Những lưu ý quan trọng sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT 2024

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 chỉ còn ít ngày nữa sẽ diễn ra và điều quan trọng nhất của những thí sinh là chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi, một trong những thông tin cũng khá quan trọng là sau khi có điểm thi thì cần phải làm gì? Vậy sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT 2022 các thí sinh cần lưu ý những gì? Mời các bạn cùng theo dõi nội dung sau đây để biết thêm chi tiết trong bài viết của Hoatieu.vn nhé.

1. Lưu ý sau khi biết điểm thi THPT 2022

Sau khi nắm được điểm thi tốt nghiệp THPT 2022 thì sẽ có những thí sinh chưa hài lòng với điểm số của mình hoặc cảm thấy điểm số của mình chưa thực sự chính xác. Chính vì vậy các bạn cần nắm rõ các mốc thời gian sau khi thi tốt nghiệp THPT 2022 để biết được lịch chấm phúc khảo cũng như các mốc thời gian quan trọng khác.

Các Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh, các Hội đồng thi phải tổ chức chấm thi, tổng kết công tác chấm thi, gửi dữ liệu kết quả thi về Bộ GDĐT và đối sánh kết quả thi chậm nhất ngày 22/7.

Kết quả thi tốt nghiệp THPT sẽ được công bố vào 24/7. Việc xét công nhận tốt nghiệp THPT hoàn thành chậm nhất vào 26/7. Hiệu trưởng các trường phổ thông cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, trả học bạ và các loại giấy chứng nhận liên quan (bản chính) cho học sinh chậm nhất ngày 30/7.

Các Hội đồng thi hoàn thành tổ chức phúc khảo bài thi (nếu có) chậm nhất ngày 14/8.

Về quy trình, khi nhận được đơn của thí sinh, Hội đồng thi sẽ tra cứu từ số báo danh để tìm số phách bài thi tự luận hoặc phiếu trả lời trắc nghiệm, sau đó rút bài thi để đối chiếu, kiểm tra với phiếu thu bài.

Với bài tự luận, Hội đồng thi sẽ làm lại phách để chấm phúc khảo bằng một loại mực khác, quy trình tương tự lần chấm đầu tiên. Nếu kết quả chấm phúc khảo lệch so với điểm chấm đã công bố từ 0,25 trở lên, bài thi được điều chỉnh điểm.

Còn ở bài trắc nghiệm, cán bộ của Hội đồng thi sẽ đối chiếu từng câu trả lời thí sinh đã tô trên phiếu trả lời trắc nghiệm với hình ảnh quét lưu trong máy tính. Nếu phát hiện sai lệch, cán bộ phải xác định rõ nguyên nhân và in kết quả chấm ở thời điểm trước và sau khi sửa lỗi để lưu hồ sơ. Các bước còn lại tương tự chấm trắc nghiệm lần đầu tiên.

Nếu muốn xét tuyển đại học, thí sinh phải xem xét phổ điểm của từng môn, từng khối thi, điểm chuẩn các ngành, trường năm 2021, nguyện vọng bản thân, khả năng tài chính của gia đình, mức hỗ trợ của từng trường.

2. Cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT 2022 chính xác

Ngoài việc lưu ý về các mốc thời gian công bố điểm, cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, phúc khảo… một trong những việc các thí sinh bắt buộc phải hết sức lưu ý đó là tra cứu điểm thi.

Để tra cứu điểm thi, thí sinh cần phải tra cứu tại các trang web chính thống, đáng tin cậy như tra trực tiếp trên Website của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo của tình, thành mình đăng ký dự thi…

Cụ thể, thí sinh tham khảo biết viết này: 3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT 2021 nhanh nhất

3. Điểm đỗ, điểm liệt năm 2022 là bao nhiêu?

Theo Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm Thông tư 15 năm 2020, các đầu điểm được cộng vào điểm thi để xét tốt nghiệp gồm: Điểm ưu tiên, điểm khuyến khích, điểm các bài thi của thí sinh, điểm trung bình cả năm lớp 12…

Tại khoản 1 Điều 42 Thông tư 15 năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, tất cả các bài thi và các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp đăng ký dự thi để xét công nhận tốt nghiệp đều đạt trên 1,0 điểm theo thang điểm 10 và có điểm xét tốt nghiệp từ 5,0 điểm trở lên.

Do đó, để đỗ tốt nghiệp THPT năm 2022, thí sinh dự thi phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật hủy kết quả thi;

- Tất cả các bài thi và các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp đăng ký dự thi phải trên 1,0 điểm (điểm liệt) và có điểm xét tốt nghiệp từ 5,0 điểm trở lên.

4. Cách phúc khảo điểm thi tốt nghiệp THPT 2022

Các Hội đồng thi hoàn thành tổ chức phúc khảo bài thi (nếu có) chậm nhất ngày 14/8. Để phúc khảo bài thi, các thí sinh cần nộp đơn phúc khảo.

Mọi thí sinh đều có quyền được phúc khảo bài thi; thí sinh nộp đơn phúc khảo tại nơi đăng ký dự thi.

5. Điều chỉnh nguyện vọng vào Đại học

Sau khi biết điểm thi Tốt nghiệp THPT, thí sinh cần chuẩn bị tâm lý để chọn trường Đại học, Cao đẳng sao cho phù hợp với điểm thi của mình, đồng thời cần quan tâm đến sở thích, đam mê, điều kiện vật chất, học phí, cơ sở của trường, chương trình đào tạo, địa điểm... của trường để chủ động khi bước vào đợt điều chỉnh nguyện vọng.

Thí sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng thông qua hình thức đăng ký xét tuyển bằng hình thức trực tuyến hoặc bằng phiếu đăng ký xét tuyển.

Thí sinh kiểm tra lại thông tin đăng ký xét tuyển và cập nhật lại nếu có sai sót. Chỉ áp dụng cho thí sinh điều chỉnh nguyện vọng bằng phiếu. Việc thí sinh được đăng ký và được điều chỉnh nguyện vọng sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT là một thành công trong thời gian qua. Việc này được thực hiện thuận lợi, không hề tốn kém vì hầu hết thí sinh có thể đăng ký thay đổi nguyện vọng online.

Bên cạnh đó, thí sinh cũng có thể dùng phương thức xét tuyển học bạ để đảm bảo cơ hội được theo học Đại học, Cao đẳng hoặc tham khảo các chương trình trình hợp tác quốc tế hay Cao đẳng thực hành.

Ngoài ra, các thí sinh cần theo dõi ngày công bố điểm chuẩn của trường mình đăng ký và xác nhận nhập học để hoàn tất các thủ tục đúng hạn. Nếu thí sinh không thực hiện các thủ tục đúng thời gian quy định sẽ phải xét tuyển bổ sung vào trường khác.

6. Thí sinh tham gia xét tuyển cần lưu ý gì?

Năm 2022, Bộ tách rời 2 khâu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển, trong đó khâu đăng ký xét tuyển ĐH sẽ thực hiện sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT. Do đó, nhiều thí sinh tự do tới thời điểm này vẫn đang lầm tưởng rằng nếu chỉ xét học bạ (không có nhu cầu sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển) thì chỉ cần tham gia đợt đăng ký xét tuyển ĐH là đủ, không cần đăng ký dự thi.

Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), cách hiểu như trên là hoàn toàn thiếu sót, thí sinh sẽ mất quyền lợi nếu không hiểu đúng về đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT.

Theo đó, tất cả thí sinh xét tuyển đều phải đăng ký thông tin trên Hệ thống quản lý thi của Bộ GD&ĐT. Để có thể đăng ký nguyện vọng trên hệ thống, thí sinh cần thực hiện đầy đủ các yêu cầu như:

- Đăng ký thông tin ngay từ đợt đăng ký dự thi: Tất cả thí sinh (kể cả đã có bằng tốt nghiệp THPT hoặc trung cấp) khi đăng ký nguyện vọng bằng những phương thức khác ngoài phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT đều phải tham gia đăng ký dự thi. Thí sinh chỉ cần kê khai từ mục 1 đến mục 11 và mục 13 trên phiếu đăng ký dự thi Tốt nghiệp THPT.

- Tất cả thí sinh đều phải đánh dấu mục 9 trên phiếu đăng ký (dù có sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển hoặc không). Những thí sinh không dùng điểm thi tốt nghiệp THPT trong xét tuyển ĐH, CĐ khi tick vào mục 9 sẽ không phải khai báo môn thi.

Tất cả thí sinh phải đánh dấu vào mục 9 trên phiếu đăng ký, kể cả thí sinh không sử dụng điểm thi THPT để xét tuyển. Khi tích vào mục 9 thí sinh diện không sử dụng điểm thi THPT để xét tuyển sẽ không phải khai báo môn thi.

Ngoài ra, bên cạnh việc đăng ký xét tuyển tại cơ sở đào tạo, thí sinh phải thực hiện khai báo thông tin và đăng ký xét tuyển trên hệ thống. Ngược lại, thí sinh đăng ký xét tuyển trên hệ thống vẫn phải tham gia đăng ký xét tuyển tại cơ sở đào tạo nên cơ sở đào tạo có yêu cầu.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 1.161
0 Bình luận
Sắp xếp theo