Đáo hạn là gì? Giải ngân là gì

Tải về

Rất nhiều thuật ngữ của ngân hàng nhưng đôi khi chúng ta chưa hiểu rõ các thuật ngữ đó. Đáo hạn là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngân hàng. Mời các bạn cùng HoaTieu.vn tìm hiểu xem thuật ngữ Đáo hạn là gì? Giải ngân là gì để các bạn cùng nắm rõ hơn nhé.

Đáo hạn ngân hàng là gì?

Đáo hạn là gì? Đảo nợ? Từ nhu cầu cần được giải chấp của Người đi vay và của cả phía ngân hàng muốn khách hàng phải thanh lý nợ gốc đúng hạn, ta có khái niệm về "đáo hạn"

Đáo hạn được hiểu: Khi đến hạn vốn gốc khách hàng phải hoàn trả vốn gốc đúng theo hợp đồng tín dụng ( kỳ hạn vay, phân kỳ, số tiền gốc theo hợp đồng tín dụng )

Việc đảo nợ tại Việt Nam xảy ra rất thường xuyên đến mức thông thường và được xem như là việc đáo hạn ( dùng từ "đáo hạn" này nhiều rồi thành quen), do đó hầu hết mọi người khi đảo nợ thường xem như là mình đang "đáo hạn".

Và việc đảo nợ là điều không được cho phép của Ngân hàng nhà nước vì hồ sơ tín dụng khách hàng có vấn đề (Phương án kinh doanh và phương án trả nợ không đúng hoặc có sai lệch gì so với thực tế nên không trả nợ đúng hạn được). Cần phải báo cáo cho ngân hàng nhà nước!!!

Đáo hạn thẻ tín dụng tránh nợ xấu.

Thẻ tín dụng luôn có nguy cơ bị nợ xấu do khách hàng không thanh toán khoản nợ nếu quá thời hạn chi trả cho ngân hàng. Với nhu cầu của người tiêu dùng thì thẻ tín dụng ngày càng được nhiều khách hàng quan tâm. Thẻ TD là một sản phẩm tiện lợi với hình thức chi tiêu trước thanh toán sau như sau khi chi tiêu không nhớ ngày thanh toán, ngoài phải trả phí phạt lãi cao còn dễ bị vào danh sách “đen” của ngân hàng.

So với lãi suất thẻ tín dụng và phạt lãi thì đáo hạn thẻ có mức lãi suất cao hơn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tìm đến dịch vụ đáo hạn thẻ vì sợ dẫn đến lịch sử nợ xấu.

Để tránh việc hồ sơ tín dụng “có vết” sẽ rất khó tiếp cận với dịch vụ cho vay tín chấp từ ngân hàng, nhiều chủ thẻ tín dụng với tài chính hạn hẹp đã tìm đến dịch vụ đáo hạn thẻ. Đây là dịch vụ chi trước khoản tiền nộp vào ngân hàng, giúp chủ thẻ tránh chịu lãi cao từ ngân hàng và đặc biệt không bị vướng vào lịch sử tín dụng nợ xấu. Tuy nhiên, phí dịch vụ đáo hạn thẻ ở mức khá cao, tùy vào từng ngân hàng và số tiền đáo hạn.

Anh Nguyễn Hữu X (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết đang sử dụng thẻ tín dụng ngân hàng với hạn mức 30 triệu đồng/tháng và đã chi tiêu hết số tiền trong thẻ. Thông thường, phần lớn các loại thẻ tín dụng đều có một khoảng thời gian miễn lãi suất lên đến 45 ngày; lãi suất quá hạn dao động từ 15 - 30%/năm. Đối với nhiều cá nhân rơi vào hoàn cảnh tài chính khó khăn, khoản thanh toán đến hạn trở nên quá sức thì tìm đến dịch vụ đáo hạn thẻ.

Sau vài lần được nhân viên ngân hàng gọi điện nhắc khoản chi tiêu qua thẻ tín dụng đến hạn trả, anh Thắng cũng không tìm được nguồn để nộp tiền vào ngân hàng nên đã tìm đến dịch vụ đáo hạn thẻ. Theo anh X, dịch vụ đáo hạn thẻ thuận tiện cho những người chi tiêu thẻ tín dụng mà chưa có tiền khi đến hạn phải đóng…

Chúng tôi liên hệ với nhân viên làm dịch vụ đáo hạn vay thẻ tín dụng thì được biết, đây là dịch vụ giúp cho những khách hàng đến kỳ hạn phải thanh toán nhưng chưa có khả năng tài chính. Theo đó, khách hàng chỉ cần mang thẻ đưa cho họ, dịch vụ sẽ ứng trước số tiền nộp vào tài khoản của khách hàng để trả nợ đúng hạn và tránh bị phạt lãi. Sau đó, bên dịch vụ sẽ lại rút hết số tiền trong tài khoản vừa đóng và trả lại thẻ cho khách hàng. Khách hàng phải trả phí khá cao cho khoản tiền thanh toán, phụ thuộc từng loại thẻ và từng ngân hàng khác nhau. Dịch vụ đáp ứng các loại thẻ rất đa dạng như Visa, Master, Amex...

Có thể nhận thấy, so với lãi suất thẻ tín dụng và phạt lãi thì đáo hạn thẻ có mức lãi suất cao hơn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tìm đến dịch vụ đáo hạn thẻ không vì lãi suất mà lo ngại chậm thanh toán dễ dẫn đến lịch sử nợ xấu ngân hàng. Theo tư vấn của chuyên gia ngân hàng, chủ thẻ tín dụng nên trả các hóa đơn trước khi đáo hạn để tránh phí chậm trả, tốt nhất là trả toàn bộ dư nợ để không bị tính lãi suất. Quan trọng hơn, nếu chậm trả thời gian kéo dài dẫn đến nợ xấu ngân hàng.

Những khoản chi tiêu thẻ tín dụng khách hàng đều được quản lý trên “Hệ thống chấm điểm tín dụng” thông qua Trung tâm Thông tin tín dụng của NHNN (CIC). Vì các ngân hàng/tổ chức sẽ cung cấp cho CIC thông tin về các khoản vay, tên người vay và quá trình thanh toán khoản vay đó. Sau đó, CIC sẽ tổng hợp chúng thành một cơ sở dữ liệu thống nhất phản ánh lịch sử tín dụng của từng cá nhân.

Nếu chậm thanh toán 1-10 ngày thì gọi là nợ nhóm một, chỉ mới bị ngân hàng nhắc nhở nộp tiền. Nợ nhóm hai là nợ quá hạn từ 10-90 ngày; nợ nhóm ba là từ trên 90 ngày, nhóm này được coi là nợ xấu và đưa lên CIC. Nếu khách hàng rơi vào những trường hợp là những khoản nợ lâu ngày không thanh toán được vào danh sách “đen” sẽ rất khó được ngân hàng duyệt cho vay lại và không được vay tín chấp tiêu dùng.

Theo cán bộ đang triển khai cho vay tiêu dùng của một NHTMCP, hiện nay ngân hàng đang đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, khách hàng đến làm thủ tục vay cũng khá nhiều. Tuy nhiên, trong khi kiểm tra hồ sơ khách hàng phát hiện nhiều khách hàng đang vướng nợ xấu. Nguyên nhân do khách hàng chi tiêu thẻ tín dụng nhưng chậm thanh toán dài ngày. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến lịch sử tín dụng của khách hàng sau này.

Anh Nguyễn Văn Y (Tây Hồ, Hà Nội) đang có nhu cầu vay tín chấp ngân hàng khoản tiền 200 triệu để sửa nhà. Anh đã chuẩn bị mọi thủ tục, nhưng khi đến ngân hàng để vay vốn mới biết anh không đủ điều kiện vay với lý do đang bị nợ xấu ngân hàng. Anh Y thắc mắc là anh chưa bao giờ vay ngân hàng nên chắc chắn không có nợ xấu.

Theo giải thích của nhân viên ngân hàng, anh đang bị nợ xấu là do đã sử dụng thẻ tín dụng của một ngân hàng và chi tiêu số tiền 20 triệu đồng nhưng 5 tháng nay anh chưa thanh toán. Bởi vậy, trong hồ sơ lưu tại CIC, anh bị liệt vào khách hàng có nợ xấu nên không đủ điều kiện để vay tiếp. Lúc này anh Y mới nhớ ra là có sử dụng thẻ tín dụng để mua sắm với số tiền 20 triệu đồng. Nghĩ là với số tiền đó lúc nào trả cũng được nên anh không để ý.

Hiện nay, các ngân hàng đang đẩy mạnh lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Bởi vậy khách hàng khi sử dụng thẻ tín dụng cũng cần cẩn trọng trong chuyện chi tiêu. Ngoài tính toán khả năng trả nợ còn phải nhớ thanh toán đúng hạn, tránh rơi vào trường hợp bị nợ xấu sẽ rất khó được vay tiếp ngân hàng, chuyên viên tư vấn ngân hàng nhấn mạnh.

Giải ngân là gì?

Giải ngân là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngân hàng. Giải ngân vốn nghĩa là "ngân hàng" xuất (giải quyết) tiền bạc, tài chính (ngân) theo hợp đồng thoả thuận vay mượn cho "khách hàng" để giải quyết một công việc đã được tính toán theo một kế hoạch cụ thể.

Giải ngân được sử dụng trong quá trình vay vốn ngân hàng. Sau khi thực hiện các thủ tục vay, đã được ngân hàng chấp thuận, bước giải ngân là việc ngân hàng chi tiền cho từng đợt nhận nợ của khách hàng. Đối với 1 hợp đồng vay có thể xảy ra các trường hợp, giải ngân 1 lần hoặc giải ngân từng lần.

Giải ngân là một trong 5 bước chính của quy trình tín dụng tức là khách hàng nộp hồ sơ vay vốn cho ngân hàng, sau đó ngân hàng sẽ kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của hồ sơ, điều kiện tài chính, khả năng sinh lời của dự án...nếu đồng ý thì lập hợp đồng tín dụng với khách hàng trong hợp đồng tín dụng sẽ có ghi rõ điều kiện giải ngân (xuất tiền) cho khách hàng một cách cụ thể do hai bên thoả thuận với nhau (một hay nhiều lần), khi đến kỳ thì người vay sẽ làm công văn thông báo tới ngân hàng yêu cầu giải ngân.

Đánh giá bài viết
1 418
Đáo hạn là gì? Giải ngân là gì
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm