Các khoản phụ cấp tính đóng các khoản bảo hiểm đối với giáo viên
Các khoản phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội là chính sách xã hội quan trọng của Đảng và nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động. Đối với giáo viên, các khoản phụ cấp nào phải tính đóng bảo hiểm xã hội, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Hướng dẫn tra cứu Mã số BHXH và Mã hộ gia đình
Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2017 mới nhất (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ)
Tóm tắt câu hỏi:
Trong các khoản thu nhập từ lương bao gồm: Hệ số lương cơ bản, phụ cấp ưu đãi nhà giáo, phụ cấp khu vực miền núi, phụ cấp thâm niên nhà giáo, phụ cấp chức vụ thì những khoản nào phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và quỹ công đoàn?
Luật sư tư vấn:
1. Căn cứ pháp lý:
+ Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC
+ Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT/BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT
+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế năm 2014
+ Quyết định 244/2005/QĐ-TTg
+ Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ năm 2016
2. Nội dung tư vấn:
Giáo viên giảng dạy trong các đơn vị sự nghiệp công lập là người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định. Do vậy, khi xác định về tiền lương cũng như các khoản thu nhập để đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, quỹ công đoàn thì cần căn cứ vào quy định cụ thể về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, quỹ công đoàn đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định. Cụ thể:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là:
"Điều 89: Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có)...".
Về khoản thu nhập đóng bảo hiểm y tế: Căn cứ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, cụ thể tại khoản 2 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi năm 2014 thì mức đóng bảo hiểm y tế được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội (sau đây gọi chung là tiền lương tháng), tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương cơ sở.
Đồng thời tại Điều 14 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì:
"Điều 14. Tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế
1. Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương tháng theo ngạch bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có)..."
Về khoản đóng bảo hiểm thất nghiệp:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Việc làm 2013, quy định về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì:
"Điều 58. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp..."
Do vậy, căn cứ theo các quy định tại khoản 1 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, khoản 1 Điều 14 Luật bảo hiểm y tế năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014), khoản 1 Điều 58 Luật Việc làm 2013 và các quy định chung về các khoản phụ cấp ưu đãi nhà giáo, phụ cấp thâm niên nhà giáo, phụ cấp khu vực miền núi, phụ cấp chức vụ đã được phân tích ở trên thì có thể xác định các khoản tiền lương và phụ cấp lương như sau:
+ Phụ cấp ưu đãi nhà giáo được hiểu là khoản phụ cấp thể hiện chế độ ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập theo Quyết định số 244/2005/QĐ- TTg, đồng thời được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT- BGD&ĐT- BNV- BTC .Theo đó, phụ cấp ưu đãi này được chi trả dựa trên nguồn kinh phí là nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập và nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp cho các cơ sở giáo dục công lập.
Phụ cấp ưu đãi nhà gíao không được dùng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
+ Chế độ Phụ cấp khu vực miền núi được hiểu là chế độ phụ cấp lương được áp dụng cho các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; và những đối tượng thuộc công ty nhà nước mà hưởng lương, phụ cấp lương theo chế độ do Nhà nước quy định hiện đang làm việc tại khu vực miền núi. (Căn cứ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT- BNV- BLĐTBXH-BTC-UBDT)
Phụ cấp khu vực miền núi không được dùng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
+ Chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo được hiểu là chế độ phụ cấp mà nhà giáo được hưởng dựa trên thâm niên giảng dạy, giáo dục. Theo đó, chế độ phụ cấp này được áp dụng đối với đối tượng là nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội (sau đây gọi là cơ sở giáo dục công lập) đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ- CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Điều kiện để được tính hưởng phụ cấp thâm niên là nhà giáo đã có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm (60 tháng) theo quy định cụ thể tại Nghị định số 54/2011/NĐ- CP.
Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
+ Phụ cấp chức vụ: Với đối tượng người lao động ở đây là giáo viên, và phụ cấp chức vụ ở đây được hiểu là khoản phụ cấp chức vụ lãnh đạo áp dụng đối với công chức, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ- CP của Chính phủ. Phụ cấp chức vụ được dùng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
- Về việc đóng quỹ công đoàn.
Có thể hiểu, quỹ công đoàn là nguồn tài chính công đoàn được tạo lập để sử dụng, và đảm bảo cho hoạt động của công đoàn. Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Luật Công đoàn 2012 về tài chính công đoàn thì: Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Còn kinh phí công đoàn thì do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Cụ thể:
- Về Đoàn phí:
Có thể thấy, căn cứ theo thông tin bạn cung cấp thì các khoản phụ cấp ở đây là: phụ cấp ưu đãi nhà giáo, phụ cấp khu vực miền núi, phụ cấp thâm niên nhà giáo, phụ cấp chức vụ. Có thể thấy, ở đây đối tượng đang hưởng các khoản phụ cấp này được xác định là giáo viên và với đối tượng là giáo viên thì đơn vị công tác được xác định là đơn vị sự nghiệp. Do vậy, về đóng đoàn phí công đoàn thì căn cứ theo quy định tại Điều 23 Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ ngày 19 tháng 12 năm 2016 của Tổng Liên Đoàn lao động Việt Nam thì:
- Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở đơn vị sự nghiệp hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định sẽ phải đóng mức đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội nêu trên bao gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ, lương theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Quyết định 1908/QĐ-TLĐ)
- Về kinh phí công đoàn
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP của Chính phủ về đối tượng đóng kinh phí công đoàn thì:
"Điều 4. Đối tượng đóng kinh phí công đoàn
Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:
1. Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
4. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.
5. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
6. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.
7. Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động."
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP nêu trên, thì có thể thấy, giáo viên- người lao động làm việc trong đơn vị sự nghiệp công hoặc ngoài công lập ở đây thì đơn vị sự nghiệp phải đóng kinh phí công đoàn hàng tháng. Theo Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP thì mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của giáo viên tại đơn vị sự nghiệp đã được xác định nêu trên.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc
-
Nghị định 58/2018/NĐ-CP về bảo hiểm nông nghiệp
-
Công việc về lao động cần làm cuối năm 2024 và đầu năm 2025
-
Quyết định 49/QĐ-BHXH 2023 dịch vụ công trực tuyến Đăng ký tham gia BHXH tự nguyện
-
Nghị định 88/2018/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng
-
Quyết định 538/QĐ-BHXH 2023 sửa đổi TTHC của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
-
Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định về bảo hiểm vi mô
-
Tải Luật bảo hiểm xã hội 2024 số 41/2024/QH15 file Doc, Pdf
-
Tải Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2024 số 58/2014/QH13 file Doc, Pdf
-
Tải Thông tư 20/2023/TT-BLĐTBXH về mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Bảo hiểm
Cách tính phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc mới nhất
Thông tư 182/2017/TT-BQP hướng dẫn kinh phí chi trả tiền lương tháng và kinh phí đóng BHXH
Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH quy định giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực BHXH, BHTN
Quyết định 1599/QĐ-BHXH Quy định hoạt động Đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thông tư 58/2015/TT-BLĐTBXH quy định mức tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH
Quyết định 1388/QĐ-BHXH
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác