Nghị định 72/2025/NĐ-CP quy định về cơ chế, thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân
Nghị định số 72 năm 2025 của Chính phủ
- Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
- Chương II. CƠ CHẾ, THỜI GIAN ĐIỀU CHỈNH GIÁ BÁN LẺ ĐIỆN BÌNH QUÂN
- Mục 1. CƠ CHẾ ĐIỀU CHỈNH GIÁ BÁN LẺ ĐIỆN BÌNH QUÂN
- Điều 3. Nguyên tắc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân
- Điều 4. Phương pháp lập giá bán lẻ điện bình quân
- Điều 5. Điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân hằng năm
- Điều 6. Điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân trong năm
- Điều 7. Kiểm tra điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân
- Mục 2. THỜI GIAN ĐIỀU CHỈNH GIÁ BÁN LẺ ĐIỆN BÌNH QUÂN
- Điều 8. Thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân
- Chương III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Nghị định 72/2025/NĐ-CP quy định về cơ chế, thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân được Chính phủ ban hành và có hiệu lực từ ngày 28/3/2025.
Theo đó, Trong năm, giá bán lẻ điện bình quân được xem xét điều chỉnh trên cơ sở cập nhật chi phí phát điện, chi phí mua điện từ các nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ theo thông số đầu vào của các khoản phát điện và các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện.
CHÍNH PHỦ ________ Số: 72/2025/NĐ-CP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________________ Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2025 |
NGHỊ ĐỊNH
Quy định về cơ chế, thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân
________
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 18 tháng 02 năm 2025;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 30 tháng 11 năm 2024;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về cơ chế, thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân.
Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định chi tiết điểm a khoản 3 Điều 50 và điểm c khoản 2 Điều 52 Luật Điện lực, bao gồm:
a) Điểm a khoản 3 Điều 50 quy định cơ chế, thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân;
b) Điểm c khoản 2 Điều 52 quy định giá bán lẻ điện được phản ánh và điều chỉnh kịp thời theo biến động thực tế của thông số đầu vào, bù đắp chi phí hợp lý, hợp lệ với lợi nhuận hợp lý để bảo toàn, phát triển vốn kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và cấp độ thị trường điện cạnh tranh.
2. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực và sử dụng điện.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bên mua điện là Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các Tổng công ty Điện lực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
2. Bên bán điện là đơn vị phát điện, tổ chức, cá nhân thực hiện hợp đồng mua bán điện có ký hợp đồng mua bán điện với Bên mua điện.
3. Giá bán lẻ điện bình quân là mức giá bán lẻ điện được xác định theo nguyên tắc tính tổng chi phí sản xuất, kinh doanh điện và mức lợi nhuận bình quân cho 01 kWh thương phẩm trong từng thời kỳ.
4. Giá bán lẻ điện bình quân hiện hành là mức giá bán lẻ điện bình quân đang áp dụng tại thời điểm xem xét điều chỉnh giá điện.
5. Khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân (sau đây viết tắt là khung giá) là phạm vi giữa mức giá bán lẻ điện tối thiểu và mức giá bán lẻ điện tối đa.
6. Năm N là năm giá bán lẻ điện bình quân được xây dựng theo quy định tại Nghị định này.
7. Thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện là các yếu tố có tác động trực tiếp đến chi phí phát điện mà đơn vị điện lực không có khả năng kiểm soát, bao gồm giá nhiên liệu, tỷ giá ngoại tệ, cơ cấu sản lượng điện phát và chi phí mua điện trên thị trường điện, trong đó chi phí mua điện trên thị trường điện là chi phí thanh toán cho các đơn vị phát điện tham gia thị trường điện theo quy định vận hành thị trường điện do Bộ Công Thương ban hành.
Chương II. CƠ CHẾ, THỜI GIAN ĐIỀU CHỈNH GIÁ BÁN LẺ ĐIỆN BÌNH QUÂN
Mục 1. CƠ CHẾ ĐIỀU CHỈNH GIÁ BÁN LẺ ĐIỆN BÌNH QUÂN
Điều 3. Nguyên tắc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân
1. Hằng năm, sau khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam công bố công khai chi phí sản xuất kinh doanh điện năm N-2, giá bán lẻ điện bình quân năm N được xem xét, điều chỉnh theo biến động khách quan thông số đầu vào; của tất cả các khâu (phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ vận hành hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, dịch vụ phụ trợ hệ thống điện và điều hành - quản lý ngành) và việc phân bổ các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện.
2. Trong năm, giá bán lẻ điện bình quân được xem xét điều chỉnh trên cơ sở cập nhật chi phí khâu phát điện, chi phí mua điện từ các nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ theo thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện và các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện.
3. Khi giá bán lẻ điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh giảm tương ứng.
4. Khi giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2% trở lên so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh tăng.
5. Giá bán lẻ điện bình quân được tính toán theo quy định tại Điều 4 Nghị định này. Trường hợp giá bán lẻ điện bình quân tính toán nằm ngoài khung giá, chỉ được xem xét điều chỉnh trong phạm vi khung giá do Thủ tướng Chính phủ quy định. Tập đoàn Điện lực Việt Nam được điều chỉnh tăng hoặc giảm giá bán lẻ điện bình quân trong phạm vi khung giá theo cơ chế quy định tại Điều 5 và Điều 6 Nghị định này.
Trường hợp giá bán lẻ điện bình quân cần điều chỉnh cao hơn giá bán lẻ điện bình quân hiện hành từ 10% trở lên, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan kiểm tra, rà soát và báo cáo Chính phủ xem xét, cho ý kiến. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Chính phủ.
6. Việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân phải thực hiện công khai, minh bạch.
Điều 4. Phương pháp lập giá bán lẻ điện bình quân
1. Giá bán lẻ điện bình quân được lập trên cơ sở chi phí khâu phát điện, chi phí mua các dịch vụ truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ vận hành hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, chi phí dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, chi phí điều hành - quản lý ngành, các khoản chi phí khác được phân bổ và chỉ bao gồm những chi phí phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất, cung ứng điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam để đảm bảo khả năng vận hành, cung ứng điện và đáp ứng nhu cầu đầu tư theo kế hoạch được duyệt, trong đó chi phí các khâu có tính đến các khoản giảm trừ giá thành theo quy định.
2. Giá bán lẻ điện bình quân năm N(GBQ) được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
a) CPĐ: Tổng chi phí khâu phát điện năm N (đồng), được xác định theo công thức sau:
CPĐ = CTTĐ + CĐMT + CBOT + CTTN + CNLTT + CNK
Trong đó:
CTTĐ: Tổng chi phí mua điện năm N (đồng) từ các nhà máy điện trực tiếp và gián tiếp tham gia thị trường điện;
CĐMT: Tổng chi phí và lợi nhuận định mức năm N (đồng) từ các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu và nhà máy điện hạch toán phụ thuộc khác trong giai đoạn chưa tham gia thị trường điện cạnh tranh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, trong đó tổng chi phí được xác định theo quy định do Bộ Công Thương ban hành;
CBOT: Tổng chi phí mua điện năm N (đồng) từ các nhà máy điện BOT;
CTTN: Tổng chi phí mua điện năm N (đồng) từ các nhà máy năng lượng tái tạo nhỏ;
CNLTT: Tổng chi phí mua điện năm N (đồng) từ các nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo và năng lượng mới, bao gồm cả hệ thống lưu trữ điện;
CNK: Tổng chi phí mua điện năm N (đồng) từ nhập khẩu điện;
b) CDVPT: Tổng chi phí các nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ hệ thống điện năm N (đồng), bao gồm cả chi phí chạy thử nghiệm của các nhà máy điện;
c) CTT:Tổng chi phí mua dịch vụ truyền tải điện năm N (đồng);
d) CPP-BL: Tổng chi phí phân phối - bán lẻ điện và lợi nhuận định mức năm N (đồng), bao gồm cả chi phí huy động các nguồn máy phát điện dự phòng của khách hàng sử dụng điện để bổ sung nguồn cung cho hệ thống điện quốc gia trong tình huống cấp bách đe dọa nghiêm trọng đến khả năng bảo đảm cung cấp điện;
đ) Cchung: Tổng chi phí điều hành - quản lý ngành và lợi nhuận định mức năm N (đồng);
e) CĐĐ: Tổng chi phí mua dịch vụ điều độ vận hành hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực năm N (đồng);
g) Ckhac: Tổng các chi phí khác chưa được tính vào giá điện, là các khoản chi phí được phép tính nhưng chưa tính vào giá điện, bao gồm cả chênh lệch tỷ giá đánh giá lại chưa được phân bổ, chênh lệch tỷ giá chưa được ghi nhận và thanh toán cho các nhà máy điện theo thỏa thuận tại hợp đồng mua bán điện, được tính toán phân bổ vào giá bán lẻ điện bình quân năm N (đồng);
h) ATP: Tổng sản lượng điện thương phẩm dự kiến cho năm N (kWh).
3. Chi phí mua điện từ Bên bán điện được thực hiện theo quy định vận hành thị trường điện theo từng cấp độ do Bộ Công Thương ban hành và theo Hợp đồng mua bán điện đã ký kết giữa Bên bán điện và Bên mua điện.
4. Chi phí mua dịch vụ truyền tải điện, chi phí mua dịch vụ phân phối - bán lẻ điện, chi phí mua dịch vụ điều độ vận hành hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, chi phí các nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, chi phí điều hành - quản lý ngành được xác định trên cơ sở chi phí cộng lợi nhuận định mức của các khâu truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ vận hành hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, các nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, điều hành - quản lý ngành của Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo quy định do Bộ Công Thương ban hành theo từng cấp độ thị trường điện. Các khoản giảm trừ giá thành được xác định trên cơ sở số liệu tại Báo cáo tài chính đã được kiểm toán.
5. Lợi nhuận định mức năm N (LNN) trong tính toán giá bán lẻ điện bình quân (đồng) của các khâu phân phối - bán lẻ điện; điều hành - quản lý ngành; các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu và nhà máy điện hạch toán phụ thuộc khác trong giai đoạn chưa tham gia thị trường điện cạnh tranh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
VCSHN : Vốn chủ sở hữu (đồng) của các khâu phân phối - bán lẻ điện; điều hành - quản lý ngành; nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu và nhà máy điện hạch toán phụ thuộc khác trong giai đoạn chưa tham gia thị trường điện cạnh tranh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam dùng cho sản xuất kinh doanh điện tại thời điểm ngày 31 tháng 12 (hoặc ngày 30 tháng 6 trong trường hợp chưa có số liệu thời điểm ngày 31 tháng 12) năm N-1;
ROEN : Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (%) không thấp hơn bình quân theo ngày lãi suất liên ngân hàng thời hạn 06 tháng đăng tải trên cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam của năm N-2;
TTNDNN : Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong tính toán giá bán lẻ điện bình quân (%) được áp dụng bằng mức quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% và được cập nhật nếu có thay đổi về quy định thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
Điều 5. Điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân hằng năm
1. Trên cơ sở kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm N do Bộ Công Thương ban hành, chi phí sản xuất, kinh doanh điện năm N-2 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, ước kết quả sản xuất kinh doanh điện năm N-1 (trong trường hợp chưa công bố chi phí sản xuất kinh doanh điện năm N-1), trước ngày 25 tháng 01 năm N Tập đoàn Điện lực Việt Nam tính toán giá bán lẻ điện bình quân theo công thức quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này, thực hiện yêu cầu về hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này và thực hiện như sau:
a) Trường hợp giá bán lẻ điện bình quân tính toán giảm từ 1% trở lên so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm giảm giá bán lẻ điện bình quân ở mức tương ứng. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện điều chỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương để kiểm tra, giám sát;
b) Trường hợp giá bán lẻ điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 2% đến dưới 5% so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành, Tập đoàn Điện lực Việt Nam lập hồ sơ phương án giá bán lẻ điện bình quân báo cáo Bộ Công Thương kiểm tra, rà soát và cho ý kiến. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phương án giá bán lẻ điện bình quân của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Bộ Công Thương có trách nhiệm có ý kiến bằng văn bản. Tập đoàn Điện lực Việt Nam quyết định việc điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân sau khi Bộ Công Thương có ý kiến. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện điều chỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương để giám sát;
c) Trường hợp giá bán lẻ điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 5% đến dưới 10% so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành, Tập đoàn Điện lực Việt Nam được phép điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân ở mức tương ứng sau khi báo cáo và được Bộ Công Thương chấp thuận. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phương án giá bán lẻ điện bình quân của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Bộ Công Thương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản để Tập đoàn Điện lực Việt Nam triển khai thực hiện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện điều chỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương để giám sát;
d) Trường hợp giá bán lẻ điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 10% trở lên so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành, trên cơ sở hồ sơ phương án giá điện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam trình, Bộ Công Thương chủ trì kiểm tra, rà soát và gửi lấy ý kiến các bộ, cơ quan liên quan. Trên cơ sở ý kiến góp ý các bộ, cơ quan liên quan, Bộ Công Thương tổng hợp, báo cáo Chính phủ xem xét, cho ý kiến. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Chính phủ.
2. Hồ sơ phương án giá bán lẻ điện bình quân hằng năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam bao gồm:
a) Công văn báo cáo về phương án giá bán lẻ điện bình quân hằng năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, trong đó bao gồm các nội dung phân tích, đánh giá tình hình chi phí sản xuất kinh doanh điện các khâu;
b) Các nội dung kèm theo Công văn báo cáo phương án giá bán lẻ điện bình quân hằng năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam bao gồm: nguyên tắc tính toán chi phí từng khâu (phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ vận hành hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, điều hành - quản lý ngành), trong đó có nguyên tắc dự kiến các thông số đầu vào như tỷ giá ngoại tệ, giá nhiên liệu trong nước và giá nhiên liệu nhập khẩu, giá các nhà máy điện dự kiến đưa vào vận hành trong năm tính toán nhưng chưa có hợp đồng mua bán điện; bảng tổng hợp kết quả tính toán chi phí từng khâu; bảng chi tiết số liệu tính toán chi phí từng khâu; các tài liệu, văn bản sử dụng làm căn cứ, cơ sở trong việc tính toán; thuyết minh các định mức: chi phí và các đơn giá được sử dụng trong tính toán chi phí dự kiến năm N của các khâu (nếu có); thuyết minh các chi phí sản xuất kinh doanh điện chưa được tính vào giá bán lẻ điện nhưng đã được phân bổ vào giá thành sản xuất kinh doanh điện và số dư còn lại dự kiến phân bổ vào giá bán lẻ điện bình quân năm N; báo cáo đánh giá ảnh hưởng của việc điều chỉnh giá điện đến chi phí mua điện của khách hàng sử dụng điện.
Điều 6. Điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân trong năm
1. Trước ngày 25 tháng đầu tiên quý II, quý III và quý IV, Tập đoàn Điện lực Việt Nam xác định sản lượng điện thương phẩm thực tế của quý trước và tổng sản lượng điện thương phẩm cộng dồn từ đầu năm, ước sản lượng điện thương phẩm các tháng còn lại trong năm; xác định chi phí phát điện của quý trước liền kề, chi phí phát điện cộng dồn từ đầu năm (bao gồm cả chi phí mua điện từ các nhà máy cung cấp dịch vụ phụ trợ), ước chi phí khâu phát điện các tháng còn lại trong năm theo thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện và cập nhật các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá bán lẻ điện bình quân để tính toán lại giá bán lẻ điện bình quân theo công thức quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này (các thông số khác giữ nguyên không thay đổi), thực hiện yêu cầu về hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này và thực hiện như sau:
a) Trường hợp sau khi tính toán cập nhật, giá bán lẻ điện bình quân tính toán thấp hơn từ 1% trở lên so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm điều chỉnh giảm giá bán lẻ điện bình quân ở mức tương ứng. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện điều chỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương để kiểm tra, giám sát;
b) Trường hợp sau khi tính toán cập nhật, giá bán lẻ điện bình quân cần điều chỉnh cao hơn so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành từ 2% đến dưới 5%, Tập đoàn Điện lực Việt Nam lập hồ sơ phương án giá bán lẻ điện bình quân báo cáo Bộ Công Thương kiểm tra, rà soát và cho ý kiến. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phương án giá bán lẻ điện bình quân của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Bộ Công Thương có trách nhiệm có ý kiến bằng văn bản. Tập đoàn Điện lực Việt Nam quyết định việc điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân sau khi Bộ Công Thương có ý kiến. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện điều chỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương để giám sát;
c) Trường hợp sau khi tính toán cập nhật, giá bán lẻ điện bình quân cần điều chỉnh cao hơn so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành từ 5% đến dưới 10%, Tập đoàn Điện lực Việt Nam được phép điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân ở mức tương ứng sau khi báo cáo và được Bộ Công Thương chấp thuận. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phương án giá bán lẻ điện bình quân của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Bộ Công Thương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản để Tập đoàn Điện lực Việt Nam triển khai thực hiện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện điều chỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương để giám sát;
d) Trường hợp sau khi tính toán cập nhật, giá bán lẻ điện bình quân cần điều chỉnh cao hơn so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành từ 10% trở lên, trên cơ sở hồ sơ phương án giá bán lẻ điện bình quân do Tập đoàn Điện lực Việt Nam trình, Bộ Công Thương chủ trì kiểm tra, rà soát và gửi lấy ý kiến các bộ, cơ quan liên quan. Trên cơ sở ý kiến góp ý của các bộ, cơ quan liên quan, Bộ Công Thương tổng hợp, báo cáo Chính phủ xem xét, cho ý kiến. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Chính phủ.
2. Hồ sơ phương án giá bán lẻ điện bình quân trong năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam bao gồm:
a) Công văn báo cáo về phương án giá bán lẻ điện bình quân trong năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, trong đó bao gồm các nội dung phân tích, đánh giá tình hình thực hiện chi phí khâu phát điện của quý trước liền kề;
b) Các nội dung kèm theo Công văn báo cáo phương án giá bán lẻ điện bình quân của Tập đoàn Điện lực Việt Nam bao gồm: nguyên tắc tính toán cập nhật chi phí khâu phát điện, trong đó có nguyên tắc dự kiến các thông số đầu vào như tỷ giá ngoại tệ, giá nhiên liệu trong nước và giá nhiên liệu nhập khẩu, giá các nhà máy điện dự kiến đưa vào vận hành trong năm tính toán nhưng chưa có hợp đồng mua bán điện; bảng tổng hợp kết quả tính toán và bảng chi tiết số liệu tính toán chi phí khâu phát điện; các tài liệu, văn bản sử dụng làm căn cứ, cơ sở trong việc tính toán; thuyết minh các định mức chi phí và các đơn giá được sử dụng trong tính toán cập nhật chi phí dự kiến năm N của khâu phát điện (nếu có); thuyết minh các chi phí sản xuất kinh doanh điện chưa được tính vào giá bán lẻ điện nhưng đã được phân bổ vào giá thành sản xuất kinh doanh điện và số dư còn lại dự kiến phân bổ vào giá bán lẻ điện bình quân năm N; báo cáo đánh giá ảnh hưởng của việc điều chỉnh giá điện đến chi phí mua điện của khách hàng sử dụng điện.
Điều 7. Kiểm tra điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân
1. Trường hợp Tập đoàn Điện lực Việt Nam quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định này hoặc trường hợp Tập đoàn Điện lực Việt Nam trình Bộ Công Thương hồ sơ phương án giá điện theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 và điểm d khoản 1 Điều 6 Nghị định này, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xem xét kiểm tra các báo cáo, tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
2. Trường hợp giá bán lẻ điện bình quân cần điều chỉnh giảm mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam không điều chỉnh giảm, Bộ Công Thương có trách nhiệm yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam điều chỉnh giảm giá bán lẻ điện bình quân.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm thực hiện theo yêu cầu của Bộ Công Thương trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu.
3. Nếu phát hiện có sai sót trong kết quả tính toán giá điện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định này, Bộ Công Thương có trách nhiệm yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam dừng điều chỉnh hoặc điều chỉnh lại giá bán lẻ điện bình quân. Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm thực hiện theo yêu cầu của Bộ Công Thương trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Mục 2. THỜI GIAN ĐIỀU CHỈNH GIÁ BÁN LẺ ĐIỆN BÌNH QUÂN
Điều 8. Thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân
Thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 03 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất.
Chương III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 9. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Công Thương có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn Tập đoàn Điện lực Việt Nam tính toán giá bán lẻ điện bình quân theo quy định tại Điều 4 Nghị định này;
b) Chủ trì kiểm tra theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.
2. Các bộ, cơ quan liên quan có trách nhiệm:
a) Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện Nghị định này với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về giá;
b) Các bộ, cơ quan liên quan có ý kiến tham gia, phối hợp đối với các nội dung liên quan trong phạm vi được phân công quản lý theo chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định của pháp luật.
3. Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm:
a) Thực hiện tính toán giá bán lẻ điện bình quân theo quy định tại Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Nghị định này và gửi 01 bộ hồ sơ báo cáo phương án giá bán lẻ điện bình quân đến Bộ Công Thương;
b) Thực hiện điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, gửi các báo cáo để cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, giám sát theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 Nghị định này.
Điều 10. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - Tập đoàn Điện lực Việt Nam; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, KTTH (2b). | TM. CHÍNH PHỦ KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG
Bùi Thanh Sơn |
Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Đầu tư - Thương mại được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.
Nghị định 72/2025/NĐ-CP quy định về cơ chế, thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân
52,4 KB 02/04/2025 8:18:00 SANghị định 72/2025/NĐ-CP pdf
493,7 KB 02/04/2025 8:40:16 SA
Cơ quan ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Bùi Thanh Sơn |
Số hiệu: | 72/2025/NĐ-CP | Lĩnh vực: | Thương mại |
Ngày ban hành: | 28/03/2025 | Ngày hiệu lực: | 28/03/2025 |
Loại văn bản: | Nghị định | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng hiệu lực: | Còn hiệu lực |
- Chia sẻ:
Trần Thu Trang
- Ngày:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Bài liên quan
-
(Chuẩn) Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2025
-
Công văn 1239/BGDĐT-QLCL 2025 hướng dẫn nội dung tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT
-
Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung quy định về hóa đơn, chứng từ
-
82 biểu hiện suy thoái của Đảng viên
-
Nghị định 61/2025/NĐ-CP quy định một số điều Luật Điện lực
-
Hướng dẫn tô phiếu trả lời trắc nghiệm thi tốt nghiệp THPT 2025
-
Biểu giá bán lẻ điện mới nhất 2024
-
Công bố mẫu mới phiếu trả lời trắc nghiệm thi tốt nghiệp THPT 2025
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
Luật thương mại số 36/2005/QH11
-
Nghị định 61/2025/NĐ-CP quy định một số điều Luật Điện lực
-
Nghị định 71/2025/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức PPP
-
Nghị định 72/2025/NĐ-CP quy định về cơ chế, thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân
-
Vốn lưu động là gì?
-
Tải Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu file Doc, Pdf
-
Nghị định 161/2013/NĐ-CP về đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển
-
Thông tư 42/2017/TT-BCA an ninh, trật tự một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
-
Văn bản hợp nhất Luật thương mại số 03/VBHN-VPQH
-
Luật số 43/2024/QH15 sửa đổi Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh BĐS 2023, Luật Các tổ chức tín dụng 2024
-
Luật Đấu thầu 2023 số 22/2023/QH15
-
Nghị định 01/2020/NĐ-CP về giám sát và đánh giá đầu tư

Bài viết hay Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Thông tư 13/2019/TT-BTC
Nghị định 47/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Thông tư về quản lý, thanh toán vốn đầu tư trên địa bàn các huyện nghèo số 22/2015/TT-BTC
Chỉ thị 16/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động quảng cáo
Thông tư 06/2016/TT-BCT về trình tự xây dựng, áp dụng biểu giá chi phí tránh được và ban hành Hợp đồng mua bán điện mẫu
Thông tư 52/2016/TT-BTC Hướng dẫn triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết chung
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác