Thông tư 06/2018/TT-BGDĐT

Tải về

Thông tư 06/2018/TT-BGDĐT - Quy định về chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 06/2018/TT-BGDĐT quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Mời các bạn tham khảo và tải về.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/2018/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2018

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU TUYỂN SINH TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN; TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC, THẠC SĨ, TIẾN SĨ

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một s điu của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;;

Căn cứ Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục đại học;

Căn cứ Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ trường đại học,

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

Điu 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

2. Thông tư này áp dụng đối với các đại học, học viện, trường đại học; các viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ; các trường cao đẳng, trung cấp được phép đào tạo các ngành đào tạo giáo viên (sau đâychung là các cơ sở giáo dục); các tổ chức và cá nhân có liên quan.

Điều 2. Mục tiêu

1. Tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục căn cứ vào các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thị trường lao động được quyền tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình trong việc xác định thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm.

2. Thực hiện công khai, minh bạch các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo cơ sở xác định chỉ tiêu tuyển sinh, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp của cơ sở giáo dục để các cơ quan quản lý nhà nước thanh tra, kiểm tra, xã hội giám sát và người học lựa chọn cơ sở giáo dục dự tuyển.

Điều 3. Ngành, khối ngành đào tạo

1. Ngành đào tạo trong xác định chỉ tiêu tuyn sinh được xác định bằng ngành quy định trong Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Khi ngành được xác định bng tập hợp một hoặc một số lĩnh vực giáo dục, đào tạo cấp II trong Danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Việc phân chia khối ngành theo quy định tại Phụ lục số II của Thông tư này.

Điều 4. Giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng

1. Giảng viên cơ hữu trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh được quy định như sau:

a) Giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục công lập là viên chức được tuyển dụng, sử dụng và quản lý theo quy định của pháp luật về viên chức;

b) Giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục tư thục là người lao động ký hợp đng lao động có thời hạn 3 năm hoặc hợp đồng không xác định thời hạn theo Bộ luật lao động, không là công chức hoặc viên chức nhà nước, không đang làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên với đơn vị sử dụng lao động khác; do nhà trường trả lương và chi trả các khoản khác thuộc chế độ chính sách đối với người lao động theo các quy định hiện hành.

2. Giảng viên thỉnh giảng trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh phải có trình độ từ thạc sĩ trở lên, có ký hợp đồng thỉnh giảng theo quy định về chế độ giảng viên thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục và các quy định hiện hành liên quan khác được cơ sở giáo dục trả lương, thù lao theo hợp đồng thỉnh giảng.

3. Giảng viên cơ hữu, thỉnh giảng quy đổi trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh là giảng viên có chức danh hoặc trình độ khác nhau của cơ sở giáo dục được quy đổi theo hệ số như sau:

Trình độ

Hệ số giảng viên cơ hữu

Hệ số GV thỉnh giảng

Cơ sở Giáo dục Đi hc

Trường trung cấp, cao đng

- Giảng viên có trình độ đại học

0,3

1,0

0,0

- Giảng viên có trình độ thạc sĩ

1,0

1,5

0,2

- Giảng viên có trình độ tiến sĩ

2,0

2,0

0,4

- Giảng viên có chức danh phó giáo sư

3,0

3,0

0,6

- Giảng viên có chức danh giáo sư

5,0

5,0

1,0

Đối với khối ngành nghệ thuật, giảng viên là nghệ sĩ nhân dân có bằng đại học cùng ngành với ngành tham gia đào tạo được tính tương đương như giảng viên có trình độ tiến sĩ; giảng viên là nghệ sĩ ưu tú có bằng đại học cùng ngành với ngành tham gia đào tạo được tính tương đương như giảng viên có trình độ thạc sĩ.

Điều 5. Số lượng giảng viên quy đổi theo khối ngành

1. Slượng giảng viên quy đổi theo khối ngành bao gồm: giảng viên cơ hữu quy đổi và giảng viên thỉnh giảng quy đổi của khối ngành đó.

2. Số lượng giảng viên cơ hữu quy đổi theo khối ngành gồm: giảng viên cơ hữu chuyên ngành quy đổi và giảng viên cơ hữu môn chung quy đổi của khối ngành đó. Trong đó, số lượng giảng viên cơ hữu môn chung quy đổi của khối ngành được xác định như sau:

Số lượng giảng viên cơ hữu quy đổi của khối ngành i

=

Tng sgiảng viên cơ hữu môn chung quy đổi của trường

X

Số lượng giảng viên cơ hữu quy đổi của khối ngành i

Tổng số giảng viên cơ hữu quy đổi của trường

3. Số lượng giảng viên thỉnh giảng quy đổi tối đa được xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo khối ngành như sau:

a) Khối ngành I:

- Đối với các ngành đào tạo giáo viên: không tính để xác định chỉ tiêu tuyển sinh.

- Đối với các ngành khác: tính tối đa bằng 5% tổng số giảng viên cơ hữu quy đổi;

b) Khối ngành II: tính tối đa bằng 30% tổng giảng viên cơ hữu quy đổi;

c) Các khối ngành khác: tính tối đa bằng 5% tổng số giảng viên cơ hữu quy đổi.

4. Trường hợp số lượng giảng viên thỉnh giảng quy đổi thấp hơn tỷ lệ tối đa cho phép tại khoản 3 Điều này thì xác định chỉ tiêu theo số giảng viên thỉnh giảng thc tế đã quy đổi.

5. Đối với giảng viên tham gia giảng dạy nhiều khối ngành, thì chỉ tính vào 01 (một) khối ngành để xác định chỉ tiêu tuyển sinh.

6. Mỗi giảng viên chỉ được tính quy đổi một lần ở mức quy đổi cao nhất.

Điều 6. Tiêu chí và cách tính tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh chính quy của cơ sở giáo dục

1. Tiêu chí số sinh viên chính quy tính trên một giảng viên quy đổi theo từng khối ngành của cơ sở giáo dục.

a) Sinh viên chính quy trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh gồm: sinh viên đại học theo hình thức chính quy, sinh viên cao đẳng và học sinh trung cấp các ngành đào tạo giáo viên theo hình thức chính quy, sinh viên liên thông, văn bằng hai đào tạo theo hình thức chính quy;

b) Số sinh viên đại học chính quy trên một giảng viên quy đổi theo khối ngành được xác định không vượt quá các định mức sau:

TT

Khối ngành

Số sinh viên chính quy/01 giảng viên quy đổi

1

Khối ngành I

20

2

Khối ngành II

10

3

Khối ngành III

25

4

Khối ngành IV

20

5

Khối ngành V

20

6

Khối ngành VI

15

7

Khối ngành VII

25

Số sinh viên cao đẳng, trung cấp sư phạm chính quy trên một giảng viên/ giáo viên quy đổi không vượt quá 25 sinh viên chính quy;

c) Cách tính:

Lấy tổng quy mô sinh viên chính quy theo khối ngành chia cho tổng số giảng viên quy đổi của khối ngành đó.

2. Tiêu chí diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo thuộc sở hữu của cơ sở giáo dục tính trên một sinh viên chính quy của các hạng mục công trình và yêu cầu về chủng loại, số lượng học liệu, trang thiết bị tối thiểu theo yêu cầu của chương trình đào tạo và nghiên cứu khoa học.

a) Diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo thuộc sở hữu tính trên một sinh viên chính quy không thấp hơn 2,8 m2;

b) Các hạng mục được tính diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo và yêu cầu về chủng loại và số lượng tài liệu/ trang thiết bị tối thiểu của từng hạng mục như sau:

- Hội trường, giảng đường, phòng học các loại, phòng đa năng, phòng làm việc của giáo sư, phó giáo sư, giảng viên cơ hữu: đảm bảo có các trang thiết bị đủ để phục vụ cho các hoạt động tập thể (đối với phòng học) và đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học (bàn, ghế, thiết bị âm thanh, trình chiếu, ánh sáng và các thiết bị cần thiết khác).

- Thư viện, trung tâm học liệu: có đủ chủng loại (giáo trình, học liệu, tài liệu, sách tham khảo) và số lượng phòng (phòng đọc, phòng mượn, phòng tra cứu) đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học. Các loại giáo trình, học liệu, tài liệu, sách tham khảo được lưu giữ dưới dạng ấn phẩm, điện tử và được kết nối mạng và liên kết khai thác, sử dụng tài liệu với các cơ sở giáo dục khác; đồng thời thường xuyên được cập nhật các tài liệu mới.

- Trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm, thực nghiệm, cơ sở thực hành, thực tập, luyện tập: có đủ về chủng loại và số lượng các trang thiết bị thực hành, thực tập, luyện tập cần thiết đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo và nghiên cứu khoa học;

Thuộc tính văn bản: Thông tư 06/2018/TT-BGDĐT

Số hiệu06/2018/TT-BGDĐT
Loại văn bảnThông tư
Lĩnh vực, ngànhGiáo dục
Nơi ban hànhBộ Giáo dục và Đào tạo
Người kýNguyễn Văn Phúc
Ngày ban hành28/02/2018
Ngày hiệu lực
15/04/2018
Đánh giá bài viết
1 508
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm