Bảng tra cứu mức phạt vi phạm về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi năm 2024

Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi bị xử lý như thế nào? Đây là một trong số các thông tin quan trọng người lao động cần nắm rõ để đảm bảo các quyền lợi lao động của mình. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ bảng tra cứu mức phạt vi phạm về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi năm 2024 để các bạn nắm được mức xử phạt vi phạm về thời gian làm việc, nghỉ ngơi mới nhất theo quy định tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Căn cứ khoản 1 Điều 6, Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt đối với người sử dụng lao động vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi năm 2024 như sau:

1. Bảng tra cứu mức phạt vi phạm về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi năm 2024

STT

Hành vi vi phạm

Mức phạt (đối với người sử dụng lao động)

Cá nhân

Tổ chức

1

Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật.

Từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng

Từ 4 triệu đồng đến 10 triệu đồng

2

Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.

Từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng

Từ 4 triệu đồng đến 10 triệu đồng

3

Vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.

Từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng

Từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng

4

Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật.

Từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng

Từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng

5

Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động 2019.

Từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng

Từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng

6

Không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật (trường hợp vi phạm từ 01 đến 10 người lao động).

Từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng

Từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng

7

Không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật (trường hợp vi phạm từ 11 đến 50 người lao động).

Từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng

Từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng

8

Không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật (trường hợp vi phạm từ 51 đến 100 người lao động).

Từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng

Từ 40 triệu đồng đến 80 triệu đồng

9

Không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật (trường hợp vi phạm từ 101 đến 300 người lao động).

Từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng

Từ 80 triệu đồng đến 120 triệu đồng

10

Không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật (trường hợp vi phạm từ 301 người lao động trở lên).

Từ 60 triệu đồng đến 75 triệu đồng

Từ 120 triệu đồng đến 150 triệu đồng

2. Người sử dụng lao động là tổ chức

Căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động là tổ chức bao gồm:

- Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm, trừ trường hợp thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao.

- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Đơn vị sự nghiệp.

- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân.

- Văn phòng thường trú của cơ quan báo chí nước ngoài, văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài hoặc tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài tại Việt Nam.

- Cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế, tổ chức quốc tế liên Chính phủ, trừ trường hợp được miễn xử phạt vi phạm hành chính theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Tổ chức phi chính phủ.

- Văn phòng đại diện hoạt động không sinh lời tại Việt Nam của tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, y tế, tư vấn pháp luật nước ngoài.

- Cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở y tế, cơ sở văn hóa - xã hội.

3. Người sử dụng lao động là cá nhân

Các trường hợp người sử dụng lao động không thuộc trường hợp tại Mục 2 nêu trên sẽ được coi là cá nhân (ví dụ như hộ kinh doanh,…).

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 16
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm