Thông tư 16/2022/TT-BLĐTBXH Chương trình đào tạo về nghiệp vụ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia
Chương trình đào tạo về nghiệp vụ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia
Ngày 6/9 năm 2022 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 16/2022/TT-BLĐTBXH về việc ban hành Chương trình đào tạo về nghiệp vụ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.
Theo đó Chương trình đào tạo về nghiệp vụ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia bao gồm 6 chuyên đề chính với tổng thời gian đào tạo là 50 giờc huẩn (Lý thuyết: 18,5 giờ; thực hành, thảo luận: 26,5 giờ; kiểm tra: 5 giờ).
Thông tư số 16/2022/TT-BLĐTBXH
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI _________ Số: 16/2022/TT-BL Đ TBXH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ____________________ Hà Nội, ngày 06 tháng 9 năm 2022 |
THÔNG TƯ
Ban hành Chương trình đào tạo về nghiệp vụ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia
_____________
Căn cứ Luật Việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
Căn cứ Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư ban hành Chương trình đào tạo về nghiệp vụ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Chương trình đào tạo về nghiệp vụ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia .
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 21 tháng 10 năm 2022.
2. Trường hợp các văn bản viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo văn bản mới ban hành.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, các Tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. /.
Nơi nhận: - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Kiểm toán Nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, Tp trực thuộc Trung ương; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Cổng TTĐT Chính phủ; - Cổng TTĐT Bộ LĐTBXH; - Lưu: VT, TCGDNN | KT. BỘ TRƯỞNG
Lê Tấn Dũng
|
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI __________
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ____________________ |
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VỀ NGHIỆP VỤ ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
(Kèm theo Thông tư số 16/2022/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 9 năm 2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
A. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Mục tiêu chung
Trang bị cho người học kiến thức pháp lý về hệ thống đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, nghiệp vụ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia và kiến thức liên quan khác để thực hiện việc đánh giá, công nhận trình độ kỹ năng nghề quốc gia của người lao động theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
2. Mục tiêu cụ thể
Sau khi tham gia khóa đào tạo, người học có khả năng:
- Hiểu được những căn cứ pháp lý và những đặc điểm chính của hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; tiếp cận chuẩn quốc tế về đánh giá và công nhận kỹ năng nghề trong khu vực ASEAN và quốc tế để giải thích, tư vấn cho doanh nghiệp và người lao động tham dự kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia;
- Hiểu và vận dụng được nguyên tắc, yêu cầu, phương pháp, công cụ và quy trình đánh giá theo năng lực hành nghề để áp dụng phù hợp lĩnh vực ngành nghề;
- Vận dụng có hệ thống cách thức tổ chức việc thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động: cách phân công công việc; tiêu chuẩn thực hiện công việc; cách tổ chức thực hiện đánh giá bài kiểm tra kiến thức và thực hành; nguyên tắc, phương pháp chấm điểm bài kiểm tra thực hành nhằm đảm bảo tính chính xác, độc lập, khách quan, công bằng, minh bạch trong việc tổ chức đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
B. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO
1. Đối tượng tham gia khóa đào tạo để xem xét cấp thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia theo từng bậc trình độ kỹ năng nghề là các đối tượng phù hợp với quy định tại khoản 1, Điều 11 Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
2. Đối tượng tham gia khóa đào tạo để tham gia các hoạt động nghiệp vụ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia do Tổ chức đánh giá kỹ năng nghề giới thiệu là cán bộ giảng dạy trong các cơ sở đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc chuyên gia, cán bộ kỹ thuật trong doanh nghiệp hoặc nghệ nhân và các cá nhân khác có liên quan.
C. THỜI GIAN ĐÀO TẠO VÀ ĐƠN VỊ THỜI GIAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH
1. Thời gian: 50 giờ chuẩn (Lý thuyết: 18,5 giờ; thực hành, thảo luận: 26,5 giờ; kiểm tra: 5 giờ).
2. Đơn vị thời gian của giờ học: một giờ học lý thuyết là 45 phút, một giờ học thực hành là 60 phút. Một ngày học không quá 08 giờ.
D. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chương trình tập trung đào tạo về nghiệp vụ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, gồm:
1. Nghiệp vụ chuẩn bị thực hiện một kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia theo quy mô, đối tượng và các yêu cầu liên quan;
2. Nghiệp vụ thực hiện đánh giá và chấm điểm bài kiểm tra kiến thức, bài kiểm tra thực hành trong kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia;
3. Nghiệp vụ về giám sát và xử lý các tình huống phát sinh, các hành vi vi phạm (nếu có) trong kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.
TT | Nội dung | Th ời gian (giờ ) | ||
Tổng số | Trong đó | |||
LT | TH/ Thảo luận | |||
I | Phần 1: Chuyên đề 1. Tổng quan về hệ thống đánh giá cấp chứ ng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và tiếp cận chuẩn quốc tế về đánh giá và công nhận kỹ năng nghề | 5 | 3,5 | 1,5 |
II | Phần 2 | |||
1 | Chuyên đề 2. Công tác chuẩn bị của tổ chức đánh giá trước kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia | 5 | 2 | 3 |
2 | Chuyên đề 3. Công tác chuẩn bị của đánh giá viên trước kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia | 5 | 2 | 3 |
III | Phần 3 | |||
1 | Chuyên đề 4. Thực hiện đánh giá kiến thức trong kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia | 10 | 3 | 7 |
2 | Chuyên đề 5. Thực hiện đánh giá kỹ năng thực hành trong kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia | 15 | 5 | 10 |
IV | Phần 4: Chuyên đề 6. Giám sát việc thực hiện tổ chức đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và xử lý các tình huống phát sinh trong kỳ đánh giá | 5 | 3 | 2 |
V | Phần 5: Kiểm tra cuối khóa | 5 | ||
TỔNG CỘNG | 50 | 18,5 | 26,5 |
E. NỘI DUNG CHI TIẾT
PHẦN 1. (CHUYÊN ĐỀ 1) TỔNG QUAN HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ, CẤP CHỨNG CHỈ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA VÀ TIẾP CẬN CHUẨN QUỐC TẾ VỀ ĐÁNH GIÁ VÀ CÔNG NHẬN KỸ NĂNG NGHỀ
Thời gian thực hiện: 5 giờ chuẩn (Lý thuyết: 3,5 giờ; thực hành, bài tập, thảo luận: 1,5 giờ; thi/ kiểm tra: 0 giờ)
Các nội dung trong chương trình đào tạo sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi đào tạo trực tiếp. Tuy nhiên, trong trường hợp bất khả kháng, tùy thuộc nhu cầu, có thể linh hoạt phương pháp đào tạo trực tiếp kết hợp với trực tuyến.
I. MỤC TIÊU
Học xong phần này, người học có khả năng:
- Hiểu được các cơ sở pháp lý để hình thành hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
- Hiểu được lịch sử hình thành hệ thống và các hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đã được triển khai trong thời gian vừa qua và hướng phát triển trong những năm tới;
- Mô tả khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia và các bậc trình độ kỹ năng nghề quốc gia;
- Hiểu được cấu trúc, nội dung của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, nguyên tắc, quy trình xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia;
- Hiểu được các điều kiện để một tổ chức được cấp giấy chứng nhận đánh giá kỹ năng nghề quốc gia;
- Hiểu và tự rà soát, đánh giá được các điều kiện để một người được cấp thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia;
- Hiểu được bối cảnh tác động, khó khăn, thách thức trong việc triển khai thực hiện các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về kỹ năng nghề trong ASEAN;
- Hiểu được cơ cấu và sự khác nhau của các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về kỹ năng nghề trong ASEAN;
- Hiểu được khung tham chiếu trình độ ASEAN và khung trình độ quốc gia; phân biệt mô tả bậc trong khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia trong mối quan hệ với khung trình độ quốc gia và khung tham chiếu trình độ ASEAN.
II. NỘI DUNG
1. Lịch sử hình thành hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở Việt Nam
2. Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
3. Vai trò của việc phát triển kỹ năng nghề và chuẩn hóa lực lượng lao động
4. Các khái niệm liên quan đến việc tổ chức đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
4.1. Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
4.2. Khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia
4.3. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
4.4. Người tham dự
4.5. Kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia
4.6. Tổ chức đánh giá kỹ năng nghề
4.7. Đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia
4.8. Ban giám khảo
4.9. Các khái niệm cốt lõi
4.10. Đảm bảo chất lượng của đánh giá
4.11. Quản lý về mặt kỹ thuật của đánh giá
4.12. Quản lý quy trình thực hiện đánh giá
4.13. Khóa đào tạo về nghiệp vụ về đánh giá
5. Sơ đồ hệ thống đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
6. Khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia
7. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
7.1. Nguyên tắc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
7.2. Cấu trúc của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
7.3. Quy trình xây dựng, thẩm định và công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
8. Tổ chức đánh giá kỹ năng nghề
8.1. Điều kiện để một tổ chức được cấp giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
8.2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp mới, sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy chứng nhận
8.3. Tạm đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi giấy chứng nhận
8.4. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề
9. Thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia
9.1. Điều kiện cấp thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia
9.2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp mới và cấp lại thẻ đánh giá viên
9.3. Hủy bỏ, thu hồi thẻ đánh giá viên
10. Xu hướng hội nhập về nhân lực
11. Dịch chuyển lao động và thỏa thuận công nhận lẫn nhau về chuẩn kỹ năng (MRA)
11.1. Lợi ích của MRA
11.2. Các loại MRA
12. Khung tham chiếu trình độ ASEAN
12.1. Bối cảnh ra đời
12.2. Mục đích của khung tham chiếu trình độ ASEAN
12.3. Mối quan hệ khung trình độ quốc gia với khung tham chiều trình độ ASEAN
III. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN PHẦN 1
1. Phòng học chuyên môn: Phòng học tiêu chuẩn, đảm bảo đủ ánh sáng, nhiệt độ và an toàn về phòng chống cháy nổ
2. Trang thiết bị máy móc: Máy vi tính, máy in, máy chiếu, màn chiếu
3. Học liệu, dụng cụ, vật liệu: Bảng, bút, giấy; tài liệu, các văn bản mẫu.
4. Giảng viên: chuyên gia, cán bộ, nghiên cứu viên có năng lực kinh nghiệm thực tiễn về chính sách, quy định trong nước/quốc tế về hoạt động đánh giá kỹ năng nghề hoặc các chuyên gia có chuyên môn, năng lực kinh nghiệm và uy tín theo lĩnh vực ngành nghề đào tạo về nghiệp vụ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.
5. Nguồn lực khác
IV. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ PHẦN 1
1. Nội dung
- Đánh giá sự hiểu biết của người học về hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia Việt Nam và chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và trong khu vực.
- Đánh giá sự vận dụng của người học về các văn bản pháp luật liên quan đến hệ thống đánh giá chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
2. Phương pháp và thang điểm đánh giá
- Đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận
- Đánh giá năng lực theo hai mức: Đạt và Không đạt.
V. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHẦN 1
1. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập
- Đối với giảng viên: Sử dụng phương pháp trao đổi, thảo luận, lấy học viên làm trung tâm.
- Đối với học viên: Học tập chủ động, tích cực, phát huy tinh thần làm việc nhóm
2. Những trọng tâm cần lưu ý.
- Hiểu rõ các Nghị định, Thông tư, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
- Thực hiện đúng quy trình và tuân theo các biểu mẫu quy định.
PHẦN 2. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KỲ ĐÁNH GIÁ, CẤP CHỨNG CHỈ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
Thời gian thực hiện: 10 giờ chuẩn (Lý thuyết: 4 giờ; thực hành, thảo luận, bài tập: 6 giờ; thi/ kiểm tra: 0 giờ).
I. MỤC TIÊU
- Hiểu được mục đích, nguyên tắc và nội dung đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia trong các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia;
- Hiểu được phương thức thực hiện việc đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
- Hiểu và đánh giá được quy trình cần thiết để chuẩn bị cho kỳ đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
- Áp dụng được các kiến thức và kỹ năng để lập kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.
II. NỘI DUNG
CHUYÊN ĐỀ 2. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CỦA TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ TRƯỚC KỲ ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
Thời gian: 5 giờ chuẩn * Mục tiêu
- Hiểu được quy trình thực hiện kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia và các công việc cần chuẩn bị của một tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quốc gia;
- Áp dụng được các thủ tục và công tác lên kế hoạch tổ chức kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia của tổ chức đánh giá;
- Hiểu được trách nhiệm, vai trò của các cơ quan quản lý trong công tác chuẩn bị cho kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia;
- Hiểu và vận dụng được điều kiện và công việc cần chuẩn bị cho kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia của tổ chức đánh giá;
- Hiểu được mục đích, nguyên tắc của kỳ đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
- Hiểu và áp dụng được các văn bản quy phạm pháp luật liên quan vào quá trình đánh giá;
- Hiểu được các điều kiện cần thiết để tham dự kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia đối với các bậc trình độ.
* Nội dung:
1. Mục đích đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
2. Nguyên tắc, nội dung đánh giá kỹ năng nghề quốc gia
3. Điều kiện, đăng ký tham dự đánh giá kỹ năng nghề quốc gia
3.1. Điều kiện tham dự đánh giá kỹ năng nghề quốc gia
3.2. Đăng ký tham dự đánh giá kỹ năng nghề quốc gia
4. Công tác chuẩn bị của tổ chức đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
4.1. Lập kế hoạch tổ chức các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia
4.2. Chuẩn bị các điều kiện để tổ chức các kỳ đánh giá kỹ năng nghề trong năm
4.3. Thực hiện và kiểm tra các điều kiện trước kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia
4.3.1. Đối với tổ chức đánh giá kỹ năng nghề
4.4. Thực hiện việc chuẩn bị cho kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia
4.4.1. Chọn địa điểm tổ chức
4.4.2. Điều kiện vị trí thao tác
CHUYÊN ĐỀ 3. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CỦA ĐÁNH GIÁ VIÊN TRƯỚC KỲ ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
Thời gian: 5 giờ chuẩn
* Mục tiêu:
- Hiểu và vận dụng được trình tự các công việc của đánh giá viên cần chuẩn bị cho kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia;
- Hiểu và vận dụng được các nội dung cần kiểm tra của đánh giá viên về cơ sở vật chất, nguyên vật liệu phục vụ cho công tác tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quốc gia;
- Hiểu được trách nhiệm của đánh giá viên; hình thức và phương pháp đánh giá.
* Nội dung:
1. Các công việc cần chuẩn bị cho kỳ đánh giá
2. Công tác chuẩn bị của đánh giá viên
2.1. Chuẩn bị và kiểm tra điều kiện tổ chức đánh giá bài kiểm tra kiến thức
2.2. Chuẩn bị và kiểm tra nguyên vật liệu
2.3. Chuẩn bị và kiểm tra dụng cụ gia công
2.4. Chuẩn bị và kiểm tra thiết bị
2.5. Chuẩn bị và kiểm tra dụng cụ đo
3. Kiểm tra việc chuẩn bị các điều kiện trước kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia
4. Trách nhiệm của đánh giá viên
5. Các hình thức và phương pháp đánh giá
5.1. Các hình thức đánh giá
5.2. Các phương pháp đánh giá
III. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN PHẦN 2
1. Phòng học chuyên môn: Phòng học tiêu chuẩn, đảm bảo đủ ánh sáng, nhiệt độ và an toàn về phòng chống cháy nổ
2. Trang thiết bị máy móc: Máy vi tính, máy chiếu, màn chiếu.
3. Học liệu, dụng cụ, vật liệu
- Các văn bản mẫu;
- Sơ đồ khu vực thi, sơ đồ phân bố khu vực tổ chức kỳ đánh giá;
- Bút dạ nhiều màu, phấn, bảng, giấy A0.
4. Giảng viên: chuyên gia, cán bộ, nghiên cứu viên có năng lực kinh nghiệm thực tiễn về chính sách, quy định trong nước/quốc tế về hoạt động đánh giá kỹ năng nghề hoặc các chuyên gia có chuyên môn, năng lực kinh nghiệm và uy tín theo lĩnh vực ngành nghề đào tạo về nghiệp vụ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.
5. Nguồn lực khác: Các văn bản quy phạm pháp luật.
IV. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ PHẦN 2
1. Nội dung:
- Đánh giá sự hiểu biết của người học về quy trình đăng ký chuẩn bị cho kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia của tổ chức đánh giá;
- Đánh giá sự vận dụng của người học về quy trình và nội dung chuẩn bị về cơ sở vật chất, nguyên vật liệu, thiết bị và dụng cụ phù hợp với từng nghề và bậc trình độ kỹ năng nghề quốc gia.
2. Phương pháp: Đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận
V. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHẦN 2
1. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập
- Đối với giảng viên: thuyết trình, giảng giải, phát vấn, tổ chức thảo luận nhóm
- Đối với người học: nghe hiểu, tìm hiểu tài liệu, thảo luận nhóm.
2. Những trọng tâm cần lưu ý:
- Hiểu rõ các Nghị định, Thông tư, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
- Thực hiện đúng quy trình và tuân theo các biểu mẫu quy định.
PHẦN 3. THỰC HIỆN VIỆC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
Thời gian thực hiện: 25 giờ chuẩn (Lý thuyết: 08 giờ; thực hành, thảo luận, bài tập: 17 giờ)
I. MỤC TIÊU
Học xong phần này người học có khả năng:
- Đánh giá việc lựa chọn địa điểm, chuẩn bị điều kiện và bố trí vị trí thao tác để đánh giá các bài kiểm tra trong các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia;
- Đánh giá việc bố trí, kiểm tra tiếp đón người tham dự thực hiện bài kiểm tra thực hành và dụng cụ đo kiểm được sử dụng trong các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia;
- Tổ chức, hướng dẫn người tham dự và quản lý, ứng phó trong khi người tham dự thao tác thực hiện bài kiểm tra thực hành.;
- Tiếp nhận, bảo quản, quản lý sản phẩm và chấm điểm, xử lý sau khi chấm điểm bài kiểm tra thực hành trong các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia;
- Nắm vững nguyên tắc chấm điểm, phân bổ theo các hạng mục và cách xử lý khi chấm điểm đối với các hạng mục trong chấm điểm bài kiểm tra;
- Áp dụng nguyên tắc, phương pháp chấm điểm bài kiểm tra phù hợp với lĩnh vực ngành nghề.
II. NỘI DUNG
CHUYÊN ĐỀ 4. THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ BÀI KIỂM TRA KIẾN THỨC TRONG KỲ ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
Thờ gian: 10 giờ chuẩn
* Mục tiêu:
Sau khi học xong chuyên đề này, người học có khả năng:
- Hiểu được quy trình đón tiếp người tham dự kiểm tra;
- Hiểu được nhiệm vụ của đánh giá viên trong quá trình thực hiện bài kiểm tra kiến thức;
- Hiểu được quy trình thực hiện bài kiểm tra kiến thức;
- Nắm vững nguyên tắc chấm điểm, phân bổ theo các hạng mục và cách xử lý khi chấm điểm đối với các hạng mục trong chấm điểm bài kiểm tra kiến thức;
- Áp dụng nguyên tắc, phương pháp chấm điểm bài kiểm tra kiến thức phù hợp với lĩnh vực ngành nghề của mình.
* Nội dung
1. Đánh giá kiến thức trong các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia
1.1. Một số chú ý trước khi thực hiện bài kiểm tra kiến thức
1.2. Công tác tổ chức thực hiện bài kiểm tra kiến thức
2. Thực hiện chấm điểm bài kiểm tra kiến thức
2.1. Chấm điểm bài kiểm tra kiến thức
2.1.1. Thực hiện chấm điểm bài kiểm tra kiến thức trên máy tính
2.1.2. Thực hiện chấm điểm bài kiểm tra kiến thức trên giấy
2.2. Xử lý kết quả sau khi chấm điểm bài kiểm tra kiến thức
CHUYÊN ĐỀ 5. THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG THỰC HÀNH TRONG KỲ ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
Thời gian: 15 giờ chuẩn
* Mục tiêu:
Sau khi học xong chuyên đề này, người học có khả năng:
- Hiểu được quy trình đón tiếp người tham gia thực hiện bài kiểm tra thực hành;
- Hiểu được nhiệm vụ của đánh giá viên trong quá trình thực hiện bài kiểm tra thực hành;
- Hiểu được quy trình thực hiện bài kiểm tra thực hành;
- Nắm vững nguyên tắc chấm điểm, phân bổ theo các hạng mục và cách xử lý khi chấm điểm đối với các hạng mục trong chấm điểm bài kiểm tra thực hành;
- Nắm vững phương pháp chấm điểm trừ đối với bài kiểm tra thực hành trong các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia;
- Áp dụng nguyên tắc, phương pháp chấm điểm bài kiểm tra thực hành phù hợp với lĩnh vực ngành nghề.
* Nội dung
1. Đánh giá kỹ năng thực hành trong kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia
1.1. Một số chú ý trước khi thực hiện bài kiểm tra thực hành
1.2. Công tác tổ chức thực hiện bài kiểm tra thực hành
2. Chấm điểm bài kiểm tra thực hành trong kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia
2.1. Quy trình chấm điểm bài kiểm tra thực hành
2.2. Tiêu chuẩn về công việc đánh giá chấm điểm
2.3. Công tác chấm bài kiểm tra thực hành
2.4. Cách thức phân bố điểm và tiêu chuẩn đạt yêu cầu đối với bài kiểm tra thực hành
2.5. Hạng mục chấm điểm và phân bổ điểm trong bài kiểm tra
2.6. Nguyên tắc chấm điểm và cách xử lý khi chấm điểm sản phẩm
2.6.1. Nguyên tắc chấm điểm
2.6.2. Cách xử lý khi chấm điểm sản phẩm
2.7. Nguyên tắc chấm điểm và cách xử lý khi chấm điểm về thao tác (trình tự, động tác thực hiện)
2.7.1. Nguyên tắc chấm điểm
2.7.2. Cách xử lý điểm
2.8. Nguyên tắc chấm điểm và cách xử lý khi chấm điểm về sai sót trong chỉ số kỹ thuật (các điều kiện)
2.8.1. Nguyên tắc chấm điểm
2.8.2. Cách xử lý điểm
2.9. Nguyên tắc chấm điểm và cách xử lý khi chấm điểm về thái độ trong khi tác nghiệp
2.9.1. Nguyên tắc chấm điểm
2.9.2. Cách xử lý điểm
2.10. Nguyên tắc chấm điểm và cách xử lý khi chấm điểm về thời gian tác nghiệp
2.10.1. Nguyên tắc chấm điểm
2.10.2. Cách xử lý điểm
2.11. Phần điểm đặc biệt
2.12. Phương pháp chấm điểm
2.12.1. Các phương pháp chấm điểm
2.12.2. Phương pháp chấm điểm trừ
2.13. Tiêu chuẩn chấm điểm bài kiểm tra thực hành
2.13.1. Phân bổ điểm theo từng hạng mục
2.13.2. Định dạng các hạng mục chấm điểm bài kiểm tra thực hành
2.13.3. Những lưu ý về tiêu chuẩn chấm điểm
3. Xử lý kết quả sau khi chấm điểm bài kiểm tra thực hành
III. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN PHẦN 3
1. Phòng học chuyên môn: Phòng học tiêu chuẩn, đảm bảo đủ ánh sáng, nhiệt độ và an toàn về phòng chống cháy nổ
2. Trang thiết bị máy móc:
- Máy vi tính;
- Máy chiếu, màn chiếu.
3. Học liệu, dụng cụ, vật liệu:
- Mẫu biên bản giao, nộp tài liệu, vật dụng và mẫu biên bản thu, nộp bài kiểm tra;
- Bút viết bảng (phấn), bảng viết.
4. Giảng viên: chuyên gia, cán bộ, nghiên cứu viên có năng lực kinh nghiệm thực tiễn về chính sách, quy định trong nước/quốc tế về hoạt động đánh giá kỹ năng nghề hoặc các chuyên gia có chuyên môn, năng lực kinh nghiệm và uy tín theo lĩnh vực ngành nghề đào tạo về nghiệp vụ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.
5. Nguồn lực khác
IV. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ PHẦN 3
1. Nội dung
- Đánh giá sự hiểu biết của người học về nhiệm vụ của đánh giá viên trong quá trình theo dõi việc thực hiện bài kiểm tra của người tham dự; các hành vi vi phạm quy chế đánh giá của ban giám khảo và của người tham dự.
- Đánh giá sự vận dụng của người học về xử lý biên bản giao, nộp tài liệu, vật dụng và biên bản thu, nộp bài kiểm tra; xử lý được các tình huống vi phạm quy chế đánh giá của người tham dự.
2. Phương pháp và thang điểm đánh giá
- Kiểm tra dưới hình thức trắc nghiệm để đánh giá phần kiến thức.
- Kiểm tra thông qua việc xử lý các tình huống xử lý biên bản để đánh giá phần kỹ năng.
- Đánh giá năng lực theo hai mức: Đạt và Không đạt.
V. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHẦN 3
1. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập
- Đối với giảng viên: thuyết trình, đưa ra các tình huống và đặt câu hỏi.
- Đối với người học: lắng nghe, phân tích tình huống và trả lời.
2. Những trọng tâm cần chú ý
- Xử lý những tình huống thường xảy ra trong quá trình thực hiện bài kiểm tra thực hành;
- Xử lý những nguyên tắc cần phải tuân thủ của người tham dự;
- Xử lý những yêu cầu nghiệp vụ riêng của nghề/nhóm nghề đánh giá;
- Xử lý biên bản bàn giao nộp tài liệu, vật dụng và biên bản thu, nộp bài kiểm tra;
- Xử lý các tình huống vi phạm quy chế đánh giá của người tham dự.
PHẦN 4. (CHUYÊN ĐỀ 6 GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ CẤP CHỨNG CHỈ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA VÀ XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG PHÁT SINH TRONG KỲ ĐÁNH GIÁ
Thời gian thực hiện: 5 giờ chuẩn (Lý thuyết: 3 giờ; thực hành, thảo luận, bài tập: 2 giờ; kiểm tra: 0 giờ)
I. MỤC TIÊU
Học xong phần này người học có khả năng:
- Nắm vững quy trình giám sát các hoạt động của các thành viên ban giám khảo và người tham dự;
- Nắm vững các hình thức xử lý khi các thành viên ban giám khảo và người tham dự vi phạm;
- Xác định rõ các hành vi vi phạm quy chế đánh giá của đánh giá viên và của người tham dự bài kiểm tra;
- Xử lý được các vi phạm của người tham dự bài kiểm tra và các tình huống phát sinh khác trong kỳ đánh giá;
- Giải quyết được những thắc mắc, khiếu nại liên quan đến kỳ đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
- Biết cách lập biên bản khi xử lý vi phạm của các thành viên ban giám khảo và người tham dự.
II. NỘI DUNG
1. Giám sát hoạt động của các thành viên ban giám khảo trong các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia và xử lý khi vi phạm
1.1. Giám sát các hoạt động của thành viên Ban giám khảo trong các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia
1.2. Xử lý vi phạm của các thành viên Ban giám khảo trong các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia
2. Giám sát hoạt động của người tham dự và xử lý khi vi phạm của người tham dự trong các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia
3. Các tình huống phát sinh trong khâu chuẩn bị
4. Các tình huống phát sinh khi thực hiện bài kiểm tra kiến thức
5. Các tình huống phát sinh khi thực hiện bài kiểm tra thực hành
6. Các tình huống phát sinh khi chấm thi và xử lý kết quả
7. Xử lý tố cáo, khiếu nại trong kỳ đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
III. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN PHẦN 4
1. Phòng học chuyên môn: Phòng học tiêu chuẩn, đảm bảo đủ ánh sáng, nhiệt độ và an toàn về phòng chống cháy nổ
2. Trang thiết bị máy móc:
- Máy vi tính
- Máy chiếu, màn chiếu.
3. Học liệu, dụng cụ, vật liệu:
- Mẫu biên bản giám sát, các mẫu biểu sử dụng trong kỳ đánh giá, bút viết bảng (phấn), bảng viết;
- Mẫu biên bản xử lý vi phạm, các mẫu biểu sử dụng trong kỳ đánh giá;
- Bút viết bảng (phấn), bảng viết.
4. Giảng viên: chuyên gia, cán bộ, nghiên cứu viên có năng lực kinh nghiệm thực tiễn về chính sách, quy định trong nước/quốc tế về hoạt động đánh giá kỹ năng nghề hoặc các chuyên gia có chuyên môn, năng lực kinh nghiệm và uy tín theo lĩnh vực ngành nghề đào tạo về nghiệp vụ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.
5. Nguồn lực khác
IV. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ PHẦN 4
1. Nội dung
- Đánh giá sự hiểu biết của người học về các quy định về nhiệm vụ của các thành viên Ban giám khảo, người tham dự và các thành viên có liên quan trong kỳ đánh giá; các quy định về các hành vi vi phạm cần xử lý trong kỳ đánh giá.
- Đánh giá sự vận dụng của người học về kỹ năng xử lý, giải quyết các hành vi vi phạm trong kỳ đánh giá; kỹ năng tổng hợp và xử lý các hành vi vi phạm, các tình huống phát sinh xảy ra trong kỳ đánh giá.
- Đánh giá sự hiểu biết của người học về các tình huống phát sinh có thể xảy ra trong kỳ đánh giá; nguyên tắc và phương pháp xử lý các tình huống phát sinh; các quy định về xử lý khiếu nại, tố cáo (nếu có) trong kỳ đánh giá
- Đánh giá sự vận dụng của người học về kỹ năng nhận định, phát hiện các tình huống phát sinh trong kỳ đánh giá; kỹ năng tổng hợp và xử lý các tình huống phát sinh theo đúng quy định.
2. Phương pháp và thang điểm đánh giá
- Kiểm tra dưới hình thức quan sát trực tiếp hoặc gián tiếp qua thiết bị quan sát, phỏng vấn/chất vấn để đánh giá phần kiến thức.
- Đánh giá khả năng quan sát, thu thập dữ liệu, tổng hợp, nhận định và xử lý hành vi vi phạm, các tình huống phát sinh trong kỳ đánh giá.
- Đánh giá năng lực theo hai mức: Đạt và Không đạt.
V. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHẦN 4
1. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập
- Đối với giảng viên: thuyết trình, đưa ra các tình huống và đặt câu hỏi.
- Đối với người học: lắng nghe, phân tích tình huống và trả lời.
2. Những trọng tâm cần chú ý
- Xử lý biên bản bài giao nộp tài liệu, vật dụng và biên bản thu, nộp bài kiểm tra;
- Xử lý các tình huống vi phạm quy chế đánh giá của người tham dự.
PHẦN 5. KIỂM TRA CUỐI KHÓA
1. Nội dung: đánh giá các nội dung theo chương trình đào tạo.
2. Phương pháp và thang điểm đánh giá
- Đánh giá bằng bài kiểm tra trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận
- Đánh giá năng lực theo hai mức: Đạt và Không đạt. Bài kiểm tra được đánh giá là Đạt khi có kết quả trả lời đúng từ 60% trở lên và không có hành vi vi phạm.
G. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Tổ chức thực hiện
Căn cứ Chương trình đào tạo về nghiệp vụ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia ban hành kèm theo Thông tư này, cơ quan có thẩm quyền xây dựng tài liệu đào tạo và xây dựng kế hoạch triển khai các khóa đào tạo để cấp thẻ đánh giá viên theo quy định tại Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
Các nội dung trong chương trình đào tạo được thiết kế, xây dựng để tổ chức thực hiện bằng hình thức trực tiếp nhằm đạt được các kỹ năng, năng lực bảo đảm chất lượng và hiệu quả theo yêu cầu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tùy thuộc điều kiện thực tiễn, bảo đảm tính khả thi đáp ứng mục tiêu đào tạo, có thể linh hoạt tổ chức đào tạo bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến hoặc trực tuyến theo từng nội dung, từng phần của chương trình đào tạo
2. Điều kiện thực hiện quản lý và dạy học theo hình thức trực tiếp
Điều kiện phục vụ quản lý và tổ chức dạy học theo hình thức trực tiếp phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu quy định tại các chuyên đề của Chương trình.
3. Điều kiện thực hiện quản lý và dạy học theo hình thức trực tuyến
Hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu như sau:
a) Bảo đảm yêu cầu về đường truyền Internet và thiết bị kết nối, máy tính, thiết bị đầu cuối có cấu hình phù hợp; bảo đảm cho giảng viên và học viên truy cập, thực hiện hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá trực tuyến theo quy định tại các chuyên đề của Chương trình.
b) Có giải pháp bảo đảm an toàn thông tin, các quy định về dữ liệu và bảo mật thông tin cá nhân theo quy định khi tổ chức dạy học trực tuyến.
c) Cơ sở đào tạo có nơi lắp đặt các thiết bị đáp ứng yêu cầu về tính khoa học, sư phạm để sử dụng phục vụ hoạt động dạy học trực tuyến của giảng viên.
Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Giáo dục đào tạo được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.
Thuộc tính Thông tư 16/2022/TT-BLĐTBXH
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 16/2022/TT-BLĐTBXH | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Lê Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 06/09/2022 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Đã biết | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
Tải Thông tư 16/2022/TT-BLĐTBXH pdf
13/09/2022 9:11:09 SA
Cơ quan ban hành: | Người ký: | ||
Số hiệu: | Lĩnh vực: | Đang cập nhật | |
Ngày ban hành: | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật | |
Loại văn bản: | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật | |
Tình trạng hiệu lực: |
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Bài liên quan
-
Nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học mới nhất
-
12 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành giáo dục năm học 2024-2025
-
Công văn 405/BGDĐT-GDTH về điều chỉnh kế hoạch dạy học lớp 5 2021
-
Công văn 4020/BGDĐT-GDTrH 2022 nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022-2023
-
Cách tính tiền thừa giờ cho giáo viên Tiểu học 2024
-
Công văn số 4185/BGDĐT-VP về việc triển khai một số hoạt động đầu năm học 2022-2023
-
Giáo viên cơ hữu là gì?
-
Công văn 4039/BGDĐT-GDTX Hà Nội về thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 đối với GDTX
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Giáo dục - Đào tạo
Công văn số 4327/BGDĐT-GDTH 2024 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025
Quyết định 22/2013/QĐ-UBND
Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT
Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học 2024
Tải Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT Quy chế xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở file Doc, Pdf
Thông tư 55/2012/TT-BGDĐT
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác