Công an vào nhà để khám xét cần xuất trình giấy tờ gì?
Công an vào nhà để khám xét phải trình giấy tờ gì?
Công an vào nhà để khám xét cần xuất trình giấy tờ gì? Khi nào được phép khám xét nhà dân? Đây là thắc mắc của nhiều bạn đọc giả. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo để nắm rõ các quy trình, thủ tục khi Công an khám xét nhà dân.
Tóm tắt câu hỏi:
Công an không biết nghe tin ở đâu mà nghi gia đình tôi chuyển hàng cấm. Họ xông vào nhà, khám xét nhà và chuyển mẹ tôi đi vào huyện trong khi không tìm thấy bất cứ vật chứng hay bằng chứng nào phạm tội. Kể cả quyết định khám xét hay bắt giữ cũng không có. Tôi muốn hỏi, công an hành xử như vậy là đúng hay sai? Tôi muốn đòi lại công bằng, thanh danh cho gia đình tôi thì làm những thủ tục như nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2003 như sau:
“Điều 79. Các biện pháp và căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn
Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như khi cần bảo đảm thi hành án, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi thẩm quyền tố tụng của mình hoặc người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật này có thể áp dụng một trong những biện pháp ngăn chặn sau đây: bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.
Điều 80. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam
1. Những người sau đây có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
a) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp;
b) Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp;
c) Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử;
d) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trong trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
2. Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu.
Người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt.
Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.
3. Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này.
Điều 81. Bắt người trong trường hợp khẩn cấp
1. Trong những trường hợp sau đây thì được bắt khẩn cấp:
a) Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
b) Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;
c) Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ.
2. Những người sau đây có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
b) Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới;
c) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.
3. Nội dung lệnh bắt và việc thi hành lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp phải theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 80 của Bộ luật này.
4. Trong mọi trường hợp, việc bắt khẩn cấp phải được báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp để xét phê chuẩn.
Viện kiểm sát phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ bắt khẩn cấp quy định tại Điều này. Trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát phải trực tiếp gặp, hỏi người bị bắt trước khi xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.
Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Nếu Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh bắt phải trả tự do ngay cho người bị bắt.”
Điều 82. Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã
1. Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
2. Khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.”
Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp bắt người trong trường hợp khẩn cấp thì người có thẩm quyển có quyền bắt khẩn cấp. Trong trường hợp không thuộc trường hợp bắt khẩn cấp và cũng không thuộc trường hợp bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì công an không có quyền bắt người mà không có lệnh bắt.
Căn cứ quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 như sau:
“Điều 140. Căn cứ khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm
1. Việc khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
Việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã.
2. Khi cần phải thu thập tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án thì có thể khám thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm.
Điều 143. Khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm
1. Việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm được tiến hành theo quy định tại các điều 140, 141 và 142 của Bộ luật này.
2. Khi khám chỗ ở, địa điểm phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng chứng kiến; trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai người láng giềng chứng kiến.
3. Không được khám chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
4. Khi khám chỗ làm việc của một người thì phải có mặt người đó, trừ trường hợp không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Việc khám chỗ làm việc phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến.
5. Khi tiến hành khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xong.”
Như vậy, nếu công an khám xét nhà bạn mà không có lệnh khám xét thì phải có lệnh khám xét và khi khám chỗ ở thì phải có thành viên trong gia đình, đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng chứng kiến. Do đó, việc công án xông vào nhà, khám xét nhà ở mà không có lệnh khám xét là trái quy định của pháp luật.
Căn cứ quy định tại Điều 325 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 như sau:
“Điều 325. Người có quyền khiếu nại
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Việc kháng cáo đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, khiếu nại đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì không giải quyết theo quy định tại Chương này mà được giải quyết theo quy định tại các chương XXII, XXIV, XX và XXI của Bộ luật này."
Do đó, nếu có căn cứ cho rằng hành vi của công an là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của bạn thì bạn có quyền khiếu nại hành vi đó với cơ quan có thẩm quyền.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Phùng Thị Kim Dung
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Tải Thông tư 32/2023/TT-BCA file doc, pdf
-
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam 2024, số 52/2024/QH15
-
Tải Thông tư 08/2024/TT-BGDĐT lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh các cấp học file Doc, PDF
-
Thông tư 63/2024/TT-BCA về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường sắt của CSGT
-
Thông tư 73/2024/TT-BCA quy định công tác tuần tra, xử lý vi phạm về trật tự, ATGT đường bộ của CSGT
-
Luật sửa đổi Luật Xuất nhập cảnh và Luật Xuất nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài, số 23/2023/QH15
-
Toàn văn Nghị định 56/2023/NĐ-CP file doc, pdf
-
Thông tư 02/2023/TT-BCA quy định huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
-
Luật công an nhân dân 2023 số 37/2018/QH14
-
Luật lực lượng dự bị động viên 2023 số 53/2019/QH14
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay An ninh trật tự
Nghị định 130/2006/NĐ-CP qui định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
Nghị định 42/2021/NĐ-CP về xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy
Thông tư 74/2020/TT-BCA kiểm soát xuất nhập cảnh công dân Việt Nam tại cửa khẩu
Nghị định 101/2022/NĐ-CP đầu tư kinh doanh quân dụng, vũ khí quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh
Thông tư 07/2023/TT-BQP hướng dẫn thực hiện Nghị định 120/2013/NĐ-CP
Thông tư 104/2021/TT-BCA về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong CAND
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác