Thông tư 14/2016/TT-BTC Cơ chế tài chính công ty nhà nước tham gia nhiệm vụ chính trị, xã hội, kinh tế

Thông tư 14/2016/TT-BTC Cơ chế tài chính công ty nhà nước tham gia nhiệm vụ chính trị, xã hội, kinh tế

Thông tư 14/2016/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính khi các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị, đảm bảo an sinh xã hội, cân đối cung cầu cho nền kinh tế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

Quyết định 08/2016/QĐ-TTg quy định việc mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung

Thông tư 39/2016/TT-BTC về kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách qua Kho bạc Nhà nước

Thông tư 40/2016/TT-BTC Quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 14/2016/TT-BTCHà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2016

THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH KHI CÁC CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN DO NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ THAM GIA THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ, ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI, CÂN ĐỐI CUNG CẦU CHO NỀN KINH TẾ

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Tài chính;

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại Thông báo số 146/TB-VPCP ngày 8/4/2014 của Văn phòng Chính phủ;

Sau khi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại công văn số 3657/LĐTBXH-KHTC ngày 11/9/2015;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn cơ chế tài chính khi các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị, đảm bảo an sinh xã hội, cân đối cung cầu cho nền kinh tế,

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh

1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này hướng dẫn cơ chế tài chính khi các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHHMTV) do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoạt động sản xuất kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp và có tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị, đảm bảo an sinh xã hội, cân đối cung cầu cho nền kinh tế theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc tự nguyện đăng ký thực hiện theo chủ trương của Nhà nước không vì mục đích lợi nhuận và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

2. Đối tượng áp dụng bao gồm: Công ty TNHHMTV do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, công ty) tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị, đảm bảo an sinh xã hội, cân đối cung cầu cho nền kinh tế; cơ quan đại diện chủ sở hữu và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ chính trị, đảm bảo an sinh xã hội, cân đối cung cầu cho nền kinh tế.

3. Các hoạt động trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích theo quy định tại Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ và Nghị định số 93/2015/NĐ-CP ngày 15/10/2015 của Chính phủ không thuộc phạm vi, đối tượng áp dụng Thông tư này.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. "Công ty TNHHMTV do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ" (sau đây gọi là doanh nghiệp) bao gồm:

a) Công ty TNHHMTV là công ty mẹ của các Tập đoàn kinh tế; công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước; công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con;

b) Công ty TNHHMTV độc lập trực thuộc các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, trực thuộc các Tập đoàn, Tổng công ty.

c) Các công ty TNHHMTV do doanh nghiệp nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.

2. "Thực hiện nhiệm vụ chính trị, đảm bảo an sinh xã hội, cân đối cung cầu cho nền kinh tế" (sau đây viết tắt là "thực hiện nhiệm vụ chính trị") là thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo, quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc tự nguyện đăng ký thực hiện nhiệm vụ theo chủ trương của Nhà nước không vì mục đích lợi nhuận và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

3. "Hoạt động sản xuất kinh doanh chung của doanh nghiệp": bao gồm các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không bao gồm hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục I: QUY ĐỊNH CƠ CHẾ TÀI CHÍNH KHI CÁC DOANH NGHIỆP THAM GIA THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ, ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI CÂN ĐỐI CUNG CẦU CHO NỀN KINH TẾ

Điều 3. Cơ chế miễn giảm về tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê mặt nước

Các doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị nếu thỏa mãn các điều kiện về miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thuê mặt nước thì được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thuê mặt nước đối với diện tích đất, diện tích thuê mặt nước sử dụng đúng mục đích, nhiệm vụ chính trị theo quy định tại Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất và Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định thu tiền thuê đất, thuê mặt nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Trình tự, thủ tục miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thuê mặt nước thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 4. Quản lý doanh thu

Các doanh nghiệp mở sổ kế toán chi tiết để theo dõi riêng doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh và cung ứng sản phẩm, dịch vụ khi tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị, đảm bảo an sinh xã hội, cân đối cung cầu cho nền kinh tế.

Điều 5. Quản lý chi phí

Các khoản chi phí phát sinh trong quá trình các doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị được hạch toán riêng và phải đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan.

Các doanh nghiệp mở sổ kế toán chi tiết để theo dõi riêng chi phí phát sinh trong quá trình các doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị theo nguyên tắc:

1. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng, hạch toán riêng tài sản cố định, tài sản lưu động và chi phí khác phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị thì tập hợp các chi phí theo chứng từ thực tế.

2. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng chung tài sản cố định, tài sản lưu động, không thể tách riêng chi phí khác khi thực hiện nhiệm vụ chính trị thì thực hiện phân bổ chi phí (gồm chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí tài sản lưu động và chi phí khác) theo tỷ lệ doanh thu của phần hoạt động sản xuất kinh doanh và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ khi tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị với tổng doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh chung của doanh nghiệp.

Điều 6. Các khoản nộp ngân sách nhà nước

Các khoản nộp ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định hiện hành.

Điều 7. Xử lý chênh lệch doanh thu và chi phí

Chênh lệch doanh thu và chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh và cung ứng sản phẩm, dịch vụ khi tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị được hạch toán vào kết quả sản xuất kinh doanh chung của doanh nghiệp để thực hiện xác định thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;

  • Trường hợp doanh thu lớn hơn chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh và cung ứng sản phẩm, dịch vụ khi tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị thì thu nhập từ việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan.
  • Trường hợp doanh thu nhỏ hơn chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh và cung ứng sản phẩm, dịch vụ khi tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị thì chênh lệch được bù từ phần lợi nhuận sản xuất kinh doanh chung của doanh nghiệp.
Đánh giá bài viết
1 134
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo