương trong tương lai về kinh tế, xã hội và môi trường:
a) Sự khác nhau về tình trạng dễ bị tổn thương theo giới tính: giữa nam và nữ; theo mức thu nhập: giữa người giàu và người nghèo; theo độ tuổi: người cao tuổi và người trẻ tuổi; theo trình độ, nhận thức và mật độ dân số;
b) Các nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm: người nghèo, trẻ em, người già cô đơn, nữ chủ hộ, người khuyết tật, dân tộc thiểu số;
c) Các nhóm cư trú tại khu vực dễ bị tổn thương do thiên tai như: trên các đảo, ven biển, vùng thấp, trũng thường bị ngập lụt, vùng hay bị lũ quét, sạt lở đất dọc theo các bờ sông, kênh rạch, hoặc nhóm nghề nghiệp dễ bị tổn thương do thiên tai như: nghề khai thác, đánh bắt thủy, hải sản trên sông, trên biển; nuôi trồng thủy, hải sản trên sông, rạch, đầm, bãi; nghề vận tải đường thủy, các địa điểm du lịch, các hộ không có nghề nghiệp ổn định, thường xuyên di chuyển kiếm việc làm.
3. Xác định các nguyên nhân, bao gồm cả nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan dẫn đến thiệt hại của từng lĩnh vực (kinh tế, xã hội và môi trường):
a) Tính chính xác của các thông tin dự báo, cảnh báo khí tượng-thủy văn; tính kịp thời và khả năng tiếp nhận thông tin dự báo, cảnh báo đến cơ sở và người dân, đặc biệt với đối tượng dễ bị tổn thương;
b) Sự chủ động triển khai các phương án phòng, chống thiên tai;
c) Sự phù hợp với các quy hoạch liên quan đến phòng, chống thiên tai; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn phòng, chống thiên tai của công trình;
d) Sự sẵn sàng của các trang thiết bị thông tin liên lạc và cứu hộ, cứu nạn;
e) Sự tuân thủ các quy định an toàn trong quản lý phương tiện và tham gia giao thông trong thiên tai;
f) Sự sẵn có của các địa điểm tránh, trú bão an toàn cho tàu thuyền, các điểm cấp cứu tại các khu vực trọng yếu về thiên tai;
g) Công tác cứu hộ, cứu nạn đối với con người, tàu thuyền, công trình đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai;
h) Tình hình thực hiện phương châm "bốn tại chỗ": Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ;
i) Năng lực kiểm tra, giám sát của chính quyền địa phương.
Tham khảo thêm
Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra
Nghị định 94/2014/NĐ-CP Quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai
Nghị quyết 98/2015/QH13 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016
Thông tư 14/2016/TT-BTC Cơ chế tài chính công ty nhà nước tham gia nhiệm vụ chính trị, xã hội, kinh tế
Chỉ thị 21/CT-TTg về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017
- Chia sẻ:Phùng Thị Kim Dung
- Ngày:
Thông tư 05/2016/TT-BKHĐT hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào kế hoạch phát triển ngành, kinh tế-xã hội
369 KB 10/06/2016 10:27:00 SATải Thông tư 05/2016/TT-BKHĐT định dạng .DOC
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Thông tư 21/2024/TT-BCT quy định vận hành Thị trường bán buôn điện cạnh tranh
-
Thông tư 69/2024/TT-BTC về danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung cấp quốc gia
-
Tải Thông tư 01/2024/TT-BKHĐT về lựa chọn nhà thầu và mẫu hồ sơ đấu thầu file Doc, Pdf
-
Luật số 43/2024/QH15 sửa đổi Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh BĐS 2023, Luật Các tổ chức tín dụng 2024
-
Tải Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu file Doc, Pdf
-
Nghị định 96/2016/NĐ-CP điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
-
20 hàng hóa, dịch vụ thuộc độc quyền Nhà nước 2025
-
Khái niệm xuất siêu, nhập siêu [Cập nhật 2025]
-
Nghị định 45/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí
-
Thông tư 76/2024/TT-BTC chế độ báo cáo về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Quyết định 351/QĐ-TTg
Luật quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp số 69/2014/QH13
Thủ tục đăng ký kinh doanh online
Công văn 7072/2012/TCHQ-TXNK
Nghị định 70/2016/NĐ-CP về điều kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải
Thông tư 11/2016/TT-BTC về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác