Tham gia hợp đồng cộng tác viên có phải đóng BHXH không?

Tham gia hợp đồng cộng tác viên có phải đóng BHXH không?

Có rất nhiều bạn thắc mắc về hợp đồng cộng tác viên có phải đóng BHXH không? Mời các bạn tham khảo những điều cần biết về hợp đồng cộng tác viên, quyền lợi được hưởng BHXH, BHYT như thế nào?

Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2017 mới nhất (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ)

Hướng dẫn thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN từ 01/01/2017

Mức phạt chậm đóng BHXH, BHTN năm 2017 mới nhất

Hỏi: Em bắt đầu làm việc tại 1 công ty từ tháng 10/2014, nhưng không được ký hợp đồng lao động mà hàng tháng vẫn phải đóng 10% thuế TNCN. Đến nay, công ty có yêu cầu ký hợp đồng cộng tác viên, không được hưởng quyền lợi như BHXH, BHYT,... nhưng vẫn nộp thuế.

Thời gian làm việc là 6 ngày 1 tuần, 6-12 tiếng 1 ngày.

Vậy công ty có làm đúng pháp luật hay không? Và em có nên ký hợp đồng này hay không?

Hợp đồng cộng tác viên có được tham gia bảo hiểm xã hội

Trả lời:

Thứ nhất, đối với việc không ký hợp đồng lao động từ tháng 10/2014. Việc giao kết hợp đồng bằng miệng, lời nói có vi phạm pháp luật hay không, còn phải căn cứ vào loại hình, tính chất công việc. Nếu công việc của bạn là công việc theo mùa vụ hoặc công việc không cố định thì việc giao kết hợp đồng bằng văn bản là không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu công việc của bạn là công việc cố định, có thời hạn làm việc từ 03 tháng trở lên mà công ty không giao kết hợp đồng bằng văn bản với bạn thì trong trường hợp này, công ty đang vi phạm pháp luật, có thể bị xử lý theo quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

"1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc cố định có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại Điều 22 của Bộ luật Lao động theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên."

Thứ hai, về việc ký hợp đồng công tác viên không được hưởng quyền lợi như BHXH, BHYT.

Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên thì bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội. Do vậy mà tùy thuộc vào thời hạn hợp đồng lao động mà bạn tham gia, theo đó có thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không. Hơn thế nữa khi bạn tham gia hợp đồng cộng tác viên thì không bắt buộc phải đóng các loại bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp...

Thứ ba, về việc đóng thuế thu nhập cá nhân, thì căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 3, Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi bổ sung năm 2014 thì thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công là một trong những thu nhập chịu thuế. Như vậy thì thu nhập hàng tháng của bạn là đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân, mức khấu trừ là 10% thu nhập từ 2.000.000 trở lên ( điểm i, khoản 1, Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC).

Thứ tư, về việc có nên ký hợp đồng này không, thì đây là sự lựa chọn ở bạn, bạn nên cân nhắc về các quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi tham gia hợp đồng cộng tác viên so với hợp đồng lao động có thời hạn hoặc không xác định thời hạn.

Đánh giá bài viết
1 658
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo