Nghị quyết 134/2016/QH13 điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016-2020

Nghị quyết 134/2016/QH13 - Quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016-2020

Nghị quyết 134/2016/QH13 điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) cấp quốc gia do Quốc hội ban hành, nhằm mục đích tăng cường tài nguyên đất về cơ bản được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, bước đầu đáp ứng nhu cầu đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thông tư số 76/2014/TT-BTC hướng dẫn thu tiền sử dụng đất

Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở, tài sản gắn liền với đất

Nghị định số 45/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất

QUỐC HỘI
----------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Nghị quyết số: 134/2016/QH13Hà Nội, ngày 09 tháng 4 năm 2016

NGHỊ QUYẾT
VỀ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
KỲ CUỐI (2016 - 2020) CẤP QUỐC GIA

QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật đất đai số 45/2013/QH13;

Sau khi xem xét Tờ trình số 46/TTr-CP ngày 27 tháng 02 năm 2016 về Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) cấp quốc gia do Chính phủ trình, Báo cáo thẩm tra số 2950/BC-UBKT13 ngày 18 tháng 3 năm 2016 của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và ý kiến đại biểu Quốc hội;

QUYẾT NGHỊ:

I. VỀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM (2011 - 2015) CẤP QUỐC GIA

Sau 5 năm tổ chức thực hiện Nghị quyết số 17/2011/QH13 của Quốc hội, Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch, sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) cấp quốc gia đã đạt được những kết quả tích cực. Công tác quản lý nhà nước về đất đai được tăng cường, tài nguyên đất về cơ bản được sử dụng đúng Mục đích, Tiết kiệm và có hiệu quả, bước đầu đáp ứng nhu cầu đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, quốc phòng, an ninh; diện tích đất trồng lúa được bảo vệ, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, xuất khẩu gạo bình quân 6,5 triệu tấn/năm; bảo vệ và phát triển rừng góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn thấp; tính liên kết vùng chưa đạt yêu cầu, quản lý quy hoạch còn yếu; việc chấp hành pháp luật, kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch chưa nghiêm; tình trạng sử dụng đất sai Mục đích, lãng phí, kém hiệu quả còn xảy ra ở nhiều nơi; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa kịp thời gây bức xúc trong nhân dân.

II. VỀ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI (2016 - 2020) CẤP QUỐC GIA

1. Mục tiêu

Đáp ứng yêu cầu về đất đai cho các Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong tình hình mới; sử dụng đất hợp lý, Tiết kiệm, hiệu quả; duy trì quỹ đất trồng lúa hợp lý nhằm bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng đang diễn biến nhanh hơn dự báo; tăng cường, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai.

2. Một số chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

2.1. Chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

Nghị quyết 134/2016/QH13

2.2. Chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020)

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

3. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện

Trên cơ sở Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia đã được Quốc hội quyết định, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

(1) Rà soát, Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch của các ngành có sử dụng đất để bảo đảm phù hợp với Nghị quyết của Quốc hội; Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải thống nhất chặt chẽ từ cấp quốc gia đến các vùng, các địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước; gắn với cơ cấu lại nền kinh tế và ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất các vùng kinh tế - xã hội nhằm khai thác thế mạnh, tiềm năng đất đai bảo đảm tính kết nối liên vùng, liên tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

(2) Xác định ranh giới và công khai diện tích đất trồng lúa cần bảo vệ nghiêm ngặt; quản lý chặt chẽ diện tích đất trồng lúa được quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bảo đảm khi cần thiết có thể quay lại trồng lúa được. Điều Tiết phân bổ nguồn lực bảo đảm lợi ích giữa các địa phương có Điều kiện phát triển công nghiệp với các địa phương giữ nhiều đất trồng lúa; tăng đầu tư hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, xây dựng các cơ sở bảo quản, chế biến, tiêu thụ lúa hàng hóa tại các địa phương giữ nhiều đất trồng lúa; có chính sách, biện pháp phù hợp để giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập, để người trồng lúa yên tâm sản xuất.
Điều tra, đánh giá thực trạng đất sản xuất nông nghiệp bỏ hoang; hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý đất đai, chính sách tài chính về đất đai để khuyến khích việc sử dụng đất Tiết kiệm, hiệu quả, tránh bỏ hoang gây lãng phí đất đai.

(3) Tiếp tục rà soát Điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng và tổ chức hiệu quả việc trồng rừng; bố trí quỹ đất trồng cây xanh trong các khu dân cư, khu đô thị. Xây dựng quy chế, xác định khu vực, công khai diện tích rừng phòng hộ ít xung yếu, kém chất lượng ở từng địa phương, từng vùng để chuyển sang rừng sản xuất với quy trình trồng, bảo vệ kết hợp khai thác chặt chẽ, vừa bảo đảm Mục đích phát triển kinh tế rừng, giải quyết đất sản xuất, ổn định đời sống, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số, hạn chế di dân không theo quy hoạch, vừa góp phần thực hiện chức năng phòng hộ, phòng, chống thiên tai, bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Việc chuyển đổi phải có lộ trình theo kế hoạch sử dụng đất, thủ tục chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật. Không chuyển rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng chắn cát, chắn sóng ven biển sang rừng sản xuất.

Tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng theo Nghị quyết số 112/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội.

(4) Chỉ đạo Điều tra, đánh giá tình hình đất đai bị xâm nhập mặn, khô hạn, đất đai bị bỏ hoang không sản xuất được để có các giải pháp kịp thời giúp người dân chủ động trong việc ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; phân bố dân cư, phát triển cơ sở hạ tầng và chuyển đổi cây trồng, vật nuôi một cách bền vững.

(5) Tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ quỹ đất được quy hoạch phát triển đô thị, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp nhằm sử dụng Tiết kiệm, hiệu quả quỹ đất, khắc phục tình trạng mất cân đối trong cơ cấu sử dụng đất giữa đất ở với đất xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Đánh giá bài viết
1 205
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi