Quy định về mức đóng kinh phí công đoàn mới nhất

Tải về

Quy định về mức đóng kinh phí công đoàn mới nhất

Quy định về mức đóng kinh phí công đoàn mới nhất hướng dẫn các bạn những quy định liên quan đến mức đóng kinh phí công đoàn và đoàn phí theo quy định hiện hành, nguồn đóng phí, địa chỉ đóng kinh phí công đoàn cũng như các thủ tục nộp phí. Thông tin chi tiết mức đóng phí công đoàn mời các bạn tham khảo.

19 câu hỏi thường gặp về hóa đơn chứng từ dành cho kế toán

14 câu hỏi thường gặp về bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động

Công văn 489/BHXH-BT năm 2016 hướng dẫn về thu bảo hiểm, giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội

MỨC ĐÓNG KINH PHÍ CÔNG ĐOÀN MỚI NHẤT 2017

Ngày 21 tháng 11 năm 2013, Chính Phủ ban hành Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định chi tiết về tài chính công đoàn.

1. Đối tượng đóng kinh phí công đoàn

Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:

  • Cơ quan nhà.mức đóng kinh phí công đoàn
  • Tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp.
  • Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
  • Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
  • Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt.
  • Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

2. Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn.

Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Nếu không đóng sẽ bị xử phạt theo Nghị định 88/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/11/2015.

Cụ thể: Mức phạt không đóng kinh phí công đoàn 2016 như sau:

Theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều 24c Nghị định 88/2015/NĐ-CP về Vi phạm quy định về đóng kinh phí công đoàn như sau:

" 1. Phạt tiền với mức từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Chậm đóng kinh phí công đoàn;

b) Đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định;

c) Đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng.

2. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử phạt, người sử dụng lao động phải nộp cho tổ chức công đoàn số tiền kinh phí công đoàn chậm đóng, đóng chưa đủ hoặc chưa đóng và số tiền lãi của số tiền kinh phí công đoàn chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này."

3. Phương thức đóng kinh phí công đoàn

  • Cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
  • Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan, đơn vị mở tài khoản giao dịch căn cứ giấy rút kinh phí công đoàn, thực hiện việc kiểm soát chi và chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của tổ chức công đoàn tại ngân hàng.
  • Tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.

4. Nguồn đóng kinh phí công đoàn

  • Đối với cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ nguồn đóng kinh phí công đoàn và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
  • Đối với cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước bảo đảm nguồn đóng kinh phí công đoàn tính theo quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho số biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Phần kinh phí công đoàn phải đóng còn lại, đơn vị tự bảo đảm theo quy định tại Khoản 3 và 4 Điều này.
  • Đối với doanh nghiệp và đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khoản đóng kinh phí công đoàn được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ.
  • Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị còn lại, khoản đóng kinh phí công đoàn được sử dụng từ nguồn kinh phí hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật.

=> Nghị định 191/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 01 năm 2014. Riêng quy định về mức đóng phí công đoàn tại mục 2 đã có hiệu lực thi hành.

Vậy doanh nghiệp dù đã có tổ chức công đoàn hay chưa vẫn phải đóng kinh phí công đoàn 2% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

5. Địa chỉ đóng kinh phí công đoàn

Doanh nghiệp thực hiện đóng kinh phí công đoàn (KPCĐ) tại Phòng kế toán của Liên đoàn lao động quận (huyện) nơi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh (Lưu ý trong trường hợp DN chưa nộp KPCĐ lần nào nên liên hệ với liên đoàn lao động quận để được hướng dẫn cách tính tỷ lệ trích nộp và các giấy tờ cần thiết phải nộp 6 tháng hay 1 năm).

THỦ TỤC NỘP TIỀN KINH PHÍ CÔNG ĐOÀN (2% ∑Lương đóng Bảo hiểm xã hội)

Tất cả DN đang hoạt động và bắt đầu tham gia đóng bảo hiểm cho nhân viên, yêu cầu lên Liên đoàn lao động quận để đóng KPCĐ. Đóng tiền trực tiếp tại Liên đoàn lao động.

KPCĐ phải nộp = Tổng lương tham gia bảo hiểm của toàn bộ nhân viên trong công ty X 2%

  • Đối với DN mới hoạt động sẽ đóng bình thường cho tháng đầu tiên và tiếp nối các tháng sau đó.
  • Những DN hoạt động được 1 thời gian mà chưa đóng sẽ bị truy thu trở lại từ tháng bắt đầu đóng KPCĐ. Số tiền được tính tương tự như trên.

KPCĐ là khoản tiền bắt buộc mà mỗi DN phải có nhiệm vụ đóng cho Liên đoàn. Những DN nào muốn tham gia Tổ chức Công đoàn thì yêu cầu ghi tên nhân viên muốn tham gia vào Danh sách cán bộ công nhân viên chức lao động xin gia nhập tổ chức công đoàn Việt Nam (đơn sẽ được cấp). Danh sách này không có tên Giám đốc.

Khi đơn vị tham gia tổ chức công đoàn thì hàng tháng, ngoài số tiền 2% KPCĐ ra, DN sẽ phải nộp thêm 1% nữa là Đoàn phí Công Đoàn (Số tiền trích ra từ NLĐ). Tổ chức Công đoàn là tự nguyện nên chỉ cần thiết cho nhân viên nào muốn tham gia.

  • Đối với khoản kinh phí công đoàn, hàng tháng DN sẽ được lấy lại 65% số tiền đã nộp. Nếu ít có thể để cuối năm quyết toán lại cho cả năm.

Để lấy lại được 65% đó. DN phải tập hợp được đầy đủ chứng từ Chi đã Chi thực tế cho người lao động trong DN (chi tiết các khoản được chi xem tại Quyết định 272/QĐ-TLĐ và Quyết định 502/QĐ-TLĐ).

  • Đối với khoản Đoàn phí công đoàn, sẽ được giữ 60% lại cho DN, mà không cần phải nộp hết rồi mới quyết toán.

Doanh nghiệp phải đóng kinh phí công đoàn theo mức 2% tổng lương tham gia BH của nhân viên. Còn người lao động nếu tham gia tổ chức công đoàn phải đóng đoàn phí công đoàn: 1% tiền lương tham gia BHXH.

Đánh giá bài viết
2 14.623
Quy định về mức đóng kinh phí công đoàn mới nhất
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm