Nghị định 15/2017/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tải về

Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và PTNT

Theo Nghị định 15/2017/NĐ-CP, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực: Nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi, phòng, chống thiên tai, phát triển nông thôn; quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.

19 tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020

Quyết định 1600/QĐ-TTg về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020

Quyết định 2540/QĐ-TTg về điều kiện, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn nông thôn mới

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/2017/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 17 tháng 02 năm 2017

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 1. Vị trí và chức năng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực: Nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, phòng, chống thiên tai, phát triển nông thôn; quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

1. Trình Chính phủ các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của bộ đã được phê duyệt và các nghị quyết, cơ chế, chính sách, dự án, đề án, văn bản quy phạm pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực do bộ quản lý.

3. Trình Thủ tướng Chính phủ các dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng Chính phủ.

4. Phê duyệt chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo phân cấp và ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

5. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật; tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về quản lý ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó.

6. Công bố, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, đánh giá, tổng hợp báo cáo và chịu trách nhiệm thực hiện các cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

7. Kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành có liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; nếu phát hiện những quy định do các cơ quan đó ban hành có dấu hiệu trái với các văn bản quy phạm pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực do bộ quản lý thì xử lý theo quy định của pháp luật.

8. Về trồng trọt và bảo vệ thực vật:

a) Chỉ đạo xây dựng, kiểm tra thực hiện quy hoạch phát triển vùng cây trồng, sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; kế hoạch sử dụng, bảo vệ và cải tạo nâng cao độ phì đất nông nghiệp; chống xói mòn, sa mạc hóa và sạt lở đất;

b) Chỉ đạo, hướng dẫn việc sử dụng ngân sách cho các chương trình phòng, chống, khắc phục hậu quả dịch bệnh trên thực vật;

c) Chỉ đạo thực hiện về cơ cấu cây trồng; kỹ thuật trồng trọt, thu hoạch, bảo quản; tổng kết, đánh giá thực hiện kế hoạch sản xuất trồng trọt hàng năm;

d) Chỉ đạo kiểm tra việc bảo tồn, lưu trữ, khai thác nguồn gen cây trồng theo quy định của pháp luật;

đ) Quản lý nhà nước về phân bón theo quy định của pháp luật;

e) Quản lý nhà nước về giống cây trồng nông nghiệp, về kiểm dịch thực vật, bảo vệ thực vật, thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật.

9. Về chăn nuôi và thú y:

a) Chỉ đạo xây dựng, kiểm tra thực hiện quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, sản phẩm chăn nuôi an toàn;

b) Chỉ đạo, hướng dẫn việc sử dụng ngân sách cho các chương trình phòng, chống, khắc phục hậu quả dịch bệnh trên động vật;

c) Chỉ đạo thực hiện về cơ cấu vật nuôi; kỹ thuật chăn nuôi; tổng kết, đánh giá thực hiện kế hoạch sản xuất chăn nuôi hàng năm;

d) Chỉ đạo, kiểm tra việc bảo tồn, lưu trữ, khai thác nguồn gen vật nuôi theo quy định của pháp luật;

đ) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giống vật nuôi nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và hoạt động thú y theo quy định của pháp luật.

10. Về thủy sản:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách phát triển thủy sản sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định;

b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các quy định về quản lý các khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa có liên quan tới nguồn lợi thủy sản theo quy định của pháp luật;

c) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quy định quản lý về an toàn tàu cá, thông tin phòng tránh thiên tai cho ngư dân và tàu cá trên biển; khai thác, bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản theo quy định của pháp luật;

d) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản tập trung; quan trắc cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản; quy trình, kỹ thuật, mùa vụ nuôi trồng thủy sản; kiểm dịch, phòng, chống dịch bệnh thủy sản;

đ) Quy định danh mục các loài thủy sản cần được bảo tồn, bảo vệ, cần được tái tạo; các biện pháp bảo vệ môi trường các hệ sinh thái thủy sản, bảo tồn quỹ gen, đa dạng sinh học thủy sản theo quy định của pháp luật;

e) Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với kiểm ngư theo quy định của pháp luật;

g) Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giống, thức ăn nuôi trồng thủy sản; hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật dùng để xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;

h) Quản lý nhà nước về hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ hậu cần nghề cá.

11. Về diêm nghiệp:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra kỹ thuật sản xuất, thu hoạch; tổng kết, đánh giá thực hiện kế hoạch sản xuất muối hàng năm;

b) Ban hành và kiểm tra thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình về sản xuất, chế biến bảo quản muối và các sản phẩm của muối (không bao gồm muối dùng trong lĩnh vực y tế).

12. Về lâm nghiệp:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách phát triển lâm nghiệp, quy chế quản lý rừng, chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng, nguy cấp, quý hiếm và danh mục những loài thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm theo quy định của pháp luật.

Chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan quản lý hệ thống rừng đặc dụng, bảo vệ hệ sinh thái rừng, các loài sinh vật rừng, bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật.

Trình Thủ tướng Chính phủ xác lập quy hoạch hệ thống và chuyển mục đích sử dụng khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng có tầm quan trọng quốc gia hoặc liên tỉnh;

b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản kết hợp trồng rừng theo quy định của pháp luật;

c) Chỉ đạo thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định của pháp luật;

d) Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về phát triển, bảo vệ, sử dụng rừng; khai thác lâm sản; tổ chức sản xuất lâm nghiệp gắn với chế biến và tiêu thụ lâm sản; giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.

13. Về thủy lợi:

a) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật;

b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, chính sách, pháp luật về thủy lợi, nước sạch nông thôn; đầu tư xây dựng, sửa chữa nâng cấp công trình thủy lợi, nước sạch nông thôn; vận hành các hồ chứa thủy lợi, công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật;

c) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện về quy hoạch thủy lợi phục vụ nông nghiệp, phục vụ đa mục tiêu gắn với các ngành kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật;

d) Phê duyệt quy hoạch thủy lợi, cấp nước sạch nông thôn liên quan từ hai tỉnh trở lên, hệ thống công trình thủy lợi và các công trình thủy lợi có tính chất kỹ thuật phức tạp hoặc quy mô lớn trong một tỉnh phục vụ cấp nước, tiêu thoát nước; phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; cải tạo đất, chống sa mạc hóa; cấp thoát nước nông thôn theo quy định của pháp luật;

đ) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về quy trình kỹ thuật, chính sách tưới, tiêu; quản lý về quản lý tưới tiêu, quản lý khai thác công trình thủy lợi; hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các quy định về xả nước thải vào công trình thủy lợi;

e) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc phê duyệt quy hoạch thủy lợi, hệ thống công trình thủy lợi, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trong phạm vi cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;

g) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, xâm nhập mặn, ngập úng, sa mạc hóa; tổ chức quan trắc, dự báo, cảnh báo về hạn hán, xâm nhập mặn, úng, số lượng và chất lượng nước trong hệ thống công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật;

h) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra phương án bảo vệ công trình thủy lợi, phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

i) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc lập kế hoạch xây dựng, quản lý khai thác, sử dụng và bảo vệ các công trình cấp, thoát nước nông thôn;

k) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi theo quy định của pháp luật; thực hiện nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ quy định tại Luật tài nguyên nước và quy định khác của pháp luật.

14. Về phòng, chống thiên tai:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch chương trình, đề án, dự án, chính sách, pháp luật về phòng, chống thiên tai;

b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy định của pháp luật về cơ chế, chính sách, nguồn nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, hệ thống thông tin, nhu yếu phẩm, nguồn lực cho phòng, chống thiên tai;

Đánh giá bài viết
1 663
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm