Nhóm giáo viên bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh 2024

Theo quy định tại Luật Viên chức và các văn bản về chức danh nghề nghiệp giáo viên thì các giáo viên mỗi cấp học phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn của hạng đã được bổ nhiệm. Dưới đây là nhóm giáo viên bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh, HoaTieu.vn xin được chia sẻ để các thầy cô cùng tham khảo.

Luật Viên chức năm 2010 quy định việc bổ nhiệm CDNN đối với viên chức được thực hiện theo nguyên tắc: “làm việc ở vị trí việc làm nào thì bổ nhiệm vào CDNN tương ứng với vị trí việc làm đó” và “người được bổ nhiệm CDNN nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của CDNN đó”. Theo đó, GV mỗi cấp học phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn của hạng đã được bổ nhiệm; trong đó có tiêu chuẩn “có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN”, cũng là yêu cầu chung đối với các viên chức, không chỉ riêng đối với viên chức ngành giáo dục).

Các nhóm giáo viên bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh
Các nhóm giáo viên bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh

1. Quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh giáo viên

1.1. Quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh giáo viên

Quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh giáo viên theo chùm thông tư 01 - 04 cụ thể như sau:

(1) Giáo viên mầm non hạng II: Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên mầm non hạng II.

(2) Giáo viên mầm non hạng III: Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên mầm non hạng III.

(3) Giáo viên tiểu học hạng II: Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên tiểu học hạng II.

(4) Giáo viên tiểu học hạng III: Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên tiểu học hạng III.

(5) Giáo viên trung học cơ sở hạng I: Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên Trung học cơ sở hạng I.

(6) Giáo viên trung học cơ sở hạng II: Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên Trung học cơ sở hạng II.

(7) Giáo viên trung học phổ thông hạng I: Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên THPT hạng I;

(8) Giáo viên trung học phổ thông hạng II: Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên THPT hạng II.

Hiện nay theo chùm Thông tư 01 - 04/2021 của Bộ giáo dục và đào tạo thì không còn quy định về giáo viên hạng IV vì các cấp sẽ không tuyển giáo viên xếp hạng IV mà nếu đạt yêu cầu thì các giáo viên hạng IV sẽ được chuyển lên hạng III.

Như vậy, khi giáo viên có nhu cầu thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp thì phải tham gia học để có chứng chỉ bồi dưỡng theo đúng tiêu chuẩn của chức danh.

Căn cứ pháp lý:

- Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 02 năm 2021;

- Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 02 năm 2021;

- Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 02 năm 2021;

- Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 02 năm 2021.

1.2. Giáo viên tiểu học hạng IV (cũ) chuyển lên hạng III thì có cần chứng chỉ bồi dưỡng không?

Như đã đề cập tại phần trên, hiện nay không còn quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng IV nữa.

Theo chùm Thông tư 01 - 04 thì Giáo viên các cấp học hạng IV sẽ được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng III nếu đạt đủ các tiêu chuẩn giáo viên III.

Đối với Giáo viên các cấp hạng III yêu cầu có chứng chỉ giáo viên tiểu học hạng III (đối với giáo viên mới được tuyển dụng vào giáo viên tiểu học hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng).

Cho nên khi chuyển sang hạng chức danh mới là hạng III thì giáo viên đã có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng IV cũ không yêu cầu phải có chứng chỉ bồi dưỡng hạng III (theo quy định mới nhất).

1.3. Giáo viên có bắt buộc phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp?

Theo dự thảo sửa đổi chùm thông tư 01-04, chỉ giáo viên hạng III ở các cấp học mầm non đến trung học phổ thông yêu cầu phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.

Để nắm rõ thông tin chi tiết về các nhóm giáo viên phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, mời các bạn tham khảo phần nội dung dưới đây.

2. Giáo viên nào cần có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp?

Hình ảnh minh họa giáo viên
Hình ảnh minh họa giáo viên

Ngày 20/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố Dự thảo lần 2 Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập.

Điểm mới ở dự thảo quy định giáo viên chỉ còn duy nhất chứng chỉ chức danh nghề nghiệp theo Nghị định 89/2021/NĐ-CP.

- Tại khoản 13 Điều 1, khoản 12 Điều 2, khoản 13 Điều 3, khoản 8 Điều 4 của dự thảo có quy định bãi bỏ quy định có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông ở hạng I, II.

  • Như vậy, giáo viên ở hạng I, II cũ sẽ được bổ nhiệm sang hạng I, II mới nếu đủ thời gian giữ hạng thấp hơn liền kề không cần minh chứng có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.
  • Nếu giáo viên hạng I, II cũ không đủ thời gian giữ hạng thấp hơn liền kề thì được giữ nguyên mã số, hệ số lương đang hưởng, khi đủ thời gian giữ hạng thì được bổ nhiệm hạng I, II mới cũng không cần minh chứng có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.

- Tại khoản 3 Điều 5 Điều khoản thi hành của dự thảo có quy định:

“Giáo viên tuyển dụng mới phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tương ứng với cấp học đang giảng dạy trong thời gian thực hiện chế độ tập sự. Giáo viên tuyển dụng mới nhưng không phải thực hiện chế độ tập sự thì phải bổ sung chứng chỉ trong thời hạn 01 (một) năm kể từ ngày được tuyển dụng.

Giáo viên đã được bổ nhiệm hạng chức danh nghề nghiệp và hiện đang giảng dạy nhưng chưa có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên của cấp học đang giảng dạy hoặc chứng chỉ tương đương thì phải bổ sung chứng chỉ trong thời hạn 03 (ba) năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Khi đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tương ứng với cấp học đang giảng dạy hoặc chứng chỉ tương đương.”

Với quy định trên thì giáo viên có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp gồm các trường hợp sau:

Giáo viên mới ra trường:

  • Đối tượng giáo viên mới ra trường ở các cấp học, bậc học bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trong thời gian thực hiện chế độ tập sự, kết thúc tập sự để được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng III, giáo viên trên phải nộp kèm chứng chỉ trên.
  • Trường hợp giáo viên tuyển dụng mới không qua tập sự thì trong vòng 01 năm, giáo viên phải nộp chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.

Giáo viên đang giảng dạy

  • Giáo viên đang giảng dạy đã được bổ nhiệm hạng chức danh nghề nghiệp phải bổ sung chứng chỉ chức danh nghề nghiệp trong vòng 03 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Giáo viên đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng

  • Giáo viên đang ở hạng II, III muốn dự thi hoặc xét thăng hạng bắt buộc giáo viên phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.

3. Điểm mới quy định về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp của giáo viên 2024

Hiện nay, ở mỗi cấp học, để được bổ nhiệm vào mỗi hạng, giáo viên phải cần có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tương ứng. Việc liên tục phải đi học lấy chứng chỉ chức danh nghề nghiệp khiến giáo viên tốn kém tiền bạc và thời gian. Do đó, quy định về chứng chỉ giáo viên khi thăng hạng hay bổ nhiệm vị trí, xếp lương đã gây rất nhiều tranh cãi trong ngành giáo dục thời gian qua.

Nếu dự thảo trên được thi hành thì giáo viên sẽ chỉ cần một chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp thay vì rất nhiều loại chứng chỉ như hiện nay. Trước đây mỗi cấp học giáo viên phải có 3 chứng chỉ bồi dưỡng thì dự kiến tới đây, Bộ GDĐT sẽ tích hợp lại mỗi cấp học chỉ còn 1 chương trình bồi dưỡng và 1 chứng chỉ. Cả đời thầy cô tham gia dạy học ở mỗi cấp học chỉ cần 1 chứng chỉ đó.

Mời các bạn tham khảo bài viết liên quan tại mảng Tài liệuVăn bản pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
17 13.250
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Vịt Cute
    Vịt Cute

    thế bao giờ dự thảo có hiệu lực?

    Thích Phản hồi 09/06/22
    • Nguyễn Thị Hải Yến
      Nguyễn Thị Hải Yến

      Ngày 20/5 vừa qua, Bộ Giáo dục mới công bố dự thảo sửa đổi chùm Thông tư 01 đến 04 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập. Việc bao giờ dự thảo luật được ban hành và chính thức có hiệu lực thì còn phải đợi thông tin của Bộ.

      Thích Phản hồi 09/06/22
  • Trang Nguyễn
    Trang Nguyễn

    Bổ ích

    Thích Phản hồi 09/06/22