Hướng dẫn cách đội mũ bảo hiểm đúng cách, an toàn
Làm thế nào để kiểm tra được việc đội mũ bảo hiểm vừa vặn, không quá chật không quá lỏng giúp an toàn cho người sử dụng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Trong bài viết này HoaTieu.vn xin chia sẻ cách đội mũ bảo hiểm đúng cách, an toàn để các bạn cùng nắm được kỹ năng đội mũ bảo hiểm chuẩn nhất.
Cách đội mũ bào hiểm an toàn
Mũ bảo hiểm là vật luôn gắn liền với mọi người khi tham gia giao bằng bằng môtô, xe máy. Tuy nhiên nếu đội mũ bảo hiểm không đúng cách có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng.
1. Hướng dẫn đội mũ bảo hiểm đúng cách, an toàn
Đội mũ bảo hiểm đúng cách không chỉ bảo vệ tính mạng của bạn mà còn góp phần nâng cao ý thức an toàn giao thông, giúp mọi người cũng đội mũ đúng cách như mình.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các bước đội mũ bảo hiểm sao cho đạt chuẩn:
Bước 1:
Đầu tiên, bạn cần thử mũ trước để chọn mũ phù hợp, vừa với kích cỡ đầu của mình. Chúng ta không nên đội mũ quá rộng hoặc quá chật so với vòng đầu của mình. Mũ phù hợp là khi đội lên bạn sẽ cảm thấy phần lót vừa với đầu của mình ở mọi khía cạnh phần trước, sau, hai bên và trên đỉnh đầu. Mũ không gây đau nhức, khó chịu hoặc dễ dàng đẩy về phía sau.
Bước 2:
Sau khi đã chọn được nón bảo hiểm vừa với mình thì bạn đội mũ lên đầu sao cho vành trước của nón song song với chân mày. Phần đầu nón nên cách chân mày khoảng 2 ngón tay là đạt chuẩn.
Bước 3:
Điều chỉnh quai nón sao cho phù hợp với gương mặt. Bạn cài quai nón sau cho phần mũ lót vừa khít dưới cằm. Hai bên quai ôm sát với thùy tai của bạn. Bạn không nên để quai mũ bị xoắn. Như vậy vừa không đúng chuẩn, vừa gây đau khi cọ xát cho người đội nón.
Bước 4:
Kiểm tra lại quai nón bằng cách đưa hai ngón tay vào giữa cằm và quai nón. Nếu đưa hai ngón tay vào vừa là bạn đã đội mũ đúng cách. Bạn không nên cài quai quá chật hoặc quá lỏng để tránh gây khó chịu và tránh cho nón có thể bị văng ra ngoài.
Với các bước đơn giản trên, bạn đã biết cách đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn rất nhanh, gọn. Nón bảo hiểm được đội đúng chuẩn là không làm người đội mũ khó chịu, đau đầu. Tầm nhìn và tai nghe của người đội mũ điều khiển phương tiện giao thông không bị cản trở.
2. Lưu ý khi sử dụng mũ bảo hiểm
Khi đội mũ bảo hiểm, bạn cần lưu ý các điều cơ bản sau:
Nên chọn nón vừa với cỡ đầu. Nón không được rộng quá cũng không được quá chặt.
Nón bảo hiểm không đội tụt về phía sau đầu cũng không đội trùm lên phía trước.
Khi điều khiển xe gắn máy tham gia giao thông thì chỉ đội mũ bảo hiểm, không được đội mũ bảo hiểm bên ngoài bất kỳ loại nón nào khác để đảm bảo an toàn.
Dây nón cần được điều chỉnh phù hợp.
Không đội mũ hở phần sau khi buộc tóc cao sau đầu. Nó không đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng.
Mũ nếu đã qua va chạm mạnh dù không bị vỡ hay nứt thì cũng không nên sử dụng lại.
Xem thêm
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Bằng lái xe B2 là gì
Quyết định 175/QĐ-TTg 2020 cấp hóa chất khử trùng môi trường cho Bộ Y tế
WHO ra khuyến cáo mới về đeo khẩu trang chống virus corona
Cách rửa tay đúng cách
Uống bia không cồn lái xe có bị xử phạt hay không?
Cloramin B là gì? Cách pha Cloramin B để khử trùng, diệt khuẩn
Chi trả BHYT cho bệnh nhân nhiễm virus corona
Mức phạt mới với các vi phạm trên Facebook
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27