Thủ tục đăng ký nhận cha mẹ con 2024
Thủ tục đăng ký nhận cha mẹ con mới nhất bao gồm các thủ tục đăng ký theo Luật Hôn nhân gia đình, Luật Hộ tịch và Thông tư 04/2020/TT-BTP mới nhất xin được gửi đến các bạn tham khảo nắm rõ về đăng ký nhận con chính xác nhất.
Thủ tục nhận cha, mẹ, con 2024 mới nhất
- 1. Quy định về quyền nhận cha mẹ con
- 2. Đăng ký nhận cha mẹ con ở đâu?
- 3. Thủ tục nhận con mới nhất năm 2024
- 4. Hồ sơ cần có khi tiến hành nhận cha, mẹ, con
- 5. Quy định về kết hợp giải quyết đăng ký khai sinh và nhận cha mẹ con
- 6. Đăng ký nhận cha, mẹ, con trong một số trường hợp đặc biệt
- 7. Tờ khai đăng ký việc nhận cha, mẹ, con mới nhất
1. Quy định về quyền nhận cha mẹ con
Theo Điều 90 và Điều 91 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền nhận cha mẹ con như sau:
2. Đăng ký nhận cha mẹ con ở đâu?
Nhận con là quyền của công dân được quy định rõ trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Cha mẹ có quyền nhận con, con có quyền nhận cha mẹ kể cả khi người được nhận đã chết.
Hiện nay, thẩm quyền đăng ký nhận cha mẹ con được quy định trong Luật Hộ tịch ban hành năm 2014. Theo đó, thông thường, UBND cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Đối với trường hợp thực hiện đăng ký nhận con giữa:
- Công dân Việt Nam với người nước ngoài;
- Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;
- Công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài;
- Người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam;
thì thẩm quyền giải quyết đăng ký con thuộc về UBND cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là con.
3. Thủ tục nhận con mới nhất năm 2024
3.1. Thủ tục đăng ký nhận cha mẹ con tại UBND cấp xã
Thủ tục đăng ký nhận cha mẹ con tại UBND xã (Đây là đối với trường hợp không có yếu tố nước ngoài) được quy định tại Điều 25 Luật Hộ tịch 2014 và Điều 14, Điều 15 Thông tư 04/2020/TT-BTP như sau:
Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp các giấy tờ cho cơ quan đăng ký hộ tịch bao gồm:
- Tờ khai đăng ký nhận cha mẹ con;
- Chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con gồm:
+ Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
+ Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
Nếu thấy việc nhận con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch. Thời gian giải quyết không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ;
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.
3.2. Thủ tục đăng ký nhận cha mẹ con tại UBND cấp huyện
Thủ tục đăng ký nhận cha mẹ con tại UBND cấp huyện (Đối với trường hợp có yếu tố nước ngoài) theo Điều 44 Luật Hộ tịch 2014 như sau:
- Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai đăng ký nhận cha mẹ con và giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con theo mục 3.1 cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau thì người nước ngoài phải nộp thêm bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, công chức làm công tác hộ tịch xác minh, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở UBND cấp huyện trong thời gian 07 ngày liên tục,
Đồng thời gửi văn bản đề nghị UBND cấp xã nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con niêm yết trong thời gian 07 ngày liên tục tại trụ sở UBND cấp xã.
- Phòng Tư pháp báo cáo và đề xuất Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định việc đăng ký nhận cha, mẹ, con, nếu thấy đủ điều kiện thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết.
- Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt; công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng các bên ký vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch UBND cấp huyện cấp trích lục cho các bên.
4. Hồ sơ cần có khi tiến hành nhận cha, mẹ, con
Theo hướng dẫn tại Điều 44 Luật Hộ tịch 2014, muốn tiến hành làm thủ tục nhận con cần chuẩn bị các giấy tờ sau, nộp tại UBND cấp có thẩm quyền giải quyết:
- Tờ khai theo mẫu quy định;
- Giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con;
- Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân người nước ngoài (đối với trường hợp đăng ký nhận con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau).
5. Quy định về kết hợp giải quyết đăng ký khai sinh và nhận cha mẹ con
Theo Điều 15 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về kết hợp giải quyết đăng ký khai sinh và nhận cha mẹ con như sau:
- Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì UBND cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.
- Trường hợp đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con mà một bên có yêu cầu là người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thẩm quyền thuộc UBND cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.
- Hồ sơ đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con bao gồm:
+ Tờ khai đăng ký khai sinh;
+ Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con
+ Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 như sau: Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh;
+ Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định.
- Trình tự, thủ tục giải quyết việc đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha, mẹ, con được thực hiện theo quy định tại mục 3.1 nếu thuộc thẩm quyền UBND cấp xã và 3.2 nếu thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện.
Giấy khai sinh và Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con được cấp đồng thời cho người yêu cầu.
6. Đăng ký nhận cha, mẹ, con trong một số trường hợp đặc biệt
Theo Điều 16 Thông tư 04/2020/TT-BTP, việc đăng ký nhận con trong một số trường hợp đặc biệt giải quyết như sau:
1. Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, sinh con, người con sống cùng với người cha, khi người cha làm thủ tục nhận con mà không liên hệ được với người mẹ thì không cần có ý kiến của người mẹ trong Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Nếu có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì phần khai về người mẹ được ghi theo Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ. Nếu không có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì ghi theo thông tin do người cha cung cấp; người cha chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp.
2. Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh nhưng không có thông tin về người cha, nay vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục nhận cha, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con.
3. Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, chưa được đăng ký khai sinh mà khi đăng ký khai sinh, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinh của người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, con.
Trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cung cấp thông tin về người mẹ và lập văn bản thừa nhận con chung không đúng sự thật tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
4. Trường hợp con do người vợ sinh ra hoặc có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng vợ hoặc chồng không thừa nhận là con chung hoặc người khác muốn nhận con thì do Tòa án nhân dân xác định theo quy định pháp luật.
Trường hợp Tòa án nhân dân từ chối giải quyết thì cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp nhận, giải quyết yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em chưa xác định được cha hoặc đăng ký nhận cha, con, hồ sơ phải có văn bản từ chối giải quyết của Tòa án và chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Thông tư này.
7. Tờ khai đăng ký việc nhận cha, mẹ, con mới nhất
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
***
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHẬN CHA, MẸ, CON
Kính gửi(1):....................................................
Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu:...................................
Ngày, tháng, năm sinh:....................................................
Dân tộc: ...............................Quốc tịch:............................
Nơi cư trú(2):....................................................................
Giấy tờ tùy thân (3):..........................................................
Quan hệ với người nhận cha/mẹ/con(4):..........................
Đề nghị Quý cơ quan công nhận người có tên dưới đây:..............
Họ, chữ đệm, tên:.............................................................
Ngày, tháng, năm sinh:......................................................
Dân tộc: ....................................Quốc tịch:........................
Nơi cư trú (2):.....................................................................
Giấy tờ tùy thân (3):............................................................
Là ........................của người có tên dưới đây:..................
Họ, chữ đệm, tên:..............................................................
Ngày, tháng, năm sinh:......................................................
Dân tộc: ..........................Quốc tịch:..................................
Nơi cư trú(2):.......................................................................
Giấy tờ tùy thân(3):..............................................................
Tôi cam đoan việc nhận nói trên là đúng sự thật, tự nguyện, không có tranh chấp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.
Kính đề nghị Quý cơ quan đăng ký.
Làm tại...........................ngày ............tháng............năm............
Người yêu cầu (Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên) .............................. |
Ý kiến của người hiện đang là mẹ hoặc cha(5) | Ý kiến của người được nhận là cha, mẹ, con(6) |
Tài liệu gửi kèm theo Tờ khai: ................................................................. |
Chú thích:
(1) Ghi rõ tên cơ quan đăng ký;
(2) Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.
(3) Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2004);
(4) Chỉ cần thiết trong trường hợp người khai không đồng thời là người nhận cha/mẹ/con;
(5) Chỉ cần thiết trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên hoặc người đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, ghi ý kiến của người là cha nếu mẹ là người yêu cầu, ý kiến người mẹ nếu cha là người yêu cầu (trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự);
(6) Chỉ cần thiết trong trường hợp người được nhận là trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên.
Trên đây là tất cả các thông tin xoay quanh thủ tục nhận cha, mẹ, con mới nhất theo Thông tư 04/2020/TT-BTP và tờ khai nhận cha, mẹ, con. Mời các bạn tham khảo thêm các bài liên quan về mảng Hỏi đáp pháp luật về mục Dân sự như:
Tham khảo thêm
Mẫu tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch 2023 mới nhất
Thủ tục nhận con nuôi tại Việt Nam
13 điểm mới quan trọng tại Thông tư 04/2020/TT-BTP về hộ tịch
Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con
Quy định thời hạn giải quyết các thủ tục hộ tịch
Thủ tục đăng ký khai tử mới nhất
8 điểm mới quan trọng của Luật hộ tịch
- Chia sẻ:Vũ Thị Chang
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Điều kiện đăng ký kết hôn với công an theo quy định 2024
-
Thủ tục hồ sơ chuyển trường 2024 cho mọi cấp học
-
Những trường hợp không được đơn phương ly hôn 2024
-
Giấy kết hôn bị xé có làm lại được không?
-
Quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản được gọi là?
-
Phân biệt Tố tụng hình sự và Tố tụng dân sự
-
30/4 1/5 năm 2024 nghỉ mấy ngày?
-
Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội thuộc điều mấy?
-
Người bao nhiêu tuổi không được uống rượu bia?
-
Nghĩa vụ trả nợ của người thừa kế 2024 quy định như thế nào?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Dân sự
Không cho vợ cũ thăm con có bị phạt không?
Chứng chỉ tiền gửi là gì? Chứng chỉ tiền gửi có an toàn không?
Phân biệt Tố tụng hình sự và Tố tụng dân sự
Việc ông A sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để tung tin đồn nhảm không đúng sự thật sẽ bị xử phạt như thế nào?
Thủ tục làm giấy khai sinh khi không có đăng ký kết hôn
Đi nghĩa vụ công an có lương không 2024?