Nghị định 03/2022/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều

Tải về

Nghị định số 03 2022

Nghị định số 03/2022/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành ngày 6/1/2022 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều.

Theo đó đối với hành vi sử dụng sai mục đích, làm thất thoát tiền, hàng cứu trợ, cứu trợ không đúng đối tượng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt hành chính đến 10 triệu đồng.

Sau đây là nội dung chi tiết Nghị định số 03 2022, mời các bạn cùng theo dõi.

Nghị định số 03/2022/NĐ-CP

CHÍNH PHỦ

______

Số: 03/2022/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2022

NGHỊ ĐỊNH

Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều

______________

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều.

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều.

2. Các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều mà không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Người có thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

3. Cá nhân, tổ chức khác có liên quan.

4. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này gồm:

a) Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Thủy lợi, Luật Hợp tác xã;

c) Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Thương mại;

d) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;

đ) Tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp; tổ chức xã hội - nghề nghiệp; tổ chức xã hội;

e) Các đơn vị sự nghiệp;

g) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;

h) Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

5. Hộ kinh doanh, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị áp dụng mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm hành chính.

Điều 3. Hình thức xử phạt

1. Hình thức xử phạt chính:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Điều 4. Biện pháp khắc phục hậu quả

1. Các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm a, điểm i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính, gồm:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

2. Các biện pháp khắc phục hậu quả khác, gồm:

a) Buộc tiếp tục thực hiện hoạt động cứu trợ;

b) Buộc đóng Quỹ phòng, chống thiên tai;

c) Buộc trồng lại cây chắn sóng đã phá hoại; cỏ đã bị cuốc, xới, rẫy;

d) Buộc sửa chữa, khắc phục những hư hỏng công trình đê điều;

đ) Buộc nộp lại vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão.

Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.

a) Đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai và thủy lợi là 01 năm;

b) Đối với lĩnh vực đê điều là 02 năm.

2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định như sau:

a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện quy định tại khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;

b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại khoản 4 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;

3. Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 9; điểm a khoản 7, khoản 8 Điều 24; các khoản 7, 8, 9 Điều 27 của Nghị định này là hành vi vi phạm đang được thực hiện.

4. Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 36 Nghị định này là hành vi vi phạm đã kết thúc. Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được xác định như sau:

a) Thời điểm chấm dứt đối với hành vi vi phạm hành chính về xây dựng, phê duyệt và thực hiện phương án ứng phó thiên tai quy định tại Điều 16 của Nghị định này là hết ngày 31 tháng 12 hăng năm;

b) Thời điểm chấm dứt đối với hành vi vi phạm về đóng Quỹ phòng, chống thiên tai quy định tại Điều 17 Nghị định này xác định như sau:

Đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều 17 là ngày hết thời hạn nộp Quỹ hoặc ngày hết thời hạn được tạm hoãn đóng Quỹ theo quy định tại Nghị định 78/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2021 về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai.

Đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều 17 là ngày hết hạn nộp danh sách kế hoạch thu, nộp Quỹ theo văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

c) Thời điểm chấm dứt đối với hành vi vi phạm quy định trong việc huy động nguồn lực để hộ đê, cứu hộ các công trình có liên quan đến an toàn đê điều quy định tại Điều 36 Nghị định này là thời điểm kết thúc việc hộ đê, cứu hộ các công trình có liên quan đến an toàn đê điều.

5. Các hành vi vi phạm hành chính khác quy định tại Nghị định này trừ các hành vi quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này nếu không xác định được thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm thì được xác định là hành vi đang thực hiện.

Điều 6. Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt

1. Mức phạt tiền tối đa được quy định như sau:

a) Đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai là 50.000.000 đồng;

b) Đối với lĩnh vực đê điều là 100.000.000 đồng;

c) Đối với lĩnh vực thủy lợi là 250.000.000 đồng.

2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân, trừ các hành vi quy định tại Điều 16 và khoản 2 Điều 17 Nghị định này thì áp dụng đối với tổ chức.

3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương V Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.

5. Đối với hành vi khai thác khoáng sản quy định tại khoản 2 Điều 11, điểm đ khoản 6 Điều 24, điểm a khoản 2 Điều 26 và khoản 6 Điều 27, ngoài bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này thì còn xem xét xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.

6. Đối với hành vi lấn chiếm bãi sông, lòng sông, suối, kênh, rạch, bờ biển quy định tại khoản 1 Điều 11, ngoài bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này thì còn xem xét xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vục đất đai.

7. Đối với hành vi đổ chất thải quy định tại Điều 10, Điều 20, Điều 29 ngoài bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này thì còn xem xét xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Điều 7. Thủ tục xử phạt đối với những hành vi đồng thời được quy định trong Bộ luật Hình sự

1. Khi phát hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 14, Điều 36 Nghị định này thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

2. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có quyết định không khởi tố vụ án hình sự; quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự; quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự; quyết định đình chỉ điều tra bị can; quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự đối với bị can; quyết định đình chỉ vụ án; quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can và trả lại hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến, thì chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 62, Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.

Chương II. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, MỬC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI

Điều 8. Vi phạm về vận hành, sử dụng công trình phòng, chống thiên tai

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý vận hành hoặc cản trở sự vận hành của công trình kè, công trình chống sạt lở, công trình chống sụt lún đất, công trình chống lũ quét, công trình cảnh báo thiên tai.

2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi neo đậu, dừng, đỗ không đúng nơi quy định của tàu thuyền và các phương tiện khác vào công trình phòng, chống thiên tai trừ trường hợp đã được quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định này.

3. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cố ý sử dụng sai mục đích của công trình phòng, chống thiên tai.

Điều 9. Vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình phòng, chống thiên tai

1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hỏng công trình kè, công trình chống sạt lở, công trình chống sụt lún đất, công trình chống lũ quét, công trình cảnh báo thiên tai gây thiệt hại dưới 100.000.000 đồng.

2. Phạt tiền đối với hành vi xây dựng công trình xâm phạm công trình kè, công trình chống sạt lở, công trình chống sụt lún đất, công trình chống lũ quét, công trình cảnh báo thiên tai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình với diện tích dưới 05 m2;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình với diện tích từ 05 m2 đến dưới 10 m2;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình với diện tích từ 10 m2 đến dưới 20 m2;

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình với diện tích từ 20 m2 đến dưới 30 m2;

đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình với diện tích từ 30 m2 trở lên.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Điều 10. Hành vi đổ đất, chất thải, để nguyên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện vào công trình phòng, chống thiên tai

1. Phạt tiền đối với hành vi đổ đất, chất thải, để nguyên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện vào công trình kè, công trình chống sạt lở, công trình chống sụt lún đất, công trình chống lũ quét, công trình cảnh báo thiên tai như sau:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với khối lượng dưới 03 m3;

b) Từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với khối lượng từ 03 m3 đến dưới 05 m3;

c) Từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với khối lượng từ 05 m3 đến dưới 10 m3;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khối lượng từ 10 m3 đến dưới 50 m3;

đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khối lượng từ 50 m3 đến dưới 200 m3;

e) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với khối lượng từ 200 m3 đến dưới 500 m3;

g) Từ 40.00.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khối lượng từ 500 m3 trở lên.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 11. Các hành vi vi phạm làm gia tăng rủi ro thiên tai

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi lấn chiếm bãi sông, lòng sông, suối, kênh, rạch, bờ biển làm gia tăng rủi ro thiên tai mà không có biện pháp xử lý, khắc phục.

2. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về khai thác khoáng sản làm gia tăng rủi ro thiên tai như sau:

a) Từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm gia tăng rủi ro thiên tai mà không có biện pháp xử lý, khắc phục;

b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác khoáng sản gây sạt lở bờ sông, suối, kênh rạch, bờ biển.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 12. Vi phạm quy định trong triển khai ứng phó với thiên tai

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành sự chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai của cơ quan hoặc người có thẩm quyền trừ quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp hoặc cung cấp thông tin sai lệch về vị trí, tình trạng của phương tiện tàu, thuyền đang hoạt động trên biển, sông, hồ, kênh, rạch, đầm, phá cho chính quyền địa phương, cơ quan chức năng khi có thiên tai.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành sự chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai của người có thẩm quyền đối với chủ phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển, sông, hồ, kênh, rạch, đầm, phá.

Điều 13. Vi phạm quy định về cứu hộ, cứu nạn trong phòng, chống thiên tai

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi biết người khác gặp nạn nhưng không thông tin kịp thời để lực lượng chức năng đến cứu nạn trên biển, đầm, phá, sông, suối, ao, hồ, kênh, rạch.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không cứu người, phương tiện bị nạn trên biển, đầm, phá, sông, suối, ao, hồ, kênh, rạch mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp không đủ điều kiện hoặc bất khả kháng.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi yêu cầu cứu hộ, cứu nạn nhưng không hợp tác khi lực lượng cứu hộ, cứu nạn tiếp cận.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi báo nạn giả để yêu cầu cứu hộ đối với phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển, trên sông, trên hồ.

Điều 14. Vi phạm quy định trong khắc phục hậu quả thiên tai

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cố ý kê khai, báo cáo sai sự thật về thiệt hại do thiên tai gây ra.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sử dụng sai mục đích, làm thất thoát tiền, hàng cứu trợ, cứu trợ không đúng đối tượng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Chiếm đoạt hàng cứu trợ mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Thực hiện nhiệm vụ cứu trợ không kịp thời.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc tiếp tục thực hiện hoạt động cứu trợ do thực hiện các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 15. Vi phạm về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong việc quản lý, vận hành, sử dụng, xây mới hoặc cải tạo, chỉnh trang công trình

1. Phạt tiền từ 15.000.0000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi không thực hiện nội dung về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong việc quản lý, vận hành, sử dụng khu khai thác khoáng sản và khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác; khu đô thị; điểm du lịch, khu du lịch; khu công nghiệp; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực và công trình hạ tầng kỹ thuật khác như sau:

a) Không xây dựng, kiện toàn, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, cung cấp đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị, thông tin liên lạc, bảo hộ đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đối với lực lượng tham gia công tác phòng, chống thiên tai;

b) Không xây dựng và ban hành nội quy, quy chế hoạt động trong quản lý, vận hành, sử dụng khu khai thác khoáng sản, khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, khu đô thị, khu du lịch, khu công nghiệp, khu di tích lịch sử; điểm du lịch và công trình phải đáp ứng các yêu cầu về phòng, chống thiên tai;

c) Không cảnh báo nguy cơ xảy ra sự cố do thiên tai đối với công trình, hạng mục công trình hạ tầng và tại khu vực lân cận có khả năng làm gia tăng rủi ro thiên tai;

d) Không thực hiện chế độ bảo trì, bảo dưỡng công trình, hạng mục công trình hạ tầng; kiểm soát các hoạt động sửa chữa, nâng cấp công trình và xây dựng, củng cố, mở rộng hạng mục công trình hạ tầng làm gia tăng rủi ro thiên tai và phát sinh thiên tai mới;

đ) Không kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn, xử lý kịp thời các tình huống, hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai; sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố đối với công trình, hạng mục công trình hạ tầng; khu vực lân cận có khả năng ảnh hưởng đến các khu khai thác khoáng sản và khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, đô thị, du lịch, công nghiệp, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn và công trình;

e) Khi phát hiện sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, tình huống, hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai vượt quá khả năng xử lý mà không chủ động thực hiện ngay các biện pháp ứng phó để hạn chế thiệt hại, đồng thời không báo cáo kịp thời đến cơ quan, người có thẩm quyền;

g) Không cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin cho cán bộ, công nhân và người lao động về diễn biến thiên tai, trọng điểm xung yếu về phòng, chống thiên tai đối với công trình, hạng mục công trình hạ tầng, khu vực lân cận có nguy cơ xảy ra sự cố ảnh hưởng đến an toàn trong khu vực;

h) Không tổ chức hướng dẫn, phổ biến, huấn luyện, diễn tập kỹ năng phòng, chống thiên tai cho cán bộ, công nhân, người lao động và cộng đồng trong phạm vi quản lý để nâng cao khả năng ứng phó tại chỗ, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống, giảm nhẹ thiệt hại;

i) Không lập và lưu trữ thông tin, dữ liệu về thiên tai và hồ sơ về quản lý, vận hành, sử dụng công trình, hạng mục công trình hạ tầng.

2. Hành vi không đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai trong đầu tư xây mới hoặc cải tạo, chỉnh trang khu đô thị; điểm du lịch, khu du lịch; khu công nghiệp; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực và công trình hạ tầng kỹ thuật khác, bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đảm bảo tính ổn định của công trình trước thiên tai;

b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi làm gia tăng nguy cơ rủi ro thiên tai.

Điều 16. Vi phạm về xây dựng, phê duyệt và thực hiện phương án ứng phó thiên tai

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không gửi phương án ứng phó thiên tai đã được phê duyệt đến Ủy ban nhân dân địa phương có liên quan trên địa bàn và cơ quan cấp trên.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không chuẩn bị hoặc chuẩn bị không đầy đủ nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ ứng phó thiên tai theo phương án ứng phó thiên tai được phê duyệt.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi không xây dựng, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai hoặc hằng năm không rà soát, điều chỉnh, bổ sung phương án ứng phó thiên tai.

Điều 17. Vi phạm về đóng Quỹ phòng, chống thiên tai

1. Phạt tiền đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai như sau:

a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai dưới 300.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 300.000 đồng đến dưới 500.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 500.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;

i) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;

k) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài khi thực hiện hành vi không cung cấp hoặc cung cấp khồng đầy đủ danh sách kế hoạch thu, nộp Quỹ phòng, chống thiên tai của các cá nhân do mình quản lý cho cơ quan có thẩm quyền.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc đóng Quỹ phòng, chống thiên tai đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này.

..........................

Thuộc tính văn bản
Cơ quan ban hành:Chính phủNgười ký:Lê Văn Thành
Số hiệu:03/2022/NĐ-CPLĩnh vực:Hành chính
Ngày ban hành:06/01/2022Ngày hiệu lực:03/02/2022
Loại văn bản:Nghị địnhNgày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:Còn hiệu lực
Đánh giá bài viết
1 563
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm