Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh 2023

Quy định về hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 cho doanh nghiệp

Hiện nay, việc hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp được thực hiện theo quy định nào? Chế độ kế toán doanh nghiệp, kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, kế toán cho hộ kinh doanh cá nhân kinh doanh được các văn bản pháp luật nào quy định? Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ các văn bản cũng như các quy định hiện hành về hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp trong năm 2023, mời các bạn cùng theo dõi.

1. Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp

Hiện nay, việc hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Mục 2 của bài viết này) được thực hiện theo Thông tư 200/2014/TT-BTC bắt đầu có hiệu lực từ ngày 05/02/2015 (đã được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 75/2015/TT-BTC, Thông tư 177/2015/TT-BTC, Thông tư 53/2016/TT-BTC).

Điều 1. Đối tượng áp dụng - Thông tư 200/2014/TT-BTC

Thông tư này hướng dẫn kế toán áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư này để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.

Điều 2. Phạm vi điều chỉnh - Thông tư 200/2014/TT-BTC

Thông tư này hướng dẫn việc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính, không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước.

2. Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hiện nay, việc hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện theo Thông tư 133/2016/TT-BTC bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh - Thông tư 133/2016/TT-BTC

Thông tư này hướng dẫn nguyên tắc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa, không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước.

Điều 2. Đối tượng áp dụng - Thông tư 133/2016/TT-BTC

1. Thông tư này áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.

2. Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán ... đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng chế độ kế toán đặc thù.

3. Hướng dẫn chế độ kế toán cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh

Hiện nay, việc hướng dẫn chế độ kế toán cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo Thông tư 88/2021/TT-BTC bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh - Thông tư 88/2021/TT-BTC

Thông tư này hướng dẫn việc lập chứng từ kế toán và ghi sổ kế toán của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Điều 2. Đối tượng áp dụng - Thông tư 88/2021/TT-BTC

1. Đối tượng áp dụng Thông tư này là các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai theo quy định của pháp luật về thuế.

2. Các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc diện phải thực hiện chế độ kế toán nhưng có nhu cầu thực hiện chế độ kế toán theo Thông tư này thì được khuyến khích áp dụng.

Điều 3. Tổ chức công tác kế toán - Thông tư 88/2021/TT-BTC

1. Việc bố trí người làm kế toán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh do người đại diện hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quyết định. Người đại diện hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có thể bố trí cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của mình làm kế toán cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoặc bố trí người làm quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản kiêm nhiệm làm kế toán cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thực hiện chế độ kế toán hướng dẫn tại Thông tư này hoặc được lựa chọn áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ cho phù hợp với nhu cầu quản lý và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

3. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được vận dụng các quy định tại Điều 41 Luật Kế toán và các Điều 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 để bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán nhằm phục vụ cho việc xác định nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh với ngân sách nhà nước và công tác quản lý hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh của cơ quan thuế.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 10
0 Bình luận
Sắp xếp theo