Nghị định về cấp ý kiến pháp lý số 51/2015/NĐ-CP

Tải về

Cấp ý kiến pháp lý

Nghị định số 51/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 26 tháng 05 năm 2015 về cấp ý kiến pháp lý bao quy định về nguyên tắc, phạm vi, trình tự, nội dung cơ bản của ý kiến pháp lý.

CHÍNH PHỦ
--------

Số: 51/2015/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2015

NGHỊ ĐỊNH
VỀ CẤP Ý KIẾN PHÁP LÝ

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

Chính phủ ban hành Nghị định về cấp ý kiến pháp lý,

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định về nguyên tắc, phạm vi, trình tự, thủ tục cấp ý kiến pháp lý, nội dung cơ bản của ý kiến pháp lý do Bộ Tư pháp cấp và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan.

2. Nghị định này áp dụng đối với:

a) Bộ Tư pháp;

b) Cơ quan, tổ chức yêu cầu cấp ý kiến pháp lý;

c) Cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc cấp ý kiến pháp lý.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Ý kiến pháp lý quy định tại Nghị định này là văn bản do Bộ Tư pháp cấp về tính hợp pháp của văn bản được xem xét cấp ý kiến pháp lý.

2. Bên Việt Nam là Nhà nước, Chính phủ hoặc cơ quan nhà nước Việt Nam là một bên trong các văn bản được xem xét cấp ý kiến pháp lý.

3. Văn bản được xem xét cấp ý kiến pháp lý là văn bản thuộc đối tượng cấp ý kiến pháp lý quy định tại Điều 5 Nghị định này.

Điều 3. Nguyên tắc cấp ý kiến pháp lý

1. Ý kiến pháp lý được cấp trên cơ sở và phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam tại thời điểm cấp.

2. Ý kiến pháp lý được cấp sau khi các văn bản được xem xét cấp ý kiến pháp lý đã được ký, phê duyệt, phê chuẩn hoặc ban hành theo đúng quy định của pháp luật.

3. Ý kiến pháp lý không làm thêm, bớt, hoặc thay đổi các quyền và nghĩa vụ của các bên có được theo các văn bản được xem xét cấp ý kiến pháp lý hoặc theo pháp luật được áp dụng vào thời điểm cấp.

Điều 4. Giá trị của ý kiến pháp lý

Ý kiến pháp lý là ý kiến chuyên môn độc lập đánh giá về các vấn đề pháp lý của văn bản được xem xét cấp ý kiến pháp lý.

Điều 5. Đối tượng cấp ý kiến pháp lý

Bộ Tư pháp xem xét cấp ý kiến pháp lý đối với các văn bản mà Nhà nước, Chính phủ hoặc cơ quan Nhà nước là một bên trong các trường hợp sau:

1. Điều ước quốc tế về vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay ưu đãi; văn bản liên quan khác mà Nhà nước, Chính phủ hoặc cơ quan Nhà nước là một bên (nếu có);

2. Thỏa thuận vay nhân danh Nhà nước, Chính phủ hoặc Bộ Tài chính;

3. Văn bản bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh hoặc văn bản phát hành trái phiếu quốc tế được Chính phủ bảo lãnh;

4. Thỏa thuận phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ;

5. Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) (bao gồm hợp đồng dự án, văn bản bảo lãnh Chính phủ (nếu có), hợp đồng thuê đất và các văn bản khác liên quan đến dự án mà Nhà nước, Chính phủ hoặc cơ quan nhà nước là một bên);

6. Các trường hợp đặc biệt khác theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Điều 6. Cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu cấp ý kiến pháp lý

1. Cơ quan nhà nước chủ trì đàm phán, ký đối với điều ước quốc tế về vay ODA và vay ưu đãi; thỏa thuận vay của Nhà nước; hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức PPP.

2. Tổ chức được bảo lãnh đối với các văn bản bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh hoặc văn bản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.

Điều 7. Điều kiện cấp ý kiến pháp lý

Bộ Tư pháp cấp ý kiến pháp lý khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

1. Văn bản được xem xét cấp ý kiến pháp lý thuộc đối tượng cấp ý kiến pháp lý theo quy định tại Điều 5 Nghị định này;

2. Có hồ sơ yêu cầu cấp ý kiến pháp lý đầy đủ theo đúng quy định tại Điều 12 Nghị định này và đã được làm rõ, chỉnh lý theo yêu cầu của Bộ Tư pháp quy định tại Điều 14 Nghị định này;

3. Việc đàm phán, ký, phê duyệt hoặc phê chuẩn các văn bản được xem xét cấp ý kiến pháp lý đã được thực hiện đúng thẩm quyền, đúng quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 8. Từ chối cấp ý kiến pháp lý

Bộ Tư pháp từ chối cấp ý kiến pháp lý đối với các trường hợp sau đây:

1. Hồ sơ yêu cầu cấp ý kiến pháp lý không đáp ứng điều kiện cấp và hồ sơ cấp theo quy định tại Điều 7 và Điều 12 Nghị định này.

2. Hồ sơ yêu cầu cấp ý kiến pháp lý không được bổ sung, chỉnh lý, làm rõ theo quy định tại khoản 2 Điều 13 hoặc Điều 14 Nghị định này.

Điều 9. Hình thức và ngôn ngữ của ý kiến pháp lý

Ý kiến pháp lý được cấp dưới hình thức văn bản bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh theo đề nghị của cơ quan, tổ chức yêu cầu cấp ý kiến pháp lý.

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP Ý KIẾN PHÁP LÝ

Điều 11. Đề nghị cấp ý kiến pháp lý

Sau khi hoàn thành việc ký, phê duyệt hoặc phê chuẩn văn bản được xem xét cấp ý kiến pháp lý, cơ quan, tổ chức có nhu cầu gửi 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp ý kiến pháp lý theo quy định tại Điều 12 Nghị định này đến Bộ Tư pháp.

Điều 12. Hồ sơ yêu cầu cấp ý kiến pháp lý

1. Hồ sơ yêu cầu cấp ý kiến pháp lý đối với các điều ước quốc tế về vay ODA và vay ưu đãi gồm:

a) Công văn đề nghị Bộ Tư pháp cấp ý kiến pháp lý (bản chính);

b) Điều ước quốc tế đã được ký (bản chính hoặc bản sao);

c) Văn bản phê duyệt chủ trương đàm phán, ký điều ước quốc tế về vay ODA, vay ưu đãi (bản chính hoặc bản sao);

d) Văn bản ủy quyền đàm phán, ký điều ước quốc tế (bản chính hoặc bản sao) (nếu có);

đ) Phê duyệt của Chính phủ đối với điều ước quốc tế cấp Chính phủ hoặc phê chuẩn của Chủ tịch nước hoặc Quốc hội đối với điều ước quốc tế cấp Nhà nước, cấp Chính phủ (bản chính hoặc bản sao) (nếu có);

e) Ý kiến đánh giá của cơ quan, tổ chức yêu cầu cấp ý kiến pháp lý về tính hợp pháp của các văn bản được xem xét cấp ý kiến pháp lý (bản chính);

g) Các tài liệu khác cần thiết cho việc cấp ý kiến pháp lý;

h) Bản dịch tiếng Việt của các tài liệu nêu trên trong trường hợp các tài liệu này được làm bằng tiếng nước ngoài.

2. Hồ sơ yêu cầu cấp ý kiến pháp lý đối với các thỏa thuận vay nhân danh Nhà nước, Chính phủ hoặc Bộ Tài chính gồm:

a) Công văn đề nghị Bộ Tư pháp cấp ý kiến pháp lý (bản chính);

b) Thỏa thuận vay nhân danh Nhà nước, Chính phủ hoặc Bộ Tài chính (bản chính hoặc bản sao);

c) Văn bản ủy quyền đàm phán, ký thỏa thuận vay (bản chính hoặc bản sao) (nếu có);

d) Phê duyệt của Chủ tịch nước hoặc Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về việc ký kết thỏa thuận vay (bản chính hoặc bản sao);

đ) Ý kiến đánh giá của cơ quan, tổ chức yêu cầu cấp ý kiến pháp lý về tính hợp pháp của các văn bản được xem xét cấp ý kiến pháp lý (bản chính);

e) Các tài liệu khác cần thiết cho việc cấp ý kiến pháp lý;

g) Bản dịch tiếng Việt của các tài liệu nêu trên trong trường hợp các tài liệu này được làm bằng tiếng nước ngoài.

Đánh giá bài viết
1 91
Nghị định về cấp ý kiến pháp lý số 51/2015/NĐ-CP
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm