Chế độ phụ cấp của nhân viên trường học
Quy định về phụ cấp của nhân viên trường học
Đối với các nhân viên công tác trong trường học như nhân viên hành chính, kế toán, văn thư, thư viện, y tế... thì có được hưởng thêm chế độ gì không? Đây là nội dung được rất nhiều bạn đọc quan tâm. Trong bài viết nhày HoaTieu.vn xin chia sẻ chế độ phụ cấp dành cho nhân viên trường học, mời các bạn cùng tham khảo.
Mức phụ cấp dành cho nhân viên trường học
Đối với các nhân viên công tác trong trường học mà không phải là giáo viên thì sẽ có chế độ làm việc theo quy định của Bộ luật lao động và các quy định khác của nhà nước. Tuy nhiên, đối với các viên chức công tác trong trường học thì có được hưởng phụ cấp không? Để làm rõ vấn đề này mời các bạn theo dõi nội dung sau đây.
Đối tượng viên chức (phục vụ công tác giảng dạy) công tác trong các cơ sở giáo dục công lập, tùy theo vị trí việc làm và địa bàn công tác, đang được hưởng một số loại phụ cấp, trợ cấp, gồm:
- Chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với viên chức làm việc trong thư viện, quy định tại Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 5/1/2005 của Bộ Nội vụ và Thông tư số 26/2006/TT-BVHTT ngày 21/2/2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch);
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm cho viên chức làm việc trong các phòng thí nghiệm ở các trường và các cơ sở giáo dục khác quy định tại Công văn số 9552/TCCB ngày 26/9/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức làm công tác chuyên môn y tế tại trường học quy định tại Nghị định 56/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ.
Viên chức công tác ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ, được hưởng các loại phụ cấp, trợ cấp quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ.
Thực hiện Kết luận số 23-KL/TW ngày 29/5/2012 của Ban Chấp hành Trung ương về "Một số vấn đề về tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020", Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với các Bộ, ngành rà soát, xác định rõ các ngành nghề đặc thù, trên cơ sở đó xây dựng, hoàn thiện các chế độ trợ cấp, phụ cấp để bảo đảm công bằng, hợp lý, nhất là các chế độ phụ cấp theo nghề (thâm niên, ưu đãi, trách nhiệm theo nghề, công vụ) trình Chính phủ xem xét, quyết định.
Mời các bạn tham khảo thêm:
Tham khảo thêm
Những trường hợp nghỉ hưu trước tuổi vẫn hưởng nguyên lương 2020 Các trường hợp nghỉ hưu sớm mà không bị trừ tỷ lệ lương hưu
Toàn bộ mức lương, phụ cấp của giáo viên Chế độ tiền lương, phụ cấp của giáo viên 2021
Nhóm giáo viên bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh 2023 Giáo viên nào bắt buộc phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp?
Quy định về đạo đức nhà giáo 2023 Đạo đức nhà giáo theo quy định hiện hành
Chế độ nghỉ phép của giáo viên các cấp 2023 Quy định về chế độ nghỉ của giáo viên
Bảng lương theo trình độ đào tạo của giáo viên năm 2023 Thang bảng lương giáo viên các cấp theo trình độ 2023
Những trường hợp giáo viên bị buộc thôi việc 2023 Các trường hợp kỷ luật thôi việc đối với viên chức
100 câu hỏi điểm liệt thi sát hạch bằng lái xe Một số câu hỏi điểm liệt sát hạch bằng lái xe
- Chia sẻ bởi:
- Ngày:

Mới nhất trong tuần
-
Thông tư 06/2022/TT-BLĐTBXH chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp
-
Công văn 2345/BGDĐT-GDTH xây dựng kế hoạch giáo dục trường tiểu học
-
Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT sửa đổi các Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT
-
Công văn 432/UBND-KGVX Hà Nội 2022 cho học sinh các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6 thuộc 12 quận trở lại trường học
-
Quyết định 140/QĐ-UBND HCM 2022 ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 đối với GDMN
-
Quy định về chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
-
Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú
-
Quyết định 3588/QĐ-BCĐ TP.HCM 2021 Bộ tiêu chí đánh giá an toàn COVID-19 đối với giáo dục mầm non, phổ thông
-
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018
-
Những việc cần làm của tổ trưởng chuyên môn ở trường tiểu học 2023